Nhiệt độ
SAWACO nỗ lực đảm bảo nguồn cung nước sạch cho 10 triệu dân TP.HCM
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) cho biết hiện nay nguồn nước sạch đảm bảo đáp ứng cho 10 triệu dân TP.HCM, với tổng công suất 2,4 triệu mét khối/ngày đêm của toàn hệ thống.
Chương trình "Dân hỏi - Chính quyền trả lời" chủ đề về quản lý hoạt động cấp, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt.
Mới đây, Thường trực HĐND TP.HCM phối hợp với Đài Truyền hình TP, Sở TT&TT TP.HCM thực hiện chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời với chủ đề: “Quản lý hoạt động cấp, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt”. Tham dự chương trình có ông Phạm Thành Kiên, Phó Chủ tịch HĐND TP.HCM.
Suy giảm chất lượng nước đầu vào
Về vấn đề đảm bảo nguồn nước sạch, ông Nguyễn Thanh Sử, Phó Tổng giám đốc SAWACO cho biết, hiện nay nguồn nước thô (97%) khai thác trực tiếp từ sông Sài Gòn và sông Đồng Nai bị ô nhiễm, nhiễm mặn và biến đổi khí hậu.
Trước tình hình này, SAWACO đã thường xuyên kiểm định nguồn nước thô, tại nhà máy có bộ phận giám sát liên tục ở phòng thí nghiệm và ở khâu xử lý nước để theo dõi, xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra.
Đồng thời, tăng cường phối hợp với 2 đơn vị hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) với hồ thủy lợi Dầu Tiếng (Bình Dương) để khi gặp sự cố thì có quy trình để xử lý, ứng phó kịp thời. Cụ thể, khi phát hiện nhiễm mặn thì 2 hồ sẽ xả nước chứa ra để đẩy nguồn nước nhiễm mặn.
Về lâu dài, SAWACO đã trình UBND TP.HCM và Sở Xây dựng lấy điểm chứa nước đầu nguồn của sông Sài Gòn và xây dự trữ hồ chứa nước.
Ông Sử cho biết, với tốc độ phát triển dân số, hiện nguồn nước sạch đảm bảo đáp ứng cho 10 triệu dân TP.HCM, với tổng công suất 2,4 triệu mét khối/ngày đêm của toàn hệ thống.
Trong tương lai, dự báo dân số tăng lên thì SAWACO đã chủ động xây dựng đề án 203, phát triển hệ thống cấp nước TP.HCM, giai đoạn 2020 - 2050. Trong đó, nâng công suất các nhà máy lên 2,9 triệu mét khối/ngày đêm, đến năm 2030 là 3,6 triệu, năm 2050 6,1 triệu mét khối/ngày đêm nhằm đảm bảo đủ cung cấp nước.
Để đáp ứng đủ nguồn nước, SAWACO đã chủ động đầu tư nâng cấp, xây mới 2 nhà máy nước Kênh Đông 2 (công suất 250.000 mét khối/ngày đêm) và Thủ Đức 4 (công suất 300.000 mét khối/ngày đêm). Song song đó, SAWACO đã trình UBND TP.HCM và Sở Xây dựng xin cải tạo 45 trạm cấp nước giếng để làm nguồn nước dự phòng cho TP.HCM.
Xử lý tiếng ồn và mùi hôi từ nhà máy
Cử tri Nguyễn Văn Hoàng (TP Thủ Đức, TP.HCM) nêu ý kiến hiện nay có nhiều nhà máy xử lý chất thải khi hoạt động sẽ phát tán mùi hôi và tiếng ồn, về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Vừa qua, có nhiều người dân tại phường Tân Thới Nhất, Q.12 không đồng tình xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại khu vực này, lo ảnh hưởng môi trường. Cử tri Hoàng đặt vấn đề, liệu có cần thiết xây dựng không, nếu đưa vào hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân không.
Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Viết Vũ, Trưởng phòng tài nguyên nước, khoáng sản và biển đảo (Sở TN&MT TP.HCM) thông tin việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải trên địa bàn TP.HCM là rất cần thiết. Hiện nay, ngành TN&MT và Bộ Xây dựng đã ban hành những tiêu chuẩn, quy chuẩn rất cụ thể về việc xây dựng trạm, hệ thống xử lý nước thải tập trung.
