Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Châu Á-Thái Bình Dương quyết tâm cải thiện hạ tầng tài nguyên Nước

Lãnh đạo các nước châu Á-Thái Bình Dương tuyên bố sẽ cải thiện quản lý, thu hẹp chênh lệch tài chính và kêu gọi đóng góp từ cộng đồng khoa học và công nghệ để phát triển mạnh hạ tầng ngành Nước.

Nội dung trên được nêu trong Tuyên bố Kumamoto, công bố sau khi Nhà vua và Thủ tướng Nhật Bản, nhiều Nguyên thủ và Thủ tướng các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á-Thái Bình Dương về Nước lần thứ 4 ngày 23 và 24/4/2022 tại thành phố Kumamoto, Nhật Bản.

Với chủ đề: "Nước cho phát triển bền vững – Các phương pháp tốt nhất và thế hệ tiếp nối", hội nghị là diễn đàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương để các nhà lãnh đạo bàn những vấn đề liên quan đến tài nguyên nước như biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, và ứng phó với thiên tai, bên cạnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Hội nghị cũng đưa ra các giải pháp khôi phục bền vững dựa vào hợp tác đa phương của các quốc gia trong khu vực.

Tuyên bố Kumamoto nêu rõ nước là một nguồn tài nguyên quan trọng và ngành nước đóng vai trò không thể thiếu trong sự phục hồi sau đại dịch.

"Đồng thời, biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục gây nên và làm trầm trọng thêm các nguy cơ đa tầng của xoáy thuận nhiệt đới, triều cường, thiên tai lũ lụt và hạn hán, đất và ô nhiễm nước, mực nước biển dâng cao và sông băng tan chảy", Tuyên bố Kumamoto nhận định.

"Tuy nhiên, bằng cách khôi phục chu kỳ nước an toàn, chúng ta có thể giảm rủi ro thiên tai, đạt được nhiều Mục tiêu Phát triển Bền vững và tăng cường hợp tác xuyên biên giới", bản Tuyên bố công bố tại website của Hội nghị Thượng đỉnh đề cập đến các mục tiêu phát triển của Liên Hợp Quốc tới năm 2030.

Châu Á-Thái Bình Dương quyết tâm cải thiện hạ tầng tài nguyên Nước - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Phát biểu tại Hội nghị.

Tham gia Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng nước, bảo đảm an ninh nguồn nước, khai thác bền vững, hiệu quả và sử dụng nguồn tài nguyên nước liên quốc gia một cách công bằng, hài hòa, hợp lý, báo Chính phủ đưa tin.

Bài báo dẫn lời phát biểu trực tuyến của Thủ tướng từ Hà Nội khẳng định để chủ động ứng phó với tác động tiêu cực của những thách thức như đại dịch COVID-19, thiên tai, biến đổi khí hậu, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững, bao trùm và xuyên quốc gia, phải cần tới nỗ lực của mỗi quốc gia và hợp tác quốc tế.

Để ứng phó và giải quyết những vấn đề toàn cầu, cần phải có cách tiếp cận và giải pháp toàn cầu, cũng như tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế và đề cao chủ nghĩa đa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Các nhóm giải pháp do Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương về Nước.

Thứ nhất, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế cởi mở, minh bạch, thực chất, cùng có lợi; cộng đồng quốc tế cùng thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết quốc tế về tài nguyên nước, nhất là Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030, Thỏa thuận Paris và cam kết tại COP26 về biến đổi khí hậu, Khung hành động Sendai về giảm rủi ro thiên tai.

Thứ hai, đề nghị Nhật Bản và các nước phát triển quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ các nước đang phát triển về kinh nghiệm, tài chính, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, điều tra cơ bản và quy hoạch sử dụng nước nhằm quản lý hiệu quả, khai thác bền vững và phân bổ công bằng tài nguyên nước; ưu tiên quản lý bền vững và bảo vệ các hệ sinh thái với các giải pháp thuận theo tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm công bằng công lý trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nước.

Thứ ba, tăng cường hợp tác và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức, cơ chế hợp tác về quản lý lưu vực sông xuyên biên giới như Ủy hội sông Mê Công quốc tế và các cơ chế hợp tác lưu vực sông khác; tập trung thúc đẩy các giải pháp toàn diện bao gồm chuyển đổi số, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và người dân, đẩy mạnh hợp tác công-tư, tăng cường quản trị nước thông minh…

 

Đối với Việt Nam, tài nguyên nước chịu áp lực lớn từ việc khai thác quá mức, sự phát triển thủy điện ở quá nhiều nơi, và các tác động nhanh và chậm của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, Việt Nam xác định nước là nguồn tài nguyên chiến lược, không đánh đổi an sinh xã hội và môi trường sống, an ninh nguồn nước để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. 

(Nguồn: Báo Chính phủ)

Tại hội nghị, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố một sáng kiến nhằm giải quyết các nút thắt về tài nguyên nước cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cơ quan truyền thông NHK đưa tin. Sáng kiến bao gồm các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, như cải thiện năng lượng thủy điện và mở rộng các cơ sở hạ tầng cung cấp nước.

Thủ tướng cũng nêu một khoản tài trợ khoảng 500 tỷ yên (gần 4 tỷ USD) để thúc đẩy phát triển nguồn tài nguyên nước cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong vòng 5 năm tới.

Nhật Bản coi hội nghị này là cơ hội nêu bật tầm quan trọng của nguồn nước sạch trong việc ứng phó với thảm họa tự nhiên.

