Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn

01/03/2025 00:07

Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.

Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, yêu cầu đổi mới tư duy làm luật, trong đó có Luật Cấp, thoát nước. Ảnh: VGP/Minh Khôi

'Chiếc áo' pháp lý đã chật

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay, tại khu vực đô thị có khoảng hơn 250 doanh nghiệp cấp nước, đang vận hành trên 1.000 nhà máy nước; tổng công suất các nhà máy cấp nước khoảng 13,2 triệu m3/ngày đêm. Tỉ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch đạt 94%. Tỉ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Khu vực nông thôn có khoảng 18.000 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, 10 triệu công trình cấp nước quy mô hộ gia đình.

Hệ thống thoát nước đô thị chủ yếu là hệ thống thoát nước chung. Đến tháng 12/2024, toàn quốc có 83 nhà máy xử lý nước thải đô thị đang vận hành ở hơn 50 đô thị, với tổng công suất thiết kế khoảng 2,064 triệu m3/ngày, công suất thực tế khoảng 1,063 triệu m3/ngày. Tỉ lệ thu gom và xử lý nước thải đô thị bình quân đạt 18% trên tổng lượng nước thải phát sinh. Đối với khu vực nông thôn, hầu hết nước thải sinh hoạt, sản xuất xả trực tiếp ra môi trường.

Hiện nay, pháp luật về cấp, thoát nước cao nhất là nghị định, chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển ngành cấp, thoát nước.

Nội dung quy hoạch cấp, thoát nước trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chỉ mang tính định hướng, chưa được quy định cụ thể, khó khăn cho việc lập, triển khai đầu tư xây dựng các dự án cấp, thoát nước quy mô lớn có tính liên kết vùng; nhiều đô thị bị ngập úng do hệ thống thoát nước quá tải hoặc thiếu đồng bộ.

Thiếu quy định xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về cấp, thoát nước; dữ liệu cấp, thoát nước từ Trung ương tới địa phương không đầy đủ, thiếu đồng bộ và chưa ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin.

Hoạt động đầu tư phát triển cấp, thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư cấp nước nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo hiệu quả thấp, công trình kém bền vững, chất lượng dịch vụ kém. Nhu cầu vốn đầu tư thu gom, xử lý nước thải rất lớn (gấp từ 3 đến 10 lần vốn đầu tư cho cấp nước), trong khi khả năng đáp ứng từ ngân sách Nhà nước thấp, chưa huy động được nguồn vốn xã hội hóa.

Việc ban hành giá nước sạch gặp nhiều khó khăn; giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải còn thấp, hạn chế huy động nguồn lực đầu tư.

Quản lý nhà nước về cấp, thoát nước còn chồng chéo, chưa thống nhất, chưa đồng bộ, bị cắt khúc theo địa bàn; cấp nước khu vực đô thị và nông thôn khác nhau từ công tác quy hoạch, quản lý đầu tư, chất lượng xây dựng công trình đến chất lượng dịch vụ.

Mô hình tổ chức quản lý cấp, thoát nước đa dạng, khác nhau giữa các tỉnh, thành phố; năng lực vận hành công trình cấp, thoát nước còn nhiều hạn chế, thiếu kiểm soát đặc biệt khu vực nông thôn.

Thiếu quy định quản lý cấp, thoát nước an toàn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và ngăn ngừa, giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu (xâm nhập mặn, hạn hán, sụt lún...).

Việc xây dựng Luật Cấp, thoát nước nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm công cụ quản lý đồng bộ, toàn diện, thống nhất đối với hoạt động cấp, thoát nước.

Cung cấp nước sạch ổn định, bảo đảm quyền được tiếp cận nguồn nước sạch của người dân, thu gom và xử lý nước thải đồng bộ với mục đích bảo vệ môi trường, thoát nước mưa chống ngập gắn với thích ứng biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe con người.

Hướng tới quản lý phát triển cấp, thoát nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất cơ sở dữ liệu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cấp, thoát nước, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa.

Kết hợp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng nước, hộ thoát nước, của các tổ chức, cá nhân đầu tư, vận hành công trình cấp, thoát nước và Nhà nước. Xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư và vận hành công trình cấp, thoát nước; hỗ trợ đầu tư công trình cấp, thoát nước nông thôn, các khu vực khó khăn về nguồn nước, dân cư phân tán.

Tại cuộc họp, đại diện các Bộ: KH&ĐT, Tư pháp, Tài chính, Công an, Hiệp hội Cấp, thoát nước Việt Nam… đã phân tích cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn và các tồn tại, hạn chế, sự cần thiết phải xây dựng, ban hành Luật Cấp, thoát nước, bảo đảm quản lý đồng bộ, thống nhất về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cấp nước, thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải; quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn công trình và cung cấp dịch vụ cấp, thoát nước; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động cấp, thoát nước.

Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn- Ảnh 2.

Phó Thủ tướng nêu rõ, dự thảo Luật Cấp, thoát nước cần ngắn gọn, cụ thể, tập trung cho riêng lĩnh vực cấp, thoát nước. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phải bảo đảm không xung đột, không chồng chéo

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, yêu cầu đổi mới tư duy làm luật, trong đó có Luật Cấp, thoát nước, theo hướng vừa tiếp cận đồng bộ, tổng thể, vừa chi tiết, cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; làm rõ mối quan hệ giữa Luật Cấp, thoát nước với các luật khác, như quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và nông thôn, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, thuỷ lợi, đầu tư công, giá, thuế… bảo đảm không xung đột, chồng chéo.

Bộ Xây dựng phải tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách có liên quan đến cấp, thoát nước trong những luật đã được ban hành, chỉ rõ bất cập, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, từ đó xác định những vấn đề riêng biệt, đặc thù của lĩnh vực cấp, thoát nước mà những luật khác không giải quyết được.

Phó Thủ tướng nêu rõ, nước sạch cũng là một loại hàng hoá thiết yếu, quan trọng mà Nhà nước có trách nhiệm quản lý, bảo đảm người dân được tiếp cận công bằng, đầy đủ, an toàn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể đầu tư hệ thống cấp nước cung cấp cho những nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng nước với tiêu chuẩn cao hơn theo mức giá tự thoả thuận.

Dự thảo Luật cần ngắn gọn, cụ thể, tập trung cho riêng lĩnh vực cấp, thoát nước; quy định rõ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước, vấn đề an ninh, an toàn của tài nguyên nước, hệ thống cấp, thoát nước, chất lượng nước… và tiếp cận theo vùng, lưu vực sông, chứ không phải theo địa giới hành chính.

"Những gì đã rõ thì thể chế hoá thành các chính sách chi tiết ngay trong luật, đồng thời có một số định hướng lớn đối với những vấn đề chưa rõ, chưa thể dự báo, đánh giá hết", Phó Thủ tướng lưu ý.

Nguồn: baochinhphu.vn
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, là “đòn bẩy” sản xuất kinh doanh nước sạch

Xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, là “đòn bẩy” sản xuất kinh doanh nước sạch

Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.

Diễn đàn 01/03/2025
Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.

Chính sách 28/02/2025
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.

Chính sách 09/01/2025
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối

Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối

Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.

Chính sách 28/12/2024
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.

Văn hóa nước 28/11/2024
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.

Diễn đàn 07/11/2024
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024

Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024

Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).

Chính sách 04/11/2024
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước

Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước

Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.

Chính sách 18/08/2024
Top