Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp ngành nước từ Quyết định 21/2025/QĐ-TTg

Quyết định 21/2025/QĐ-TTg vừa ban hành đã chính thức đưa lĩnh vực cấp thoát nước, xử lý nước thải vào danh mục dự án xanh. Đây được xem là "tấm vé thông hành" giúp doanh nghiệp ngành nước tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đồng thời cải thiện hạ tầng và bảo vệ môi trường.

Quyết định số 21/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tiếp đà phát triển xanh cho ngành cấp thoát nước

Quyết định số 21/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tiếp đà phát triển xanh cho ngành cấp thoát nước

Hai con đường để được xác nhận "xanh"

Ngày 22/8 sắp tới, Quyết định 21/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sẽ có hiệu lực, tạo khung pháp lý xác nhận các dự án thuộc 45 lĩnh vực xanh. Đáng chú ý, cấp thoát nước và xử lý nước thải được đưa vào danh mục nhóm ưu tiên.

Điều này đồng nghĩa, các dự án ngành Nước, từ nâng cấp nhà máy nước sạch, cải tạo hệ thống thoát nước đô thị đến công nghệ tái sử dụng nước, đều có cơ hội được công nhận là "dự án xanh". Khi được xác nhận, doanh nghiệp không chỉ được ưu tiên tiếp cận vốn tín dụng xanh, mà còn đủ điều kiện phát hành trái phiếu xanh với chi phí huy động thấp hơn.

Theo Quyết định 21/2025/QĐ-TTg, doanh nghiệp ngành Nước có thể tiếp cận giấy xác nhận xanh theo hai hình thức linh hoạt. Con đường phổ biến là thông qua cơ quan Nhà nước, khi doanh nghiệp tích hợp đầy đủ tiêu chí môi trường ngay trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường. Khi hồ sơ được phê duyệt, dự án sẽ đồng thời được ghi nhận là "xanh", vừa đáp ứng yêu cầu pháp lý vừa tiết kiệm thời gian.

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn quốc tế hoặc phát hành trái phiếu xanh có thể lựa chọn xác nhận qua tổ chức độc lập đạt chuẩn ISO/IEC 17029 hoặc ISAE 3000, hình thức này được đánh giá minh bạch và dễ dàng thuyết phục các định chế tài chính toàn cầu.

Điểm đáng chú ý là hồ sơ và thủ tục đã được chuẩn hóa theo Quyết định 21/2025/QĐ-TTg, hạn chế tối đa sự rườm rà thường thấy ở các thủ tục hành chính. Doanh nghiệp chỉ cần bổ sung một chương riêng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), thuyết minh rõ cách dự án đáp ứng các tiêu chí môi trường quy định tại Phụ lục III.

Bà Phùng Thị Bình – Phó Tổng giám đốc Agribank nhận định: "Các ngân hàng đã mong chờ từ rất lâu đối với tiêu chí môi trường và việc xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh. Quyết định 21 đã tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng triển khai các gói ưu đãi".

Hiện nhiều ngân hàng thương mại đã triển khai gói tín dụng xanh, song vẫn thiếu khung pháp lý thống nhất để đánh giá dự án. Quyết định 21 được xem là mảnh ghép hoàn thiện, giúp các tổ chức tín dụng mạnh dạn giải ngân cho ngành Nước.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú, từng nhấn mạnh tại một hội thảo: "Tín dụng xanh và thực thi ESG là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững, là một trong những nguồn lực quan trọng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh quốc gia… đối với doanh nghiệp, tín dụng xanh là nguồn lực hỗ trợ nâng cao, cải tiến công nghệ, chuyển đổi sản xuất xanh".

Không chỉ tín dụng, trái phiếu xanh cũng là công cụ huy động vốn hấp dẫn. Doanh nghiệp ngành Nước có thể phát hành trái phiếu trên thị trường trong nước hoặc quốc tế, thu hút các quỹ đầu tư bền vững. Khi đó, nguồn vốn giá rẻ sẽ giúp họ mở rộng hạ tầng cấp thoát nước, đầu tư công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, góp phần cải thiện chất lượng môi trường đô thị.

Thuận lợi và thách thức

Để tận dụng "cơ hội vàng" này, doanh nghiệp cần chuẩn bị ngay từ khâu thiết kế dự án. Hệ thống công nghệ xử lý nước phải đáp ứng tiêu chí tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải và tối ưu sử dụng tài nguyên. Đồng thời, cần chủ động lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường bài bản, chọn hình thức xác nhận phù hợp, và xây dựng cơ chế giám sát vận hành để duy trì tiêu chuẩn xanh.

Với khung pháp lý rõ ràng từ Quyết định 21, doanh nghiệp ngành Nước có nhiều thuận lợi để bứt phá. Danh mục dự án xanh minh bạch, dễ áp dụng, giúp doanh nghiệp định hướng rõ ràng ngay từ giai đoạn thiết kế. Thủ tục xác nhận cũng trở nên linh hoạt hơn, giảm đáng kể gánh nặng hành chính.

