
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtTỷ lệ người dân đô thị được đùng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung tăng 2,2 điểm phần trăm so với năm 2021, bản tin đăng trang chủ của Bộ Xây dựng ngày 4/1 dẫn số liệu do Cục Hạ tầng Kỹ thuật cung cấp tại Hội nghị tổng kết tổ chức cùng ngày cho hay.
Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch giảm 0,7 điểm phần trăm so với năm 2021 xuống 16,5%, trong khi tỷ lệ tổng lượng nước thải được thu gom xử lý không thay đổi so với năm trước, đạt khoảng 15%.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng)
Về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, Cục đã tham mưu trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, trong đó có nội dung quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh nước sạch, đồng thời nghiên cứu, rà soát, đề xuất xây dựng Luật điều chỉnh cấp, thoát nước và Luật điều chỉnh về quản lý không gian ngầm.
Cục Hạ tầng kỹ thuật đã thực hiện các hoạt động tiêu biểu trong ngành Nước trong năm 2022, bao gồm phối hợp với Hội Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức thành công Tuần lễ nước quốc gia lần thứ nhất; triển khai thực hiện Đề án An ninh kinh tế trong lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải rắn.
Cục cũng phối hợp với các tổ chức quốc tế như GIZ, ADB, HealthBride Canada và JICA tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm quản lý và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải, chống ngập úng đô thị, chiếu sáng tiết kiệm năng lượng và phát triển không gian xanh đô thị.
Trong năm 2023, Cục Hạ tầng kỹ thuật sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật với 3 nhiệm vụ chính.
Một là hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
Hai là nghiên cứu quy định về không gian ngầm xây dựng đô thị, đưa vào Luật Quản lý phát triển đô thị theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ba là điều chỉnh Định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam, Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đề nghị Cục Hạ tầng kỹ thuật khẩn trương rà soát các nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng chương trình công tác cụ thể cho từng đơn vị, từng lĩnh vực.
Cục cần lưu ý đặc biệt đến tập trung xây dựng công cụ quản lý, nhất là việc nghiên cứu, xây dựng Luật Cấp thoát nước và Luật Quản lý không gian ngầm, bản tin cho hay.
Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).