Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Nước và Biến đổi khí hậu - Những thách thức, cơ hội và thực tế

18/03/2020 00:00

Nước là phương tiện chính mà qua đó chúng ta sẽ cảm nhận được tác động của những biến đổi khí hậu. Tài nguyên nước đang trở nên khó dự đoán được ở nhiều nơi, tỉ lệ lũ lụt gia tăng gây ra nhiều mối de dọa phá hủy các nguồn nước, các công trình vệ sinh và gây ô nhiễm nguồn nước.

Nước là phương tiện chính mà qua đó chúng ta sẽ cảm nhận được tác động của những biến đổi khí hậu. Tài nguyên nước đang trở nên khó dự đoán được ở nhiều nơi, tỉ lệ lũ lụt gia tăng gây ra nhiều mối de dọa phá hủy các nguồn nước, các công trình vệ sinh và gây ô nhiễm nguồn nước.

Ở một số khu vực, hạn hán đang làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như năng suất lao động và sinh kế của người dân. Đảm bảo quyền tiếp cận về nước, sử dụng các dịch vụ vệ sinh và nước bền vững là một chiến lược nhằm giảm thiểu những biến đổi khí hậu quan trọng trong những năm tới.
 
Những thách thức 
 
Nhiệt độ trái đất ngày càng cao hơn và cực đoan hơn, khó dự đoán chính xác điều kiện thời tiết,… những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước, sự phân phối lượng mưa, tuyết, dòng sông và nước ngầm, và làm suy giảm chất lượng nước. Đặc biệt, đối với các cộng đồng thu nhập thấp, những người vốn dễ bị tổn thương nhất trước mọi mối đe dọa đối với nguồn cung cấp nước có khả năng bị ảnh hưởng nặng nhất.
 
Lũ lụt nhiều hơn và hạn hán  ngày càng nghiêm trọng hơn dự đoán. Những thay đổi về nguồn nước cũng sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực và sức khỏe và đã được chứng minh là một phần tác nhân gây ra những xung đột chính trị, tị nạn xã hội và bất ổn chính trị.
 
Một người đàn ông phục vụ đậu lăng cho bé gái  tại một trung tâm nuôi dưỡng ở Mogadishu, Somalia vào năm 2017 trong một đợt hạn hán nghiêm trọng.

Những cơ hội 
 

Nước đóng một vai trò quan trọng để giảm thiểu và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, cần có quan điểm tổng hợp về quản lý tài nguyên  nước, sinh quyển và dòng chảy môi trường là cần thiết để đưa ra các hệ thống kinh tế và nông nghiệp bền vững cho phép chúng ta hạn chế hoặc giảm bớt các tác động của biến đổi khí hậu.
 
Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu
 
Hội nghị thượng đỉnh khí hậu thế giới COP 21 (Thỏa thuận Paris), thông qua ngày 12/12/2015, đã đi vào lịch sử với sự đồng thuận 195 quốc gia thành viên Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Thỏa thuận Paris được coi là bước đột phá trong việc thuyết phục Chính phủ các nước hợp tác để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm khiến nhiệt độ của Trái đất tăng lên. BĐKH là vấn đề sống còn, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực của tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến ứng phó với BĐKH. Mỗi quốc gia có điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nên có những cách thức khác nhau để ứng phó với BĐKH. Nếu không thống nhất được cách thức giải quyết thì sẽ không thể nào tạo ra sức mạnh tổng hợp. Thỏa thuận Pari chính là công cụ để tất cả các quốc gia cùng thực hiện nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện các nỗ lực đầy tham vọng để chống biến đổi khí hậu và thích ứng với các tác động của nó. Bên cạnh đó, thúc đẩy sự hỗ trợ của toàn thế giới để các nước đang phát triển thực hiện được những thỏa thuận chung. 
 
Bế mạc hội nghị  COP 21 tại Paris, Pháp năm 2015

Thực tế 
 

• Nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, lượng mưa thay đổi so với những dự báo sẽ làm giảm năng suất cây trồng ở nhiều khu vực đặc biệt ở các nước đang phát triển vùng nhiệt đới, nơi an ninh lương thực còn nhiều thách thức. (WHO).
 
• Hơn 2 tỷ người sống ở các quốc gia đang chịu áp lực cao về nguồn nước. Tình hình có thể trở nên căng thẳng hơn khi dân số và nhu cầu về nước tăng lên trong bối cảnh những tác động của biến đổi khí hậu cũng đang tăng lên liên tục trên toàn thế giới. (Liên hợp quốc, 2018).
 
• Với kịch bản biến đổi khí hậu hiện tại, đến năm 2030, tình trạng khan hiếm nước ở những vùng khí hậu khô cằn và bán khô hạn có thể ảnh hưởng từ 24 triệu đến 700 triệu người. (UNCCD).
 
• Vào những năm 2080, đất đai sẽ không còn phù hợp cho các hoạt động canh tác nông nghiệp ở vùng cận Sa Mạc Sahara ở Châu Phi vì khí hậu khắc nghiệt, theo đó, những vùng bị  hạn chế về đất đai hoặc địa hình có thể tăng thêm từ 30 đến 60 triệu ha. (FAO).
 
• Biến đổi khí hậu sẽ có tác động đến trẻ em thông qua ba kênh trực tiếp: thay đổi môi trường, mất an toàn thực phẩm và các mối đe dọa có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường (UNICEF, 2019).
 
• Ước tính đến năm 2040, khoảng 600 triệu trẻ em dưới 18 tuổi sẽ sống ở những khu vực có áp lực nước cực kỳ cao. (UNICEF, 2017).
 
• Các nhà khoa học, nông dân và cộng đồng doanh nghiệp cần phải coi sự biến đổi về khí hậu hay còn được gọi là sự kiện thời tiết cực đoan, là một trong những rủi ro lớn có thể xảy ra nhất trong mười năm tới (WEF, 2015).
Tác giả bài viết: Lê Oanh (DWRM dịch)
Nguồn tin: www.unwater.org
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước

Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước

Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.

Chính sách 18/08/2024
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.

Chính sách 28/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 04/6/2024, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chất thải.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

Top