Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Chuyển đổi số trong quản lý thủy lợi ở Hà Nội

26/10/2022 11:22

Trong gần bốn thập kỷ đổi mới, công cuộc phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với biến đổi khí hậu đã làm suy giảm nguồn nước.

Chuyển đổi số trong quản lý thủy lợi ở Hà Nội - Ảnh 1.

Tháng 6 năm 2020, Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình hay chiến lược về Chuyển đổi số quốc gia.

"Chuyển đổi số góp phần phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại, nguồn lực bên trong và bên ngoài, giúp giải quyết hiệu quả các mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...", Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại chương trình đánh dấu Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10.

Các hạ tầng là mục tiêu phát triển của Chương trình bao gồm hạ tầng công trình nước, phục vụ các lĩnh vực tài nguyên, môi trường và nông nghiệp.

Nhu cầu chuyển đổi số

Riêng ở lĩnh vực nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta có tác động tiêu cực tới môi trường nước, làm suy giảm nguồn nước, tạo sức ép lớn lên công tác thủy lợi, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) Trần Thanh Nam nói tại một hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 6/10/2022.

Hội nghị được tổ chức nhằm triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, cấp nước sạch nông thôn và Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Việt Nam có vai trò “trụ đỡ” đối với nền kinh tế, là “thước đo mức độ bền vững của quốc gia” theo lời của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan. Vì những lý do đó, nhu cầu phát triển chuyển đổi số trong quản lý nguồn nước lại càng trở nên cấp thiết hơn.

Thực hiện quyết định của Bộ NN & PTNT ban hành tháng 6 năm 2022, Tổng cục Thủy lợi xác định các nhiệm vụ chuyển đổi số bao gồm đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu, các chức năng giám sát mạng lưới và bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Hiện trạng chuyển đổi số quản lý thủy lợi ở Hà Nội

UBND Thành phố Hà Nội cùng với Sở NN & PTNT thành phố đã bắt đầu triển khai dự án hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi từ rất sớm, theo thông tin từ Chi cục Thủy lợi Hà Nội.

Thành phố đã hoàn thành chương trình “Số hóa bản đồ hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội” trong thời gian từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2011, phục vụ công tác quản lý thủy lợi, giúp chia sẻ thông tin qua kết nối trực tuyến giữa các đơn vị vận hành công trình thủy lợi và cơ quan quản lý nhà nước.

Chuyển đổi số trong quản lý thủy lợi ở Hà Nội - Ảnh 2.

Dựa trên Quyết định số 6485/QĐ-UBND ngày 29/11/2018 của UBND thành phố Hà Nội về kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủy lợi tại thành phố, Sở NN & PTNT Hà Nội và Chi cục Thủy lợi triển khai nhân rộng hệ thống quan trắc thông minh và xây dựng cơ sở dữ liệu về thủy lợi, phục vụ công tác chỉ đạo vận hành công trình thủy lợi, điều hành cấp nước, tiêu úng, phòng chống lũ cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh.

Đồng thời việc thi hành Luật cũng giúp đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước; chủ động giám sát hạn hán, thiếu nước, ngập lụt, úng.

Năm 2020, Sở NN & PTNT Hà Nội đã triển khai lắp đặt thiết bị quan trắc mưa, mực nước tự động, trực tuyến cho 23/24 hồ chứa nước có dung tích trên 500.000 m3 tại Hà Nội nhằm theo dõi mực nước tại các hồ chứa và bước đầu hình thành cơ sở dữ liệu thủy lợi, từng bước hiện đại hóa, tự động hóa trong việc quan trắc và truyền số liệu mưa, mực nước.

Hệ thống đã cung cấp số liệu về lượng mưa, mực nước tại thời gian thực của một số hồ chứa lớn và vừa, phục vụ việc điều tiết nước phục vụ sản xuất, đặc biệt trong thời gian lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa vụ Xuân năm 2021, Chi cục Thủy lợi nêu trong một báo cáo mà Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam có được.

