Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

05/02/2025 09:40

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.

Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch- Ảnh 1.

Hồi sinh sông Tô Lịch là rất cấp bách để mang lại môi trường, cảnh quan, văn hóa, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.

Công văn số 741/VPCP-NN của Văn phòng Chính phủ nêu: Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch và ý kiến một số Bộ liên quan, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau:

Việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách để mang lại môi trường, cảnh quan, văn hóa, bảo vệ sức khỏe Nhân dân theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 111-TB/VPTW ngày 03 tháng 12 năm 2024 của Văn phòng Trung ương Đảng.

Trước mắt, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần triển khai ngay Dự án bổ cập nước sông Tô Lịch nhất là khi 100% nước thải dọc theo dòng sông được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và nước sau thu gom, xử lý không được trả lại về sông Tô Lịch. Việc chuyển nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch cần được thực hiện đồng thời với rà soát các quy hoạch có liên quan, thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu gom toàn bộ nước thải dọc theo các sông, kiểm soát nước mưa, chỉnh trang đô thị, cải tạo cảnh quan hai bên sông, phát huy hiệu quả kinh tế, văn hóa, môi trường.

Căn cứ vào quy định khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020; khoản 15 Điều 4 và khoản 1 Điều 45 Luật Đầu tư công năm 2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có đầy đủ thẩm quyền để quyết định và thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp thuộc cấp mình quản lý. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định và thực hiện dự án theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Trường hợp áp dụng trình tự thủ tục thực hiện dự án đầu tư công khẩn cấp, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các Sở, ngành hoàn thiện phương án kinh tế - kỹ thuật đảm bảo hiệu quả kinh tế, tính bền vững của công trình, không để xảy ra thất thoát lãng phí tài sản công và ngân sách nhà nước.

Về giải pháp và công nghệ, Phó Thủ tướng lưu ý cần nghiên cứu phương án lắng, lọc nước sông Hồng để giảm lượng phù sa bồi lắng, sử dụng hiệu quả nguồn nước sau khi đã được xử lý, trong đó có phương án cấp nước trở lại sông Tô Lịch thay cho phương án chuyển ra sông Hồng. Nghiên cứu đánh giá tác động, có giải pháp bảo đảm an toàn các công trình hạ tầng kỹ thuật tại khu vực lấy nước và dọc theo tuyến có công trình đi qua.

Phó Thủ tướng giao các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường theo chức năng quản lý nhà nước được phân công chủ động phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sớm hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đê điều, xây dựng, tài nguyên nước, môi trường,… để triển khai thực hiện dự án bảo đảm mục tiêu, tiến độ, theo đúng quy định của pháp luật.

* Về phương án bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, trước đó thành phố Hà Nội đã thống nhất phương án tuyến ống dẫn nước từ cống qua đê đi hướng đường Võ Chí Công đưa nước vào đầu sông Tô Lịch tại vị trí cống qua đường Hoàng Quốc Việt.

Hà Nội sẽ xây dựng trạm bơm công suất 3-5m 3 /s tại bãi sông Hồng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) gồm trạm bơm, bể hút, trạm biến áp, nhà quản lý vận hành. Nước từ trạm bơm, theo đường ống đi dọc đường nội bộ trong vùng bãi sông, xuyên qua đê sông Hồng (gầm cầu Nhật Tân, đường An Dương Vương).

Tại đoạn xuyên qua đê dài khoảng 45m, thành phố sẽ cho đào mở đê, xây dựng cống hộp và lắp đường ống bên trong cống hộp.

Trên tuyến Võ Chí Công có bố trí đầu chờ chia nước để theo tuyến ống dẫn nước đi theo ngõ 685 Lạc Long Quân (khu vực Lotte Mall Tây Hồ) và ngõ 612 Lạc Long Quân vào hồ Đầm Bảy xử lý trước khi vào hồ Tây.

