Nhiệt độ
Bàn tròn về Chương trình nước quốc gia: Tăng hiệu quả của từng đồng tiền đầu tư trên từng giọt nước
Hội nghị bàn tròn về Chương trình nước quốc gia đã được Ngân hàng Thế giới phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức vào chiều ngày 26/4 tại Hà Nội.
Hội nghị bàn tròn về Chương trình nước quốc gia đã được Ngân hàng Thế giới phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức vào chiều ngày 26/4 tại Hà Nội.
Hội nghị được tổ chức nhằm thảo luận về bối cảnh phát triển, những thách thức liên quan tới tài nguyên nước của Việt Nam và những hướng đi trong thời gian tới để đạt được an ninh nguồn nước ở Việt Nam. Trong đó, Chương trình Nước Quốc gia (NWP) sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được an ninh nước cho sự phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội và bền vững môi trường tại Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, bà Jennifer Sara, Giám đốc Toàn cầu về lĩnh vực tài nguyên nước của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, tài nguyên nước của Việt Nam khá dồi dào là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nền tảng vững chắc này hiện đang đứng trước rủi ro do quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và công nghiệp hóa, những thay đổi trong sử dụng tài nguyên nước, bao gồm những thay đổi ở các nước láng giềng ở thượng nguồn, tất cả đều đặt ra những áp lực đối với nguồn nước, gây nên những căng thẳng về kinh tế, xã hội và môi trường. Cùng với đó, biến đổi khí hậu cũng là một nhân tố quan trọng làm gia tăng rủi ro, đe dọa những thành quả đã đạt được và những công trình đầu tư đã thực hiện.
Bà Jennifer Sara cũng đề cập một số thách thức chính trong ngành nước Việt Nam hiện nay như: Nhiều lưu vực sông đã ở mức cạn kiệt (đã có tình trạng thiếu nước cục bộ và theo mùa), năng suất sử dụng nước trong nông nghiệp còn thấp, chưa hiệu quả; chất lượng nước ngày càng xấu đi và tải trọng ô nhiễm ngày càng gia tăng; rủi ro liên quan tới nguồn nước ngày càng cao và mức độ chống chịu thấp. Cùng với đó là các thách thức về khung thể chế pháp lý còn chưa đầy đủ, thống nhất; hạ tầng ngành nước ngày càng xuống cấp;…
Quang cảnh Hội nghị
Theo Bà Jennifer Sara, việc không hành động chống lại các mối đe dọa liên quan đến nguồn nước sẽ làm cản trở tiến bộ về kinh tế của Việt Nam (có thể khiến GDP của Việt Nam giảm 6% mỗi năm tính đến năm 2035). Do đó, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và năng động đòi hỏi phải giải quyết những thách thức quan trọng liên quan đến nguồn nước: Quản lý tài nguyên nước một cách hiệu quả hơn cả về số lượng và chất lượng; nâng cao năng suất sử dụng nước nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; tạo dựng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu hiện nay và trong tương lai; và giảm phát thải khí nhà kính.
Tại Hội nghị, đại diện các Bộ đã phát biểu ý kiến, tập trung thảo luận và chia sẻ các vấn đề liên ngành và những ưu tiên cao nhất nhằm đạt được mục tiêu an ninh nước cho Việt Nam.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Ngô Mạnh Hà - Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) bày tỏ cảm ơn những hỗ trợ của của WB trong thời gian vừa qua, cụ thể là xây dựng Báo cáo Nghiên cứu độc lập của WB với chủ đề “Việt Nam: Hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch và an toàn” năm 2019, hỗ trợ hoàn thiện khung pháp lý về quản lý tài nguyên nước bao gồm cung cấp hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Luật Tài nguyên nước sửa đổi, góp ý đề án bảo đảm an ninh tài nguyên nước, góp ý Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, xây dựng chương trình Nước Quốc gia;…
Đối với Chương trình Nước Quốc gia (WB đang phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng), theo ông Ngô Mạnh Hà, đây là một chương trình khung với hy vọng cải tổ ngành nước Việt Nam. Với chức năng nhà nước về quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn sẽ hợp tác chặt chẽ với WB trong việc xây dựng, chủ trì và điều phối chương trình, hướng tới quản lý tổng hợp thống nhất tài nguyên nước, làm rõ trách nhiệm giải trình, hạn chế chồng chéo, gây khó khăn cho các bên trong thực hiện công tác quản lý, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
Phát biểu tại Hội nghị, đại diện WB cũng cho rằng, để giải quyết tình trạng ô nhiễm nước ngày càng gia tăng ở Việt Nam đòi hỏi cần một cách tiếp cận quốc gia với sự vào cuộc của tất cả các ngành liên quan đến nguồn nước và các tỉnh, thành phố.
