Nhiệt độ
Thủ tướng Chính phủ nghe báo cáo về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Sáng ngày 17/11/2023, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2023. Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thảo luận, xem xét, cho ý kiến về đề nghị xây dựng các dự án luật, trong đó có Luật Cấp Thoát nước.
Trong phiên họp sáng ngày 17/11, các thành viên Chính phủ thảo luận, xem xét, cho ý kiến về đề nghị xây dựng các dự án luật, trong đó có Luật Cấp Thoát nước
Trong phiên họp sáng ngày 17/11, các thành viên Chính phủ thảo luận, xem xét, cho ý kiến về đề nghị xây dựng các dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Cấp, thoát nước; Luật Điện lực (sửa đổi).
Đặc biệt, về Đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước, các thành viên Chính phủ cho rằng: thời gian qua các quy định pháp luật về cấp, thoát nước được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật, chủ yếu là các văn bản dưới luật; qua triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; yêu cầu bảo đảm cấp nước, thoát và xử lý nước thải ngày càng cấp bách, yêu cầu cao hơn, cần thể chế hóa thành các quy định pháp luật cụ thể, hợp lý, khả thi.
Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành Luật Cấp, thoát nước là cần thiết, nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực cấp nước sạch, thoát và xử lý nước thải; khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất và khả thi của hệ thống pháp luật.
Các thành viên Chính phủ đề nghị cần tiếp tục tổng kết các quy định pháp luật về cấp, thoát nước và có liên quan; nhất là việc đánh giá một cách khách quan, tổng thể những tồn tại, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình triển khai, đề xuất những quy định, biện pháp phù hợp, khả thi và hiệu quả.
Tiếp tục rà soát, xác định rõ phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các luật khác có liên quan; bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Nội dung và giải pháp thực hiện chính sách phải thể hiện rõ chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cấp, thoát nước; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số; cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, bảo đảm thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Cùng với đó đánh giá tác động chính sách một cách khoa học, đầy đủ theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm khả thi và hiệu quả; Tích cực tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham khảo có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam; Tích cực tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận.
Cho ý kiến về đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Xây dựng đã tích cực chuẩn bị hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, trình Chính phủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL.
Đối với các Chính sách của luật này, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ NNPTNT, Bộ KH& ĐT, Văn phòng Chính phủ và các bộ về nội dung của chính sách, bảo đảm phù hợp với pháp luật về quy hoạch và liên quan. Riêng đối với hệ thống cấp thoát nước nông thôn phân tán, quy mô hộ gia đình, Thủ tướng cơ bản thống nhất về sự cần thiết của quản lý nhà nước; tuy nhiên, cần làm rõ khái niệm, nội dung của chính sách, phạm vi và cách thức quản lý nhà nước sao cho khả thi, bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch của người dân một cách thuận tiện, hiệu quả nhất.
Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, Nghị quyết Phiên họp hôm nay, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ Tư pháp tổng hợp đề nghị xây dựng Luật này vào đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật của Quốc hội năm 2025, trình Chính phủ theo quy định. Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật này.
Thi Nga
(Tổng hợp từ vov.vn, chinhphu.vn)
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Molecor hợp tác phân phối và chuyển giao công nghệ với tập đoàn Bình Minh Việt
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng
Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển
Trạm Cấp nước sạch đảo Bạch Long Vĩ "vượt nắng thắng mưa" mang nguồn nước ngọt ra hải đảo
Đọc thêm
Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước để sớm ban hành Luật, giải quyết nhiều khó khăn
Ngày 17/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đến dự và phát biểu tại Hội thảo.
Giải quyết tình trạng đô thị “Cứ mưa lớn là ngập úng”
Đầu tháng 5 vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) một lần nữa đối mặt với tình trạng úng ngập cục bộ tại hầu hết các tuyến phố. Thực tế này đòi hỏi các đô thị lớn trong đó có TP.HCM cần tìm ra lời giải cụ thể nhằm chấm dứt và giải quyết tình trạng “cứ mưa lớn là ngập úng”.
Bộ Xây dựng và Ngân hàng Thế giới chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực cấp, thoát nước
Tại trụ sở Bộ Xây dựng, Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã phối hợp tổ chức Hội thảo kỹ thuật về xây dựng Luật Cấp Thoát nước.
Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước
Công ty CP Nước sạch số 2 Hà Nội vừa chuyển tới cơ quan soạn thảo các ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) cùng một số đề xuất hoạt động.
Hà Nội đặt kế hoạch thông tin về điều chỉnh giá nước sạch
UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu thông tin rộng rãi về giá nước sạch sinh hoạt tại địa bàn nhằm tạo đồng thuận trong nhân dân và nâng cao ý thức sử dụng nước.
Sử dụng ống nhựa công nghệ cao để cấp nước bền vững
Để đảm bảo cấp nước bền vững, cần thay đổi trong chính sách và giải pháp sử dụng ống nhựa công nghệ cao, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đề xuất tại một hội thảo.
Hà Giang phạt tiền 2 công ty do xả nước thải ra môi trường
Chính quyền tỉnh Hà Giang vừa phạt hai công ty khai khoáng với số tiền trên 400 triệu đồng do hành vi xả nước thải ra môi trường, TTXVN đưa tin.
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung được giảm 3 năm tù trong vụ án sai phạm mua chế phẩm Redoxy-3C
Sau 3 này xét xử phúc thẩm, chiều 22.6, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án phạt cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung 5 năm tù giam, giảm 3 năm so với án sơ thẩm với tội danh "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", trong vụ án sai phạm mua chế phẩm Redoxy-3C, báo Lao Động đưa tin.
Tạm giữ hơn 20.000 sản phẩm thiết bị vật tư ngành nước không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Hưng Yên
Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý Thị trường tỉnh Hưng Yên phối hợp với Đội Chống buôn lậu, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Hưng Yên kiểm tra và tạm giữ hơn 20.000 sản phẩm thiết bị vật tư ngành nước, Tổng cục Quản lý Thị trường đưa tin.