Quan trọng hơn, khi được công nhận là dự án xanh, doanh nghiệp sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng và các quỹ đầu tư quốc tế, tạo động lực đổi mới công nghệ và phát triển hạ tầng bền vững.

Theo nhiều doanh nghiệp ngành nước cho biết, con đường tiếp cận tín dụng xanh không hoàn toàn dễ dàng. Không phải doanh nghiệp nào cũng có đội ngũ nhân lực đủ chuyên môn để hiểu và đáp ứng đầy đủ tiêu chí xanh. Chi phí đầu tư ban đầu cho các dự án xanh thường cao hơn so với dự án thông thường, đặc biệt là thiết bị tiết kiệm năng lượng và hệ thống giám sát vận hành. Sau khi được công nhận, doanh nghiệp còn phải duy trì tiêu chuẩn xanh và thực hiện báo cáo định kỳ, điều này dễ gây áp lực cho các đơn vị vừa và nhỏ. Để chính sách đi vào thực tiễn hiệu quả, Nhà nước cần sớm ban hành hướng dẫn kỹ thuật chi tiết cho từng lĩnh vực và đào tạo đội ngũ thẩm định, tránh tình trạng ách tắc khi lượng hồ sơ đăng ký xác nhận tăng mạnh.

Việc đưa ngành nước vào danh mục xanh không chỉ là cú hích cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa xã hội lớn. Nguồn vốn ưu đãi sẽ giúp cải thiện hạ tầng cấp thoát nước, giảm ô nhiễm và nâng cao chất lượng sống của người dân.

Có thể nói, Quyết định 21/2025/QĐ-TTg đã mở ra cơ hội vàng để ngành nước bứt phá. Vấn đề còn lại là doanh nghiệp có đủ quyết tâm và chuẩn bị kịp thời để nắm bắt cơ hội, biến "màu xanh trên giấy" thành hạ tầng xanh ngoài đời thực.

Trung Kiên

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước để sớm ban hành Luật, giải quyết nhiều khó khăn

Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước để sớm ban hành Luật, giải quyết nhiều khó khăn

Ngày 17/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đến dự và phát biểu tại Hội thảo.

Chính sách 18/05/2024
Giải quyết tình trạng đô thị “Cứ mưa lớn là ngập úng”

Giải quyết tình trạng đô thị “Cứ mưa lớn là ngập úng”

Đầu tháng 5 vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) một lần nữa đối mặt với tình trạng úng ngập cục bộ tại hầu hết các tuyến phố. Thực tế này đòi hỏi các đô thị lớn trong đó có TP.HCM cần tìm ra lời giải cụ thể nhằm chấm dứt và giải quyết tình trạng “cứ mưa lớn là ngập úng”.

Bộ Xây dựng và Ngân hàng Thế giới chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực cấp, thoát nước

Bộ Xây dựng và Ngân hàng Thế giới chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực cấp, thoát nước

Tại trụ sở Bộ Xây dựng, Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã phối hợp tổ chức Hội thảo kỹ thuật về xây dựng Luật Cấp Thoát nước.

Diễn đàn 01/04/2024
Thủ tướng Chính phủ nghe báo cáo về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Thủ tướng Chính phủ nghe báo cáo về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Sáng ngày 17/11/2023, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2023. Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thảo luận, xem xét, cho ý kiến về đề nghị xây dựng các dự án luật, trong đó có Luật Cấp Thoát nước.

Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước

Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước

Công ty CP Nước sạch số 2 Hà Nội vừa chuyển tới cơ quan soạn thảo các ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) cùng một số đề xuất hoạt động.

Chính sách 06/06/2023
Hà Nội đặt kế hoạch thông tin về điều chỉnh giá nước sạch

Hà Nội đặt kế hoạch thông tin về điều chỉnh giá nước sạch

UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu thông tin rộng rãi về giá nước sạch sinh hoạt tại địa bàn nhằm tạo đồng thuận trong nhân dân và nâng cao ý thức sử dụng nước.

Sử dụng ống nhựa công nghệ cao để cấp nước bền vững

Sử dụng ống nhựa công nghệ cao để cấp nước bền vững

Để đảm bảo cấp nước bền vững, cần thay đổi trong chính sách và giải pháp sử dụng ống nhựa công nghệ cao, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đề xuất tại một hội thảo.

Hà Giang phạt tiền 2 công ty do xả nước thải ra môi trường

Hà Giang phạt tiền 2 công ty do xả nước thải ra môi trường

Chính quyền tỉnh Hà Giang vừa phạt hai công ty khai khoáng với số tiền trên 400 triệu đồng do hành vi xả nước thải ra môi trường, TTXVN đưa tin.

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung được giảm 3 năm tù trong vụ án sai phạm mua chế phẩm Redoxy-3C

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung được giảm 3 năm tù trong vụ án sai phạm mua chế phẩm Redoxy-3C

Sau 3 này xét xử phúc thẩm, chiều 22.6, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án phạt cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung 5 năm tù giam, giảm 3 năm so với án sơ thẩm với tội danh "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", trong vụ án sai phạm mua chế phẩm Redoxy-3C, báo Lao Động đưa tin.

Top