Nhiệt độ
Tăng giá dịch vụ thoát nước: Người dùng nước ‘‘cõng‘‘ tăng phí kép?
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có tờ trình UBND TP về việc ban hành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn giai đoạn 2020-2024 thay thế cho phí bảo vệ môi trường (thu theo sử dụng nước sạch).
Tiền thu từ dịch vụ thoát nước sẽ dùng vào mục đích đầu tư, duy tu, phát triển hệ thống thoát nước tại TP.HCM - Ảnh: LÊ PHAN
Một trong các phương án được cho khả thi là mức giá dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải được đề xuất tăng đều 5% qua các năm, cùng với việc trước đó giá nước ở TP.HCM có lộ trình tăng trong giai đoạn 2019-2022, người sử dụng nước có thể phải "cõng tăng phí kép".
Mỗi hóa đơn có thể chịu thêm 45% thuế, phí
Hiện nay người sử dụng nước trên địa bàn TP ngoài trả tiền mua nước sạch còn phải đóng 10% VAT và 10% phí bảo vệ môi trường (thu trên đơn giá nước sạch).
Theo tờ trình của Sở Xây dựng, phí bảo vệ môi trường sẽ được thay thế bằng tên gọi là giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải. Cách thu vẫn dựa vào đơn giá sử dụng nước của mỗi hộ dân. Về mức thu cụ thể, Sở Xây dựng đề xuất 3 phương án.
Phương án 1: tăng 3%/năm - lấy giá nước sạch năm 2019, mức thu phí môi trường 10%. Từ năm 2020-2024, mức thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tính thêm 3% mỗi năm.
Phương án 2: tăng trung bình 5%/năm. Từ năm 2020-2024, mức thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tính thêm 5% mỗi năm.
Phương án 3: phương án tăng cao - năm 2020 giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải sẽ thu bằng 20% giá nước sạch, giai đoạn từ 2021-2024, mức thu phí tính thêm 5% mỗi năm.
Theo đánh giá của Sở Xây dựng, với 3 phương án trên thì phương án 2 là khả thi, đảm bảo không đột biến gây tác động đáng kể và không ảnh hưởng đến nguồn chi ngân sách trong suốt lộ trình. Bên cạnh đó, mức thu đề xuất như trên ít có tác động đến thu nhập người dân, đặc biệt là người nghèo ở mức có thể chấp nhận được.
Ngoài ra, sở này còn trích dẫn nhận định của Ngân hàng Thế giới đánh giá việc áp dụng giá dịch vụ thoát nước "không ảnh hưởng nhiều" đến đời sống của đại bộ phận người dân TP.
Với mức đề xuất theo phương án 2, giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được áp dụng từ năm 2020 sẽ có mức thu như sau:
Nếu tính theo giá nước sạch trung bình năm 2020 tại TP.HCM là 9.590 đồng/m3 thì người dân sẽ chịu 15% của mức giá nước trên để chi trả cho giá dịch vụ thoát nước (khoảng 1.439 đồng).
Cứ theo lộ trình tăng mỗi năm 5%, đến năm 2024 giá trung bình cho 1m3 nước khoảng 12.107 đồng thì người dân phải chịu mức phí cho dịch vụ thoát nước là 4.237 đồng (tương đương 35%).
Được biết từ tháng 11-2019, giá nước tại TP.HCM cũng được điều chỉnh tăng qua các năm cho đến lộ trình năm 2022. Vì vậy cùng với đề xuất tăng mức giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải, người sử dụng nước trên địa bàn TP chịu cảnh tăng "kép" (chưa kể 10% VAT).
Trường hợp tờ trình này được duyệt đến năm 2024, người sử dụng nước phải trả khoảng 45% thuế phí (bao gồm 35% giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải; 10% VAT).
Ví dụ thực tế một hộ gia đình mỗi tháng sử dụng hết 1 triệu đồng tiền nước sẽ phải đóng thêm khoảng 450.000 tiền thuế phí vào năm 2024?
Tiền phí dịch vụ thoát nước dùng để làm gì?
Trong tờ trình này, Sở Xây dựng TP cho biết đối với nguồn thu từ dịch vụ thoát nước sẽ để lại 1% trên tổng số thu thực tế để chi trả cho chi phí dịch vụ đi thu, thực hiện các nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác (nếu có).
Phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho các mục đích đầu tư, duy trì, phát triển hệ thống thoát nước và các chi phí hợp lệ khác theo quy định hiện hành.
Sở Xây dựng nhận định lộ trình mà sở này đề xuất căn bản tạo sự công bằng trong xã hội. Người gây ô nhiễm phải có trách nhiệm của mình trong việc xử lý các chất gây ô nhiễm môi trường thông qua việc phải chi trả chi phí cho hoạt động đó.
Bên cạnh đó, số tiền thu được có thể đáp ứng cho chi phí của các hoạt động quản lý vận hành, duy tu, bảo trì hệ thống thoát nước, nước thải, bùn thải trong giai đoạn tiếp theo.
Điều này sẽ giúp cho việc giảm mức bao cấp từ ngân sách TP, cũng như đảm bảo nguồn chi trả nợ vay từ các hoạt động đầu tư vào hệ thống thoát nước từ vốn ODA và khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư bằng hình thức đối tác công tư (PPP).
Về phương thức thu đối với các hộ dân sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV thì phí cho dịch vụ thoát nước sẽ được thu kèm theo hóa đơn tiền nước.
Đối với các hộ dân không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung thì tiếp tục thu phí bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nước thải theo quy định.
Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM phối hợp với đơn vị có liên quan tổ chức xây dựng phương án thu tiền dịch vụ cho các đối tượng này.
Theo tiến sĩ Phạm Viết Thuận - viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường, hiện nay nguồn kinh phí đầu tư vào xử lý nước thải, chống ngập khá lớn. Trong khi ngân sách hạn hẹp, việc tìm nguồn thu, huy động xã hội hóa đầu tư vào các lĩnh vực này là cần thiết.
Tuy nhiên, ông Thuận cho rằng việc tăng giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải như trên khó khả thi bởi: nguồn thu được từ người dân sẽ không đủ bù vào khoản đầu tư, duy tu, xử lý nước thải, chống ngập nhưng gây ra sự bàn tán trong dư luận xã hội.
Còn việc muốn thay đổi mức thu phải có cơ sở dữ liệu để đánh giá và phải có lộ trình nghiên cứu lâu dài xem việc áp dụng mức phí mới có hợp lý, thuận lòng dân.
Bên cạnh đó, ông Thuận cũng lo ngại hiện TP đang khuyến khích người dân sử dụng nước sạch, giảm khai thác nước ngầm để tránh các hệ lụy về môi trường. Việc áp dụng thu phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải sẽ làm người dân e dè trong việc sử dụng nước sạch.
Lê Phan/Báo Tuổi trẻ
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030
Đọc thêm
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước
Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.