Tháng 4 năm 2016, một loạt trận động đất mạnh tới 7,0 độ Mw (theo thang độ lớn mô men) đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới cơ sở hạ tầng của thành phố Kumamoto, khiến 50 người thiệt mạng và hơn 3.000 người bị thương.

Động đất đã gây thiệt hại tới hệ thống dẫn nước của thành phố, làm gián đoạn dịch vụ cấp nước cho trên 400.000 người tiêu dùng và ảnh hưởng tới quá trình tái thiết thành phố trong nhiều tháng tiếp theo, Hiệp hội Công nghệ Vùng đất thấp Quốc tế nêu trong một nghiên cứu.

Châu Á-Thái Bình Dương quyết tâm cải thiện hạ tầng tài nguyên Nước - Ảnh 3.

Công nghệ thủy điện và cơ sở hạ tầng cấp nước của Nhật Bản đứng đầu thế giới về khả năng tối ưu hoá năng lượng. (Ảnh: Đập Hatanagi)

Kinh nghiệm phòng chống thiên tai của Nhật Bản là một điều cần thiết đối với thế giới, nhất là khi biến đổi khí hậu đang cực đoan hóa các hiện tượng khí hậu toàn cầu. Báo cáo năm 2018 của Bộ Xây dựng và GIZ nhận định rằng, với đường bờ biển dài và tốc độ đô thị hóa đứng nhất nhì khu vực, Việt Nam cần có các giải pháp chống chịu thiên tai dành cho hệ thống cấp thoát nước đô thị, song song với việc phát triển hệ thống cấp thoát nước nông thôn một cách bền vững hơn.

Sự tham gia tích cực của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế về tài nguyên nước và biến đổi khí hậu đã thúc đẩy hệ thống chính sách về phòng chống thiên tai, thiết kế đô thị và phát triển nông thôn trở nên toàn diện hơn, mang tính đa ngành và xuyên suốt về mặt địa lý.

Đồng thời, đây là cũng là điều kiện để khối tư nhân và cơ quan chính phủ ở cấp tỉnh và thành phố có thể có nhiều đóng góp hơn.

Tác giả:
Ngọc Anh
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hà Nội: Đề xuất đầu tư, xây dựng chống úng ngập cục bộ trên địa bàn thành phố

Hà Nội: Đề xuất đầu tư, xây dựng chống úng ngập cục bộ trên địa bàn thành phố

Chống úng ngập cục bộ vẫn luôn là bài toán khó, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội. Hiện nay, biến đổi khí hậu dẫn tới lượng mưa phát sinh ngày càng nhiều, áp lực lên cơ sở hạ tầng thoát nước ngày càng tăng thì việc đầu tư, thực hiện hiệu quả công tác chống ngập úng trở nên cấp bách.

Diễn đàn 22/02/2024
Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước

Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước

Công ty CP Nước sạch số 2 Hà Nội vừa chuyển tới cơ quan soạn thảo các ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) cùng một số đề xuất hoạt động.

Chính sách 06/06/2023
VWSA gặp mặt các chuyên gia, nhà khoa học ngành Nước

VWSA gặp mặt các chuyên gia, nhà khoa học ngành Nước

Chiều ngày 16/2, Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tổ chức buổi gặp mặt đầu Xuân với các nhà khoa học và chuyên gia ngành Nước.

VWSA, ngân hàng LBBW (Đức) họp về tín dụng cho doanh nghiệp

VWSA, ngân hàng LBBW (Đức) họp về tín dụng cho doanh nghiệp

Ngân hàng Landesbank Baden-Württemberg (LBBW) của Đức đã gặp Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và giới thiệu các công cụ tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam.

Chính sách 07/12/2022
Hội thảo thúc đẩy hợp tác ngành Nước Việt Nam - Phần Lan

Hội thảo thúc đẩy hợp tác ngành Nước Việt Nam - Phần Lan

Phần Lan đã tổ chức một hội thảo trực tuyến xoay quanh việc bổ cập nước ngầm, cơ hội đầu tư trong lĩnh vực nước thải và quản lý nước thông minh tại Việt Nam.

Israel hợp tác với Jordan khôi phục hệ sinh thái sông Jordan

Israel hợp tác với Jordan khôi phục hệ sinh thái sông Jordan

Tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP27), Israel và Jordan đã có buổi ký kết hợp tác phục hồi hệ sinh thái sông Jordan, TTXVN đưa tin.

Quốc tế 18/11/2022
Sử dụng ống nhựa công nghệ cao để cấp nước bền vững

Sử dụng ống nhựa công nghệ cao để cấp nước bền vững

Để đảm bảo cấp nước bền vững, cần thay đổi trong chính sách và giải pháp sử dụng ống nhựa công nghệ cao, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đề xuất tại một hội thảo.

Bàn tròn về Chương trình nước quốc gia: Tăng hiệu quả của từng đồng tiền đầu tư trên từng giọt nước

Bàn tròn về Chương trình nước quốc gia: Tăng hiệu quả của từng đồng tiền đầu tư trên từng giọt nước

Hội nghị bàn tròn về Chương trình nước quốc gia đã được Ngân hàng Thế giới phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổ chức vào chiều ngày 26/4 tại Hà Nội.

Mời bạn đọc tham gia, góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80 /2014/NĐ-CP ngày

Mời bạn đọc tham gia, góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80 /2014/NĐ-CP ngày

Để hoàn chỉnh dự thảo trước khi ban hành, Bộ Xây dựng đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp và Bạn đọc trong, ngoài nước tham gia góp ý kiến cho dự thảo Thông Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80 /2014/NĐ-CP ngày 06 8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.

Top