Tuy nhiên các thiết bị này sử dụng giải pháp công nghệ kết nối mạng diện rộng (WAN) kết nối bằng công nghệ 3G, 4G nên rất tốn kém, tiêu tốn năng lượng và không có tuổi thọ cao. Bên cạnh đó, các thiết bị này chưa thể đánh giá chất lượng nguồn nước, và chỉ cung cấp số liệu chứ không phân tích để đưa ra cảnh báo, chưa được kết nối với các trạm bơm tưới tiêu thủy lợi để có thể tự động vận hành theo thời gian thực.

Mục tiêu sắp tới 

Sở NN & PTNT Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thủy lợi, quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi, quản lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo hình thức trực tuyến; các phần mềm nhằm xử lý cơ sở dữ liệu, tổng hợp thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trực tuyến.

Chi cục Thủy lợi thông tin các công việc triển khai tiếp theo bao gồm lắp đặt các bộ thiết bị quan trắc tự động theo công nghệ mới, khắc phục một số hạn chế của hệ thống triển khai năm 2020 và bổ sung tính năng mới như phân tích chất lượng nguồn nước; lắp đặt thí điểm các bộ thiết bị giám sát và điều khiển tự động/từ xa trạm bơm tại một số trạm bơm chính để giúp vận hành hệ thống kịp thời.

Đồng thời Sở sẽ phân cấp, phân quyền cho các tổ chức, địa phương để cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu, từng bước chuyển dần sang cập nhật tự động, giảm nhân lực vận hành; góp phần tạo ra một hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, phục vụ cho khai thác đa mục tiêu cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế, xã hội.

Bên cạnh đó, ở mảng cung cấp nước sạch cho Hà Nội, chuyển đổi số đã và đang diễn ra tích cực trong những năm gần đây.

Chuyển đổi số trong quản lý thủy lợi ở Hà Nội - Ảnh 3.

Từ năm 2017 Công ty TNHH Một thành viên Nước sạch Hà Nội đã sử dụng phần mềm eKMap Survey và bản đồ nền eKMap để lập cơ sở dữ liệu, bản đồ mạng lưới đường ống và khách hàng nhằm phục vụ công tác quản lý vận hành, nâng cấp sửa chữa, cải tạo mạng lưới cấp nước, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng.

Các dữ liệu này có thể dễ dàng chia sẻ cho lãnh đạo thành phố để hình thành hạ tầng dữ liệu không gian chung, đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh, theo Công ty cổ phần công nghệ thông tin Địa lý eK, đơn vị phát triển phần mềm và bản đồ nền nêu trên.

Tác giả:
Quang Hưng
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

“Không coi quy hoạch thoát nước là nội dung phụ trong quy hoạch đô thị”

“Không coi quy hoạch thoát nước là nội dung phụ trong quy hoạch đô thị”

Đó là lời khẳng định về tầm quan trọng của quy hoạch thoát nước trong quy hoạch đô thị của ThS. Trương Minh Ngọc - Phó Phòng Quản lý kỹ thuật, Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn, Bộ Xây dựng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru chứng kiến trao Biên bản ghi nhớ hợp tác về cấp thoát nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru chứng kiến trao Biên bản ghi nhớ hợp tác về cấp thoát nước

Chiều 28/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chứng kiến trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Công ty Cấp nước Tiền Giang.

Xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, là “đòn bẩy” sản xuất kinh doanh nước sạch

Xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, là “đòn bẩy” sản xuất kinh doanh nước sạch

Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.

Diễn đàn 01/03/2025
Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn

Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn

Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.

Chính sách 01/03/2025
Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.

Chính sách 28/02/2025
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.

Chính sách 09/01/2025
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối

Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối

Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.

Chính sách 28/12/2024
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.

Văn hóa nước 28/11/2024
Top