"Ngành đã có những tiêu chuẩn cụ thể chi tiết về vị trí đặt trạm như trạm phải được đặt cuối hướng gió hay cuối dòng chảy để đảm bảo nước thải phải được thu gom, xử lý toàn bộ, hạn chế phát sinh mùi hôi ra ngoài. Tiêu chuẩn cũng quy định chi tiết là từng công trình bên trong hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu, đảm bảo diện tích cây xanh cách ly... Chúng ta tuân thủ tiêu chuẩn khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải và tuân thủ việc vận hành xử lý nước thải thì sẽ đảm bảo được sức khỏe người dân"- ông Vũ nói.
“Nếu tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế hệ thống xử lý nước thải và tuân thủ việc vận hành xử lý nước thải đúng quy chuẩn thì tôi rằng việc đảm bảo sức khỏe người dân là nằm trong tầm tay”, ông Vũ nói.
Thay mặt lãnh đạo Q.12, ông Nguyễn Minh Chánh, Phó Chủ tịch UBND Q.12 cho biết các hệ thống xử lý nước thải này rất cần thiết và phải xây dựng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, khi vận hành sẽ không ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng người dân.
Ông Chánh cho biết Q.12 đã có buổi tiếp xúc, đối thoại với người dân để thông tin đầy đủ đến người dân hiểu về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Khi xây dựng sẽ đánh giá tác động môi trường, khi vận hành sẽ có hệ thống quan trắc để đảm bảo môi trường cho người dân.
Để phản ánh những bất cập về lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật nói chung, cũng như lĩnh vực cấp, thoát nước và xử lý nước thải, người dân có thể liên hệ qua tổng đài đường dây nóng 1022 hoặc 0283824 9000.
PV
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Kỷ niệm 55 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường Đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
Miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế bị thiệt hại bởi thiên tai
Công ty CP Nước sạch Quảng Trị: Chung tay ủng hộ các tỉnh phía bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Đọc thêm
Chương trình đào tạo kỹ năng quản lý hiệu quả trong thế giới VUCA
Trong hai ngày 05-06/09 vừa qua, tại Sơn La đã diễn ra khóa đào tạo kỹ năng quản lý hiệu quả trong thế giới VUCA. Khóa học do Trung tâm đào tạo bồi dưỡng ngành nước Việt Nam (VWTC) phối hợp với Công ty CP Cấp nước Sơn La tổ chức.
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam họp Ban Thường vụ lần thứ II năm 2024, Nhiệm kỳ VI (2020-2025)
Chiều 20/8/2024, tại Hà Nội, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ lần thứ II năm 2024, Nhiệm kỳ VI (2020-2025) bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.
Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước để sớm ban hành Luật, giải quyết nhiều khó khăn
Ngày 17/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đến dự và phát biểu tại Hội thảo.
Tìm giải pháp cấp thoát nước đô thị và sử dụng hiệu quả nguồn nước tại Tây Nguyên
Mới đây, tại tỉnh Gia Lai, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp cấp thoát nước đô thị và sử dụng hiệu quả nguồn nước tại Tây Nguyên” với sự tham dự của gần 200 đại biểu, chuyên gia.
Indonesia chủ trì tổ chức Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ X: “Nước vì Thịnh vượng chung”
Diễn đàn Nước Thế giới (WWF) lần thứ X được tổ chức tại Bali (Indonesia). Diễn đàn với chủ đề “Nước vì Thịnh vượng chung” sẽ có sự góp mặt của 35.000 đại biểu từ 193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng nhiều nguyên thủ quốc gia.
Vì sao người tiêu dùng phải trả “Tiền dịch vụ môi trường rừng” trong giá thành nước sạch?
Từ ngày 01/02/2024, khách hàng sử dụng nước sạch tại TP. Cần Thơ phải trả thêm “phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và tiền dịch vụ môi trường rừng”. Lý giải về khoản phí này, Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp Thoát nước Cần Thơ Nguyễn Tùng Nguyên đã có cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Quản lý rủi ro về nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu
"Xâm nhập mặn, hạn hán, ngập lụt hay ô nhiễm nguồn nước,... là những nguy cơ tiềm ẩn, tác động trực tiếp đến an ninh, an toàn và phát triển bền vững của ngành Nước Việt Nam", đó là chia sẻ của bà Hạ Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam về những thách thức hiện thời của ngành Cấp Thoát nước.
Nhiều cơ hội và thách thức dành cho ngành Nước Việt Nam
Dự kiến đến năm 2030, tổng nhu cầu nước của Việt Nam sẽ tăng 32% so với hiện nay. Điều này mang tới nhiều cơ hội cũng như thách thức cho lĩnh vực cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải.