
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtNgân hàng Thế giới (WB) và Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học "Nâng cao chỉ số tín nhiệm cho các công ty cấp nước" tới các học viên
Không chỉ là thiếu vốn
Uy tín tín dụng là "chìa khóa" để doanh nghiệp có thể chứng minh năng lực tài chính với các bên cho vay. Qua đó, giúp thu hút vốn đầu tư tư nhân, tiếp cận các nguồn vay tiềm năng đến từ các tổ chức quốc tế; đồng thời tăng tính minh bạch, cải thiện năng lực quản trị và hướng tới hoạt động quản lý, vận hành hiệu quả.
Riêng với các doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam, xuất phát từ đặc thù dịch vụ công ích, chi phí đầu vào cao, biên độ lợi nhuận thấp, nên các doanh nghiệp cần tiếp cận thêm các nguồn vốn khác bên cạnh vốn truyền thống. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp còn hạn chế về quản trị tài chính, thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện báo cáo tín dụng. Do đó, việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các định chế tài chính lớn còn gặp nhiều khó khăn.
Đại diện Ban Kế toán, Công ty CP Cấp nước Hòa Bình cho biết: "Hiện nay công ty đã tiếp cận nguồn vốn ODA vay thương mại song chưa có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới. Điều này xuất phát từ việc chưa nắm rõ trình tự thủ tục, quy trình thực hiện cũng như cách thức nâng cao chỉ số tín nhiệm, quản trị".
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh Nước sạch Hải Dương cho biết: "Với đặc thù là doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nhà nước, trước đây, công ty đã có cơ hội tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới. Sau này, khi mở rộng phát triển thì tiếp tục chủ yếu dùng vốn vay ngắn hạn, trung hạn nhưng vẫn còn gặp một số khó khăn."
Ở góc độ doanh nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm tiếp cận nguồn vốn từ các định chế tài chính lớn, ông Trần Chiến Công, Tổng Giám đốc BIWASE chia sẻ: "Gần đây nhất, BIWASE Long An đã phát hành thành công 700 tỷ trái phiếu doanh nghiệp và đạt mức độ tín nhiệm 3A - mức độ cao nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, kết quả này chủ yếu có được nhờ tổ chức bảo lãnh uy tín. Vì vậy mục tiêu tiếp theo của công ty là nâng cao chỉ số tín nhiệm nội tại một cách độc lập, phù hợp đặc thù ngành Nước".
Thấu hiểu mong muốn của doanh nghiệp, Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp với Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức khóa học "Nâng cao chỉ số tín nhiệm cho các công ty cấp nước" nhằm trang bị các kiến thức và chiến lược thực tế giúp các công ty cấp nước cải thiện chỉ số tín nhiệm, nâng cao khả năng tiếp cận vốn tài chính thương mại. Khóa học tập trung ở các nội dung: (1) Quản trị; (2) Quản lý Tài chính và Vận hành; (3) Lập kế hoạch đầu tư; và (4) Tiếp cận nguồn tài chính thương mại. Các học viên được tìm hiểu về các tiêu chí mà ngân hàng sử dụng để đánh giá tín nhiệm của khách hàng. Tín nhiệm tài chính không chỉ quan trọng trong việc tiếp cận nguồn vốn, mà còn là chỉ số then chốt trong các hợp đồng dịch vụ dựa trên hiệu quả giữa các Ủy ban Nhân dân (CPC/PPC) và công ty cấp nước.
Bước đầu, khóa học thí điểm đào tạo 08 doanh nghiệp ngành Nước tại Việt Nam như Công ty CP - Tổng Công ty nước và Môi trường Bình Dương, Công ty CP Nước sạch Bắc Ninh, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng,… và cho kết quả tích cực.
Bà Đoàn Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường chia sẻ về kết quả khảo sát đánh giá khóa học
Chia sẻ về kết quả khảo sát đánh giá khóa học, bà Đoàn Thu Hà, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường, cho biết, thiết kế bài giảng nhận được sự đánh giá cao từ phía học viên, cả về Tính rõ ràng và phù hợp của các chủ đề, Độ sâu của nội dung và khả năng áp dụng và tính thực tiễn. Sau khi tham gia khóa học, một số kiến thức, khải niệm đã được các công ty áp dụng như: Áp dụng phương pháp đã học để tái cấu trúc các khoản vay, tối ưu hóa lãi suất và chi phí tài chính; Tăng cường giám sát, minh bạch trong quản trị và cải thiện hiệu quả hoạt động tại chi nhánh; Sử dụng kiến thức từ khóa học để nâng cao điểm tín nhiệm thông qua báo cáo tài chính minh bạch và giảm thiểu nợ ngắn hạn; Áp dụng các giải pháp để giảm tỷ lệ thất thoát nước, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả.
Đại diện WB bày tỏ niềm vui mừng khi được hợp tác với VWSA để hỗ trợ khả năng tín dụng của các công ty cấp nước và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính.
Cần có chiến lược tài chính dài hạn
Trên cơ sở đánh giá tích cực từ phía học viên, WB và VWSA nhận thấy khóa học là mô hình xứng đáng được nhân rộng giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc nâng cao năng lực tài chính và minh bạch hóa hoạt động.
Phát biểu tại Hội thảo về xây dựng uy tín tín dụng của doanh nghiệp ngành Nước và hỗ trợ tiếp cận tài chính, bà Elif Ayhan, Trưởng nhóm Chương trình Toàn cầu khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB cho biết, việc tận dụng nguồn tài chính công và tư nhân cùng các giải pháp bền vững của khu vực tư nhân là điều cần thiết để đạt được các mục tiêu an ninh nguồn nước tại Việt Nam. Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) rất vui mừng được hợp tác với VWSA để hỗ trợ khả năng tín dụng của các công ty cấp nước và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính. Quan hệ đối tác rất quan trọng để đạt được an ninh nguồn nước và thúc đẩy thịnh vượng chung trên khắp Việt Nam và toàn cầu. Bằng cách tập hợp các thế mạnh cốt lõi của WBG bao gồm Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) cung cấp các sản phẩm tài chính và tư vấn chính sách cho các chính phủ, Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân và Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) cung cấp bảo hiểm rủi ro chính trị, chúng tôi có thể tạo điều kiện cho các khoản đầu tư có khả năng thanh toán, mở đường cho đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy các dự án phức tạp và quan trọng đối với quốc gia.
Chia sẻ thêm về các bước và sự chuẩn bị để các doanh nghiệp cấp nước tiếp cận nguồn tài chính thương mại, Trưởng nhóm toàn cầu về Nước và Tài chính của WB - ông Zhengrong Lu đã có bài thuyết trình và hướng dẫn tại hội thảo. Theo ông Lu, cơ chế tài trợ và cấp vốn cho các công ty thường bắt nguồn từ doanh thu thuế và/hoặc thuế quan mà chính phủ hoặc các công ty thu được. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nguồn vốn công có thể phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu, do đó các công ty cần tìm kiếm các nguồn tài chính đa dạng từ các nguồn tư nhân và song phương, v.v.
Tham gia hội thảo, đại diện tới từ IBRD chia sẻ về Giải pháp tài chính của WB, Triển khai cách tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển; IFC chia sẻ về Lĩnh vực trọng tâm, kinh nghiệm và dịch vụ mà IFC cung cấp, phát triển các dự án hạ tầng đô thị, hạ tầng nước; MIGA chia sẻ về Các công cụ bảo lãnh hỗ trợ dự án ngành nước.
Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch VWSA phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch VWSA bày tỏ ấn tượng với các trường hợp điển hình được trình bày tại hội thảo và đề xuất tiếp tục nghiên cứu, xem xét áp dụng thí điểm tại doanh nghiệp ngành nước Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Điệp nhấn mạnh: "Với nhu cầu nguồn vốn lớn như hiện nay, VWSA sẽ tiếp tục là cầu nối giữa các định chế tài chính lớn như WB và hơn 400 doanh nghiệp hội viên thuộc VWSA".
Trung tuần tháng 4/2025, Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp với Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức buổi hội thảo về xây dựng uy tín tín dụng của doanh nghiệp ngành nước và hỗ trợ tiếp cận tài chính, tổng kết đánh giá Khóa học về Nâng cao chỉ số tín nhiệm của doanh nghiệp ngành Nước đã thực hiện, và chia sẻ xây dựng uy tín tín dụng của doanh nghiệp ngành nước và hỗ trợ tiếp cận tài chính.
Hội thảo có sự góp mặt của đại diện các cơ quan chính phủ: Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính. Cùng với đó là các doanh nghiệp ngành Nước như Công ty CP Nước sạch Bắc Ninh, AquaOne, DNP Water, Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng, Công ty CP Cấp nước Phú Thọ, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Công ty CP Nước sạch Hòa Bình,…
Tại hội thảo, đại diện VWSA và WB đã trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học tới các học viên.
Khiêm Anh
Với phương pháp mô phỏng toán số, các nhà nghiên cứu đánh giá định lượng dòng lũ quét ngang qua Khu du lịch sinh thái thác Bảo Đại - Tuyền Lâm, chiều sâu ngập nước và thời gian tập trung nước trong hồ Tuyền Lâm, từ đó đưa ra các cảnh báo khi quy hoạch xây dựng dự án.
Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ và các đối tác của các quốc gia vùng Thái Bình Dương phải hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo có thể duy trì hoạt động của mình về mặt tài chính để cung cấp các dịch vụ cấp nước chất lượng cao và dễ tiếp cận cho mọi người.
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Hà Nội đang nghiên cứu giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Chuyên gia cho rằng, phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” làm cho tầm nhìn từ khu vực phố cổ ra hồ Gươm rộng hơn rất nhiều, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng các công trình ngầm để tạo thành một không gian tổng thể.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.