Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Quy hoạch cấp nước: Bài toán lượng và chất

08/10/2018 00:00

Đồ án Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phạm vi là khu vực đô thị và nông thôn liền kề và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2013. Căn cứ đồ án này, thành phố Hà Nội cũng đã lập Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, trong 4 năm qua, việc phát triển hệ thống cấp nước cho đô thị và nông thôn hầu như bị chậm so với kế hoạch. Bên cạnh đó, nội dung Quy hoạch cấp nước Hà Nội bộc lộ rõ một số bất cập, chưa phù hợp với tốc độ phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và thực tế quản lý đầu tư phát triển

Đồ án Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phạm vi là khu vực đô thị và nông thôn liền kề và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2013. Căn cứ đồ án này, thành phố Hà Nội cũng đã lập Quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, trong 4 năm qua, việc phát triển hệ thống cấp nước cho đô thị và nông thôn hầu như bị chậm so với kế hoạch. Bên cạnh đó, nội dung Quy hoạch cấp nước Hà Nội bộc lộ rõ một số bất cập, chưa phù hợp với tốc độ phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và thực tế quản lý đầu tư phát triển cấp nước của Thủ đô, điều này đòi hỏi phải có những sự điều chỉnh phù hợp.
 
Vẫn còn nhiều bất cập
 
Theo ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay, dân số Hà Nội khoảng 7,740 triệu người, trong đó khu vực 12 quận nội thành với quy mô dân số khoảng 3,460 triệu người. Tại khu vực nội thành, hiện nay, các đơn vị cung cấp nước trên địa bàn đã đáp ứng được khoảng hơn 1.000.000m3 nước/ngày đêm, tăng so với năm 2017 khoảng 75.000m3/ngđ. Theo tiêu chuẩn này tỷ lệ người dân đô thị được cấp nước gần đạt 100%. Tuy nhiên, còn một số hộ dân vẫn sử dụng nguồn cấp nước cục bộ và chưa đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung của Thành phố (thuộc quận Nam, Bắc Từ Liêm).

Nhà máy nước mặt sông Đuống thi công lắp đặt đường ống cấp nước

Tại khu vực huyện, thị xã, từ tháng 6/2016 đến nay, Thành phố đã chấp thuận cho 23 Nhà đầu tư triển khai 34 dự án, tập trung chỉ đạo các nhà đầu tư khẩn trương thực hiện xây dựng mạng lưới cấp nước đảm bảo khả năng đấu nối cấp nước cho khoảng gần 52% số người dân nông thôn sử dụng và tiếp cận nguồn nước sạch (tương đương khoảng 2.237.008 người) tăng so với năm 2016 ( 37,2%).
 
Các dự án hoàn thành sẽ nâng tổng số xã được cấp nước sạch lên 382/416 xã, khoảng 1.017.847 hộ, với khoảng 4.071.389 người dân nông thôn được cấp nước sạch đạt tỷ lệ khoảng 94%. Dự kiến đến 31/12/2020 sẽ phấn đấu đầu tư hệ thống cấp nước cho toàn bộ 416 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 100%. Mục tiêu trước mắt trong năm 2018 một số dự án phát triển mạng cấp nước sẽ hoàn thành, đấu nối cấp nước bổ sung cho khoảng 61.000 hộ với khoảng 244.000 người, nâng tỷ lệ cấp nước nông thôn tăng lên trên 55%.
 
Như vậy, với việc nhiều dự án đã triển khai và sớm đưa vào vận hành, khai thác góp phần tăng tỷ lệ số người dân được cung cấp nước sạch tại khu vực nông thôn từ 37,2% (năm 2016) lên 52%. Tuy nhiên, hiện nay một số nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án chậm ảnh hưởng tới tiến độ cung cấp nước sạch cho người dân. Đặc biệt, nhiều dự án mặc dù đã hoàn thành nhưng tỷ lệ đăng ký đấu nối sử dụng nước sạch còn thấp, do vậy chưa thể phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của dự án. Việc làm này đã ảnh hưởng phần nào đến kế hoạch triển khác các dự án mạng của nhà đầu tư.
 
Nâng cao tiêu chuẩn
 
Một vấn đề nữa cũng được đặt ra đó là nguồn cấp nước cho đô thị Hà Nội hiện nay vẫn chủ yếu là nguồn nước ngầm. Trong khi đó nhiều giếng có hàm lượng sắt cao tại các quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hà Đông, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm. Các giếng tại các quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Xuân, Long Biên có hàm lượng mangan cao. Các giếng tại các quận ở phía Nam và Đông Nam Thành phố bị ô nhiễm, một số nơi hàm lượng amoni rất cao như nhà máy nước Pháp Vân, Hạ Đình, Tương Mai và có dấu hiệu bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
 
Vì lý do trên, trong quá trình lập Quy hoạch điều chỉnh cấp nước Hà Nội cần nghiên cứu kỹ, đưa ra lộ trình cắt giảm việc sử dụng nước ngầm. Nếu không giải quyết vấn đề này sẽ làm giảm chất lượng nước cung cấp cho khách hàng, gây khó khăn cho các đơn vị cấp nước trong vấn đề xử lý và giá thành nước sẽ tăng cao do phải lắp thêm công nghệ xử lý các chất độc hại. Bênh cạnh đó, tiêu chuẩn giá nước sạch và giá nước sạch tại vòi cũng đang làm khó nhà đầu tư, theo ông Đỗ Văn Định- Giám đốc Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống nước sạch của Nhà máy nước mặt sông Đuống đủ tiêu chuẩn nước uống tại vòi.
 
Tuy nhiên đơn vị này chỉ lắp đặt đường ống nước mới những trục chính và hệ thống ống nước vào tận nhà dân ở một số phường xã. Như vậy dù nước đạt tiêu chuẩn uống tại vòi nhưng khi đấu nói vào đường ống cũ có thể ảnh hưởng chất lượng nguồn nước, do đó giá thành cũng sẽ bị hạn chế.
 
Được biết, để xử lý các vấn đề này, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành công văn yêu cầu các sở, ngành liên quan, doanh nghiệp nước sạch của thành phố tập trung rà soát giá nước sạch trên địa bàn thành phố theo tiêu chuẩn nước uống tại vòi. UBND Thành phố cũng đã giao Sở Y tế, Sở Xây dựng khẩn trương tham mưu, báo cáo Bộ Y tế, Xây dựng sớm hướng dẫn ban hành tiêu chuẩn về nước sạch uống trực tiếp tại vòi và lộ trình thực hiện làm cơ sở để các đơn vị cấp nước triển khai thực hiện. Các công ty kinh doanh nước sạch, các nhà đầu tư đã triển khai dự án cấp nước thực hiện rà soát thực trạng hệ thống cấp nước của đơn vị để xây dựng kế hoạch triển khai đầu tư, cải tạo công nghệ xử lý nước hiện đại, thực hiện xúc xả, thay thế đường ống đã xuống cấp.
Theo laodongthudo.vn
 
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, là “đòn bẩy” sản xuất kinh doanh nước sạch

Xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, là “đòn bẩy” sản xuất kinh doanh nước sạch

Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.

Diễn đàn 01/03/2025
Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn

Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn

Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.

Chính sách 01/03/2025
Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.

Chính sách 28/02/2025
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.

Chính sách 09/01/2025
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối

Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối

Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.

Chính sách 28/12/2024
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.

Văn hóa nước 28/11/2024
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.

Diễn đàn 07/11/2024
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024

Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024

Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).

Chính sách 04/11/2024
Top