Theo đó, Chương trình Nước Quốc gia do WB triển khai sẽ hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an ninh nguồn nước và năng suất sử dụng nước thông qua 03 trụ cột chính như sau: Duy trì nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước; Tăng năng suất và hiệu suất sử dụng nguồn nước; Đảm bảo an ninh nguồn nước cho người dân.
Trong đó, trụ cột “Duy trì nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước” sẽ tập trung hỗ trợ chính phủ tăng cường khung pháp lý và quy định cho quản lý tài nguyên nước tổng hợp (IWRM), bao gồm sửa đổi Luật Tài nguyên nước 2012 và các Nghị định liên quan; xây dựng và thực thi Nghị định của Chính phủ về tổ chức lưu vực sông; thiết lập và vận hành các tổ chức lưu vực sông; thực hiện các khoản đầu tư ưu tiên để cải thiện an ninh nguồn nước quốc gia; rà soát khung quy định hiện hành để cải thiện công tác quản lý nước thải, đặc biệt là các biện pháp quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động xả nước thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề; thực hiện các giải pháp phục hồi các nguồn nước đã suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;…
Trụ cột “Tăng năng suất và hiệu suất sử dụng nguồn nước” sẽ tập trung tăng cường thực thi luật thủy lợi; rà soát, tăng cường bố trí thực hiện các phương án đảm bảo an toàn đập và an toàn hồ chứa; xây dựng khung pháp quy của chính phủ theo hướng phân cấp trong quản lý thủy lợi và an toàn đập; đầu tư, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thủy lợi và hệ thống nội đồng; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi, giảm thiểu thất thoát, lãng phí nước; …
Trụ cột “Đảm bảo an ninh nguồn nước cho người dân” sẽ tập trung toàn thiện pháp luật về cấp thoát nước; cập nhật các quy hoạch tổng thể về cấp nước và vệ sinh môi trường ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau; Đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước sạch và vệ sinh môi trường; giảm thiểu nước thất thoát và thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; cải thiện khung pháp lý để khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân; tăng số dân được cung cấp dịch vụ nước sạch được quản lý một cách an toàn, giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; Đảm bảo nguồn cung nước thích ứng với biến đổi khí hậu;…
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng cho rằng, WB có thể hỗ trợ Chính phủ Việt Nam chuyển đổi ngành nước theo hướng đạt được an ninh nước thông qua tài trợ đầu tư. Bên cạnh đó, với quy mô hoạt động của mình, WB có thể chia sẻ cho các cơ quan của Việt Nam những thông lệ quốc tế tốt và những đổi mới thu được từ kinh nghiệm toàn cầu rộng lớn trong lĩnh vực tài nguyên nước. Đặc biệt, WB có kinh nghiệm đáng kể trong việc cải cách thể chế ngành nước, hỗ trợ lập kế hoạch và quản lý tổng hợp lưu vực sông, đưa ra các cơ chế tài chính sáng tạo như quỹ chống ô nhiễm nước quốc gia và thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân để quản lý và sử dụng nước bền vững hơn.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đại diện WB cũng đánh giá cao các ý kiến phát biểu của các đại biểu. Những ý kiến này là cơ sở quan trọng để WB triển khai các bước tiếp theo, trong đó, WB sẽ phối hợp cùng tất cả các Bộ, ngành liên quan đến ngành nước xây dựng thiết kế chi tiết cho Chương trình Nước Quốc gia (NWP) và xây dựng kế hoạch có thời hạn và có tính toán chi phí để thực hiện các biện pháp ưu tiên trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, WB sẽ tích cực làm việc với các địa phương để đảm bảo sự hưởng ứng và tham gia đầy đủ; đưa Chương trình Nước Quốc gia lên Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước để thảo luận và thông qua; tiếp tục tiến hành hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ Chương trình Nước Quốc gia ở cấp tổng thể (Ví dụ: Sửa đổi Luật tài nguyên nước;…).
