Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Xây dựng Bảng cân bằng nước xác định các thành phần của nước không có doanh thu

09/11/2019 00:00

Bài viết dưới đây giới thiệu cách tính toán thiết lập Bảng cân bằng nước cho một hệ thống cấp nước. Cách tính này thực hiện theo chuẩn của Hiệp Hội nước Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (IWA/WB). Các độc giả có thể tham khảo thêm phần mềm của IWA lập bảng tính cân bằng nước.

Đặt vấn đề
 
Trong mấy năm gần đây, sự hiểu biết và kinh nghiệm của các công ty cấp nước đô thị tại Việt Nam trong lĩnh vực chống thất thất thoát nước đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Hiện tại, tỷ lệ thất thoát nước trung bình trên toàn quốc đã giảm so với 5 năm trước đây. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, vào năm 2014 tỷ lệ nước thất thoát bình quân trên cả nước là 30-31% còn đến năm 2018, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 21-22%. Nhìn chung ngành cấp nước đô thị đang đạt được mục tiêu như Chương trình quốc gia chống thất thoát thất thu nước sạch đề ra.
 
Tuy nhiên, tồn tại hiện nay trong quá trình đánh giá là chúng ta mới chỉ có một chỉ tiêu bình quân mà chưa có những con số chi tiết cho từng thành phần của nước thất thoát, ví dụ bao nhiêu phần trăm nước thất thoát thương mại, bao nhiêu phần trăm nước thất thoát vật lý và trong mỗi thành phần này, cần có thêm các tiểu mục chi tiết hơn. Nếu bóc tách, cân đối từ tỷ lệ thất thoát chung thành các tiểu mục chi tiết thì chúng ta có thể đề ra những giải pháp thực hiện thích hợp và hiệu quả cho từng lĩnh vực.
 
Bài viết dưới đây giới thiệu cách tính toán thiết lập Bảng cân bằng nước cho một hệ thống cấp nước. Cách tính này thực hiện theo chuẩn của Hiệp Hội nước Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (IWA/WB). Các độc giả có thể tham khảo thêm phần mềm của IWA lập bảng tính cân bằng nước. Tuy nhiên, từ những định nghĩa và các cách tính chuẩn, chúng ta có thể lập được các bảng tính cân bằng nước EXCEL tương đối đơn giản phù hợp với các dữ liệu hiện có và phương thức vận hành quản lý chống thất thoát nước.  
 
Các thành phần trong Bảng cân bằng nước
 
Trong sơ đồ của IWA, tổng lượng nước đầu vào phải bằng với tổng lượng nước đầu ra (100%). Các thành phần có mầu xanh là nước có doanh thu, còn mầu hồng là nước không có doanh thu. Nước thất thoát trên đường ống chuyên tải nước thô và nước cho bản thân nhà máy xử lý không tính vào đây.
 
Diễn giải một số khái niệm:
 
Lượng nước cấp vào mạng lưới thông thường được thống kê cho 1 năm, bao gồm:
 
Lượng nước đầu vào  = Nước tiêu thụ hợp pháp (HP) Nước thất thoát (TT)
 
Nước tiêu thụ hợp pháp (HP) là lượng nước có sự thỏa thuận của đơn vị cấp nước, trong đó có hoặc không có hóa đơn, được đo qua đồng hồ hoặc được ước tính mà không qua đồng hồ. Nước tiêu thụ hợp pháp bao gồm nhiều loại: có doanh thu và không có doanh thu. Nước tiêu thụ hợp pháp nhưng không có hóa đơn và không có doanh thu bao gồm nước chữa cháy, thử áp lực đường ống, nước để bảo dưỡng súc xả làm sạch đường ống sau khi sửa chữa, nước phục vụ các mục đích cảnh quan, v.v…
 
Nước có doanh thu (DT) là nước tiêu thụ hợp pháp, có hóa đơn hoặc không có hóa đơn, nhưng thu được tiền.
 
Nước thất thoát (TT) là hiệu số của tổng lượng nước đầu vào mạng lưới trừ đi lượng nước tiêu thụ hợp pháp. Hiển nhiên là nước thất thoát không tạo ra doanh thu. Nước thất thoát bao gồm thất thoát thương mại (TM) và thất thoát vật lý (VL). 
 
