
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtĐây là quy hoạch ngành quốc gia lần đầu tiên trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi, nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại lớn trong công tác phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi ở phạm vi quốc gia, mang tính liên vùng, liên tỉnh; gồm các giải pháp cho các giai đoạn trung hạn (đến năm 2030), dài hạn (đến năm 2050) và xa hơn, báo Chính Phủ đưa tin ngày 16/2.
Bộ NNPTNT dự kiến tổng kinh phí thực hiện Quy hoạch khoảng 471.000 tỷ đồng cho các giải pháp công trình lớn, liên tỉnh và khoảng 203.000 tỷ đồng cho 3 chương trình cấp nước sạch nông thôn; cấp nước sinh hoạt, sản xuất trên các đảo đông dân cư; phát triển hệ thống hồ chứa nhỏ, phân tán để tạo nguồn cấp nước sinh hoạt, tưới cây trồng cạn.
Tại cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi với các thành viên Hội đồng, các bộ, ngành, địa phương liên quan sáng 16/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang được báo Chính Phủ dẫn lời đề nghị Bộ NN&PTNT đẩy nhanh tiến độ, trình Chính phủ xem xét phê duyệt Quy hoạch trong thời gian "sớm nhất có thể".
Quy hoạch phòng, chống thiên tai là công việc cấp thiết để phát triển kinh tế-xã hội đất nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn, báo Nhân Dân ngày 17/2 dẫn lời Phó Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Báo Nhân Dân)
Biến động mạnh về nguồn nước trên các lưu vực sông, khí hậu, thiên tai và nhu cầu của các ngành kinh tế-xã hội đặt công tác phòng, chống thiên tai và thủy lợi hiện nay trước nhiều thách thức lớn.
Công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh trên phạm vi cả nước gây nhiều tác động tiêu cực, như thay đổi dòng chảy tự nhiên, hạ thấp mực nước trên các dòng sông, gia tăng ô nhiễm nước, cản trở khả năng tiêu, thoát lũ làm tăng ngập úng, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó nhu cầu về vốn đầu tư cho xây dựng công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống ngập, úng đề xuất trong các quy hoạch thủy lợi, đê điều rất lớn, trong khi nguồn lực của đất nước còn hạn chế, việc đầu tư dàn trải, chưa đồng bộ theo quy hoạch trong thời gian qua dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).