Về giải pháp kỹ thuật, Hà Nội dự kiến lưu lượng bổ cập nước cho sông Tô Lịch và hồ Tây là 3,0m3/s; kích thước đường ống dẫn nước đường kính D1200 (bố trí 2 đường ống thép, 1 ống dự phòng có đường kính D1200 đặt trong hộp bằng bê tông cốt thép); dự kiến đặt 3 đập dâng tại vị trí Cống Mọc, cầu Dậu và vị trí trước ngã ba sông Tô Lịch - sông Kim Ngưu. Hà Nội cam kết hoàn thành dự án trước tháng 9.

Nguồn: baochinhphu.vn
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bộ Xây dựng yêu cầu chủ động ứng phó mưa lớn tại Bắc Bộ

Bộ Xây dựng yêu cầu chủ động ứng phó mưa lớn tại Bắc Bộ

Trước dự báo về đợt mưa lớn diện rộng tại khu vực Bắc Bộ, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

SAWACO chủ động ứng phó mưa bão, đảm bảo cấp nước sạch cho người dân TP.HCM

SAWACO chủ động ứng phó mưa bão, đảm bảo cấp nước sạch cho người dân TP.HCM

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.

Doanh nghiệp 25/06/2025
Thành phố chống chịu lũ lụt: Việt Nam góp tiếng nói tại Tuần lễ Nước Singapore 2025

Thành phố chống chịu lũ lụt: Việt Nam góp tiếng nói tại Tuần lễ Nước Singapore 2025

Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.

Quốc tế 25/06/2025
Cần Thơ vận hành nhà máy nước 50.000 m³/ngày đêm sau 6 tháng tái khởi động

Cần Thơ vận hành nhà máy nước 50.000 m³/ngày đêm sau 6 tháng tái khởi động

Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.

Doanh nghiệp 20/06/2025
Khánh thành công trình cấp nước sạch tại Làng Nủ: Nghĩa tình ngành Nước hướng về vùng lũ

Khánh thành công trình cấp nước sạch tại Làng Nủ: Nghĩa tình ngành Nước hướng về vùng lũ

Sáng ngày 24/5/2025, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) phối hợp với Công ty CP Cấp nước tỉnh Lào Cai và chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao hệ thống cấp nước sinh hoạt công suất 300m³/ngày đêm phục vụ khu tái định cư Làng Nủ (Lào Cai) sau thiên tai.

Long An đẩy mạnh xử lý nước thải đô thị, khắc phục điểm nóng ô nhiễm môi trường

Long An đẩy mạnh xử lý nước thải đô thị, khắc phục điểm nóng ô nhiễm môi trường

UBND tỉnh Long An vừa công bố kế hoạch đầu tư xây dựng 11 trạm xử lý nước thải (XLNT) sinh hoạt tập trung tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài và thiếu hụt hạ tầng thu gom, xử lý nước thải.

Việt Nam - Australia: Xây dựng dự án nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu

Việt Nam - Australia: Xây dựng dự án nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu

Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”

Quốc tế 08/05/2025
Bốn chiến lược hỗ trợ cho nguồn cung cấp nước sạch ở Thái Bình Dương

Bốn chiến lược hỗ trợ cho nguồn cung cấp nước sạch ở Thái Bình Dương

Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ và các đối tác của các quốc gia vùng Thái Bình Dương phải hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo có thể duy trì hoạt động của mình về mặt tài chính để cung cấp các dịch vụ cấp nước chất lượng cao và dễ tiếp cận cho mọi người.

Đưa nước sạch đến vùng thiên tai

Đưa nước sạch đến vùng thiên tai

Vượt qua đau thương do thiên tai gây ra, người dân ở khu tái thiết nhà ở thôn Làng Nủ (Bảo Yên) và thôn Nậm Tông, Kho Vàng (Bắc Hà) đã dần trở lại cuộc sống thường ngày. Một trong những yếu tố quan trọng giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống là được tiếp cận với nguồn nước sạch.

Nghe nhìn 01/04/2025
Top