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Công ty CP Cấp nước Bến Thành triển khai ứng dụng GIS trong công tác thay đồng hồ nước
Nhiều công nghệ kỹ thuật mới được giới thiệu tại Vietnam Water Week 2024
Hội nghị Ban Chấp hành lần II năm 2024, nhiệm kỳ VI (2020-2025) của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam
Tham quan, học tập kinh nghiệm xử lý nước tại Nhà máy nước mặt sông Đuống
Đọc thêm
Hà Nội: Đề xuất đầu tư, xây dựng chống úng ngập cục bộ trên địa bàn thành phố
Chống úng ngập cục bộ vẫn luôn là bài toán khó, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội. Hiện nay, biến đổi khí hậu dẫn tới lượng mưa phát sinh ngày càng nhiều, áp lực lên cơ sở hạ tầng thoát nước ngày càng tăng thì việc đầu tư, thực hiện hiệu quả công tác chống ngập úng trở nên cấp bách.
Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước
Công ty CP Nước sạch số 2 Hà Nội vừa chuyển tới cơ quan soạn thảo các ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) cùng một số đề xuất hoạt động.
VWSA gặp mặt các chuyên gia, nhà khoa học ngành Nước
Chiều ngày 16/2, Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tổ chức buổi gặp mặt đầu Xuân với các nhà khoa học và chuyên gia ngành Nước.
VWSA, ngân hàng LBBW (Đức) họp về tín dụng cho doanh nghiệp
Ngân hàng Landesbank Baden-Württemberg (LBBW) của Đức đã gặp Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và giới thiệu các công cụ tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam.
Hội thảo thúc đẩy hợp tác ngành Nước Việt Nam - Phần Lan
Phần Lan đã tổ chức một hội thảo trực tuyến xoay quanh việc bổ cập nước ngầm, cơ hội đầu tư trong lĩnh vực nước thải và quản lý nước thông minh tại Việt Nam.
Israel hợp tác với Jordan khôi phục hệ sinh thái sông Jordan
Tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP27), Israel và Jordan đã có buổi ký kết hợp tác phục hồi hệ sinh thái sông Jordan, TTXVN đưa tin.
Sử dụng ống nhựa công nghệ cao để cấp nước bền vững
Để đảm bảo cấp nước bền vững, cần thay đổi trong chính sách và giải pháp sử dụng ống nhựa công nghệ cao, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đề xuất tại một hội thảo.
Châu Á-Thái Bình Dương quyết tâm cải thiện hạ tầng tài nguyên Nước
Lãnh đạo các nước châu Á-Thái Bình Dương tuyên bố sẽ cải thiện quản lý, thu hẹp chênh lệch tài chính và kêu gọi đóng góp từ cộng đồng khoa học và công nghệ để phát triển mạnh hạ tầng ngành Nước.
Mời bạn đọc tham gia, góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80 /2014/NĐ-CP ngày
Để hoàn chỉnh dự thảo trước khi ban hành, Bộ Xây dựng đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp và Bạn đọc trong, ngoài nước tham gia góp ý kiến cho dự thảo Thông Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80 /2014/NĐ-CP ngày 06 8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.