Nhiệt độ
Quốc hội sửa Luật Bảo vệ môi trường
Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được kỳ vọng giải quyết những bất cập và đưa vào các quy định phù hợp với hoàn cảnh đất nước, hướng tới "khát vọng xanh," phát triển bền vững.
Tại phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường diễn ra mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhắc đến 3 trụ cột phát triển bền vững, đó là kinh tế, xã hội và môi trường. Điều này cho thấy bảo vệ môi trường là rất quan trọng.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: eq international)
Bởi vậy, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ giải quyết những bất cập và đưa vào các quy định phù hợp với hoàn cảnh đất nước, đảm bảo "không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế” nhưng cũng không gây cản trở cho sự phát triển.
Bài học từ việc xem nhẹ môi trường
Sau hơn 5 năm kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đi vào cuộc sống, đến nay chất lượng môi trường nhiều nơi vẫn tiếp tục "xấu.” Tình trạng ô nhiễm nguồn nước và không khí diễn biến phức tạp với nhiều điểm nóng, đặc biệt là tại các khu vực tập trung nhiều khu-cụm công nghiệp, làng nghề, nhà máy xi măng,…
Chỉ tính riêng từ năm 2016 đến nay, trên cả nước đã xảy ra hàng loạt sự cố môi trường nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Điển hình như sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung, cháy nổ ở Rạng Đông, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt do đổ bùn thải trái phép tại Hòa Bình…
Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn vào hiện trạng môi trường, có thể thấy những sự cố trên cũng mới chỉ là một phần nổi của "tảng băng chìm” về bức tranh ô nhiễm hiện nay.
Bởi với 878 khu đô thị, 280 khu công nghiệp, 683 cụm công nghiệp, hơn 500.000 cơ sở sản xuất, hơn 13.000 cơ sở y tế, hơn 5.400 làng nghề,… đang hoạt động, phát sinh hơn 9 triệu m3 nước thải sinh hoạt (tỷ lệ thu gom chỉ khoảng 12%), 650.000m3 nước thải công nghiệp, 125.000m3 nước thải y tế, đã khiến nhiều sông, hồ trên cả nước không còn khả năng tự làm sạch, trở thành nơi chứa nước thải.
Môi trường không khí thời gian gần đây cũng liên tiếp hiển thị những sắc "đỏ, tím” quen thuộc, cảnh báo chất lượng không khí ở mức xấu và rất xấu. Thậm chí có những ngày ô nhiễm tới ngưỡng "nâu” cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe con người.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến thực trạng trên, nhưng quan trọng và chủ yếu là một số công cụ quản lý môi trường chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả; trách nhiệm quản lý và cách tiếp cận công nghệ mới chưa được thể chế hóa kịp thời trong bảo vệ môi trường, thậm chí còn gây lãng phí.
Toàn cảnh khu vực nhà máy nước sông Đà - tâm điểm của sự cố xả dầu thải. (Ảnh: PV/Vietnam )
Thực trạng trên đã gióng lên những hồi chuông cảnh báo và là bài học đắt giá về việc phát triển thiếu bền vững; đòi hỏi các cơ quan quản lý cũng như các nhà hoạch định chính sách cần có giải pháp thay đổi để hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
Quyết sách mới, tầm nhìn mới
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng những thách thức mới phát sinh từ thực tiễn cuộc sống đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường cũng như cần sớm hoàn thiện đạo luật về bảo vệ môi trường một cách thống nhất, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả trong triển khai thực hiện.
Chính vì thế, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) gồm 16 chương, 192 điều đã cụ thể hóa 13 nhóm chính sách. Trong đó cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20-85 ngày; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0.
Dự thảo Luật cũng đã bổ sung nhiều công cụ, chính sách kinh tế nhằm khuyến khích các hoạt động thân thiện môi trường, phát triển các mô hình tăng trưởng bền vững, như: Cơ chế đặt cọc-hoàn trả, đóng góp kinh phí để thu gom, tái chế, xử lý bao bì, sản phẩm đã qua sử dụng; thuế, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải, thuế các-bon; tín dụng xanh; mô hình tuần hoàn...
Ngoài ra, cơ quan soạn thảo cũng đề xuất sửa đổi các chính sách về bảo vệ môi trường đang được quy định tại một số luật khác để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tính toàn diện và bao quát của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng, có nhiều vấn đề về bảo vệ môi trường mới phát sinh trong thực tiễn hiện nay mà Luật hiện hành chưa có đủ cơ sở để xử lý. Do vậy, việc sửa đổi Luật bảo vệ môi trường trong xu thế phát triển hiện nay của đất nước là điều cần thiết.
Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, bảo đảm mọi người dân đều có quyền được sống trong môi trường trong lành.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Dự thảo Luật cũng được kỳ vọng sẽ góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp như: Thu hẹp khoảng 40% đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (giảm khoảng 50 tỷ đồng/năm); tích hợp các thủ tục hành chính vào giấy phép môi trường (giảm khoảng 86 tỷ đồng/năm);…
Tránh chồng chéo với các Luật khác
Nhìn nhận ở góc độ địa phương, bà Giàng Páo Mỷ, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu cho rằng việc bổ sung thêm các nhóm chính sách mới trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường là cần thiết. Tuy nhiên, cần đánh giá tác động cụ thể của các chính sách trước khi đưa vào Luật. Đặc biệt là cần khắc phục sự chồng chéo với các luật khác.
Theo bà Mỷ, trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), có thể xem xét đến việc kết hợp hai phương án trong thẩm quyền xem chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Phương án 1 là giao các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình.
Phương án 2, không giao các Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được thẩm định các dự án bí mật quốc phòng, an ninh) mà giao Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thẩm định; trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền thẩm định ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Có chung quan điểm, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho rằng để làm cơ sở cho phát triển kinh tế, cần phải đánh giá được sức chịu tải của môi trường. Theo đó, về thẩm quyền phê duyêt báo cáo đánh giá tác động môi trường nên giao cho địa phương.
Ông Hậu cũng lưu ý rằng nếu năng lực của cơ quan thẩm định địa phương chưa đủ, có thể mời các chuyên gia từ các Bộ, ngành. Điều này sẽ đảm bảo về tiến độ của các dự án, cũng như gắn trách nhiệm của địa phương với công tác bảo vệ môi trường với vai trò "chịu trách nhiệm đến cùng.”
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết những góp ý trên sẽ được cơ quan soạn thảo tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình để trình Quốc hội xem xét, thảo luận cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9./.Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030
Đọc thêm
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước
Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.