Nhiệt độ
Virus SARS-CoV-2 có thể sống trong nước và lây nhiễm qua nước không?
Virus SARS-CoV-2 có thể sống trong nước bao lâu và liệu có khả năng lây nhiễm cho con người trong môi trường này hay không?
Dường như virus SARS-CoV-2 có thể sống trong nước một vài ngày, và thậm chí một vài tuần. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là lượng virus này đủ lớn để khiến chúng ta mắc bệnh.
Liệu có an toàn để đi bơi trong mùa dịch Covid-19? Ảnh: Getty
Những nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng virus SARS-CoV-2 có thể sống trong môi trường ẩm ướt một thời gian. Một nghiên cứu trên tạp chí Water Research trong năm 2009 đã cho thấy 2 virus cùng họ với virus SARS là virus gây viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (Transmissible gastroenteritis virus -TGEV) và virus MHV có thể tồn tại tới vài ngày hoặc thậm chí hàng tuần trong nước. Đội ngũ nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina đã tiến hành nghiên cứu trên và kết luận rằng "việc virus corona vẫn có khả năng truyền nhiễm một thời gian dài trong nước và nước thải đã qua tiệt trùng cho thấy con người có nguy cơ tiếp xúc với virus nếu xuất hiện các giọt bắn có chứa virus từ nguồn nước bị nhiễm bẩn".
Trong một nghiên cứu công bố hôm 17/4 trên medRxiv, đội ngũ các nhà khoa học đã lấy mẫu nước thải trong một khu vực ở Paris, Pháp trong hơn 1 tháng. Họ phát hiện ra rằng mức độ tập trung virus SARS-CoV-2 có mối tương quan với số lượng các trường hợp mắc Covid-19 trong khu vực theo thời gian. Nói cách khác, khi số ca mắc Covid-19 tăng lên thì mức độ virus SARS-CoV-2 tập trung trong nước thải cũng tăng lên. Điều này cho thấy chúng ta cần tránh dẫm vào những vũng nước thải hoặc hít thở sâu gần các khu vực có nước thải.
Mặc dù nghiên cứu thứ hai chưa được các nhà khoa học khác xem xét, nhưng kết quả từ cả 2 nghiên cứu trên đã cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể sống 1 thời gian trong nước.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho thấy chúng ta thực sự có thể mắc Covid-19 từ nước trong những hoàn cảnh mà chúng ta tiếp xúc với nước hàng ngày, chẳng hạn như qua uống, tắm hoặc bơi.
Trên thực tế, theo Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC), virus SARS-CoV-2 chưa từng được phát hiện tồn tại trong nước uống. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) cũng khẳng định, nguy cơ mắc Covid-19 qua nguồn nước là "thấp" và "người Mỹ có thể tiếp tục sử dụng nước uống từ vòi như bình thường".
Hơn nữa, một đặc tính quan trọng của nước là khả năng pha loãng. Thậm chí nếu bằng một cách nào đó, virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào nước uống, thì mức độ tập trung của chúng cũng không đủ cao để khiến bạn mắc bệnh.
Virus chỉ có một hàm lượng gây bệnh tối thiểu. Mặc dù hiện chưa rõ, hàm lượng gây bệnh tối thiểu của virus SARS-CoV-2 là bao nhiêu nhưng đặc tính pha loãng làm nước ít có nguy cơ khiến mức độ tập trung virus vượt ngưỡng này.
Điều tương tự cũng có thể xảy ra với nước trong hồ bơi và bồn tắm. CDC đã chỉ ra rằng "không có bằng chứng nào cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể lây lan giữa con người qua nước ở hồ bơi, bồn tắm, hoặc các khu vui chơi dưới nước". Ở những nơi này, nước không chỉ đã pha loãng hàm lượng virus, mà các chất khử trùng có chứa chlorine và bromine có thể đã vô hiệu hóa virus.
Khi nói về virus SARS-CoV-2, nguy cơ lớn nhất tại hồ bơi, bồn tắm hay ở biển không phải là do nước mà là từ các hành động của con người như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gần. Do đó, việc tuân thủ các biện pháp như giãn cách xã hội, vệ sinh sạch sẽ cũng như tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng luôn cần được tuân thủ nghiêm ngặt dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào./.
Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo Forbes
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Giải pháp cung ứng nước sạch cho TP. Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam
Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week
Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp
Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua chất lượng hệ thống thông tin kế toán
SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi
Đọc thêm
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước
Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.
Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025
Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt
Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.