
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtKênh Khê Tang có nhiệm vụ cung cấp nước tưới và tiêu cho hơn 7.000 ha sản xuất nông nghiệp và dân sinh các xã, phường: Yên Nghĩa, Đồng Mai (quận Hà Đông), Bích Hòa, Cự Khê (huyện Thanh Oai)...
Tuy nhiên, nhiều đoạn kênh này thường xuyên ứ đọng rác thải, bốc mùi hôi thối. Tương tự, nhiều đoạn mặt kênh Tiên Phương thuộc địa bàn xã Tiên Phương (huyện Chương Mỹ) bị lấp kín bởi túi ni lông, thùng xốp... đã qua sử dụng, màu nước đen quánh.
Ông Nguyễn Văn Bột ở xã Tiên Phương trao đổi với báo Hà Nội Mới: “Sinh sống bên kênh Tiên Phương này, gia đình tôi quanh năm phải chịu cảnh ô nhiễm, hôi thối. Chúng tôi mong các cơ quan liên quan có biện pháp ngăn chặn hành vi làm dòng chảy ô nhiễm để có cảnh quan, môi trường sạch, đẹp”.
Kênh Khê Tang đoạn qua xã Bích Hòa (huyện Thanh Oai) bị ô nhiễm nghiêm trọng vì rác.
Không chỉ rác thải sinh hoạt, nhiều tuyến kênh quan trọng, như Tây Ninh ở xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ), Đồng Mô ở xã Cộng Hòa (huyện Quốc Oai), kênh tưới Trạm bơm Phú Đông ở xã Phú Đông (huyện Ba Vì), kênh chính Trạm bơm Minh Khai ở xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) phải tiếp nhận lượng lớn nước thải chưa qua xử lý từ các khu dân cư, trang trại chăn nuôi, làng nghề chế biến nông sản.
Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm xả thải còn gặp nhiều khó khăn do nhiều tuyến kênh đi qua khu dân cư, chợ dân sinh. Hơn nữa, nhiều khu dân cư, khu sản xuất, chăn nuôi tập trung chưa được có công trình thu gom, xử lý chất thải nên vẫn phải đấu nối vào hệ thống thủy lợi.
Hà Nội có 726 điểm xả nước thải sinh hoạt, chất thải sản xuất vào công trình thủy lợi, trong đó, huyện Hoài Đức 74 điểm, huyện Phú Xuyên 71 điểm, quận Hà Đông 59 điểm, huyện Quốc Oai 45 điểm, theo thống kê của Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội).
Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai Hà Nội Đào Quang Khải đề nghị các doanh nghiệp thủy lợi thành phố tăng cường kiểm tra về xả thải, kịp thời báo cáo cơ quan liên quan để xử lý các đối tượng vi phạm... Các quận, huyện, thị xã tập trung rà soát, thống kê cơ sở có xả thải gây ô nhiễm nguồn nước; phối hợp với sở chuyên ngành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có xả thải.
Bên cạnh đó, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và chính quyền cấp cơ sở trong việc bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi, nguồn nước phục vụ tưới, tiêu. Về lâu dài, các địa phương cần huy động nguồn lực xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải tập trung trước khi xả vào hệ thống thủy lợi.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu XL-7 thuộc dự án Nâng cấp, gia cố cấp bách hệ thống thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn.
Trước dự báo về đợt mưa lớn diện rộng tại khu vực Bắc Bộ, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.
Sáng ngày 24/5/2025, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) phối hợp với Công ty CP Cấp nước tỉnh Lào Cai và chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao hệ thống cấp nước sinh hoạt công suất 300m³/ngày đêm phục vụ khu tái định cư Làng Nủ (Lào Cai) sau thiên tai.
UBND tỉnh Long An vừa công bố kế hoạch đầu tư xây dựng 11 trạm xử lý nước thải (XLNT) sinh hoạt tập trung tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài và thiếu hụt hạ tầng thu gom, xử lý nước thải.
Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”
Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ và các đối tác của các quốc gia vùng Thái Bình Dương phải hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo có thể duy trì hoạt động của mình về mặt tài chính để cung cấp các dịch vụ cấp nước chất lượng cao và dễ tiếp cận cho mọi người.