 Nước thất thoát (TT) = Thất thoát thương mai (TM) Thất thoát vật lý (VL)
 
Thất thoát thương mại (TM) có thể xảy ra trên mạng lưới bởi các lý do như đấu nối bất hợp pháp (BHP), đường ống đấu tắt không qua đồng hồ, ống đi vòng (có thể do quá trình nhiều năm cải tạo sửa chữa nhưng chưa phát hiện được), do sai số của các đồng hồ đo lưu lượng hoặc các lỗi có thể xảy ra trong quá trình ghi thu, xử lý dữ liệu, lập hóa đơn tại văn phòng (SS)…Lượng thất thoát này xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ tới các khách hàng dùng nước và rất hiển hiện. Về lý thuyết khó có thể triệt tiêu được hoàn toàn lượng nước thất thoát thương mại.
Thất thoát thương mai (TM) = Tiêu thụ bất hợp pháp (BHP) Sai số đồng hồ & Lỗi tính toán (SS)
 
Nhìn chung, lượng thất thoát thương mại được ước tính theo kinh nghiệm quản lý, ví dụ: với các đấu nối bất hợp pháp, lượng nước tiêu thụ tính theo tiêu chuẩn cấp nước nhân với số người dùng có liên quan trong một khoảng thời gian; với đồng hồ đo nước thì sai số sẽ tăng dần, được ước tính thông qua kiểm định khi lắp mới và các số liệu đo được sau 5 năm sử dụng.
 
Thất thoát vật lý (VL) là lượng nước rò rỉ nước trên mạng lưới, tại các chỗ vỡ, phụ tùng nối, van khóa… trên ống truyền tải, phân phối cho tới các đường ống dịch vụ. Thất thoát vật lý được xác định ước lượng theo kinh nghiệm, qua các thiết bị dò tìm, qua đối chiếu giữa chỉ số đo trên đồng hồ tổng và các đồng hồ khách hàng. Ngày nay, bằng giải pháp phân vùng tách mạng (DMZ/DMA) chúng ta có thể xác định chính xác hơn lượng nước thất thoát vật lý cho từng khu vực.  Đây là một kỹ thuật đòi hỏi nhiều kinh nghiệm bởi  vì phần lớn nước rò rỉ xảy ra không thể nhìn thấy được và nó đã xảy ra trong một quá trình. Mặt khác lưu lượng nước rò rỉ phụ thuộc vào áp lực nước của mạng lưới và bị thay đổi theo các giờ trong một ngày đêm. 
 
Sử dụng EXCEL là công cụ rất thuận tiện cho việc lập Bảng cân bằng nước
 
 
Bảng cân bằng nước nên tính cho khoảng thời gian tối thiểu là một năm, trong đó các khoản mục có thể có các giá trị dao động (max/min) xung quanh giá trị trung bình. Nhà cung cấp nước qua theo dõi thấy có sự khác nhau về sản lượng nước hàng ngày hoặc nhu cầu tiêu thụ chênh lệch tùy theo mùa để có thể xác định mức độ dao động về lưu lượng. Để lập cân bằng nước chính xác, các dữ liệu được ghi chép, so sánh đối chiếu nhiều lần trong một khoảng thời gian để giảm dần sai số. Các kết quả tính toán trong bảng tổng hợp cân bằng nước cũng có thể dựng thành biểu đồ như hình minh họa dưới đây. 
 
 
Các chỉ số đánh giá hiệu quả thực hiện 
 
Hiệp hội Nước quốc tế (IWA) đã đưa ra một chỉ số đánh giá xếp hạng theo các mức A, B, C, D trong đó lượng nước không có doanh thu được quy đổi về số lít nước thất thoát cho 1 đấu nối trong 1 ngày đêm. Có thể tham khảo các chuẩn đánh giá dưới đây của IWA, áp dụng cho các nước thu nhập trung bình như tại Việt Nam (3).
 
Diễn giải các mức đánh giá:
 
A                    Hiệu quả thực hiện chống thất thoát đã rất tốt. Các biện pháp chống thất thoát thực sự không thật cần thiết nữa về mặt kinh tế-kỹ thuật, hoặc chỉ cần làm để xác định điểm đầu tư tối ưu.
B Cần quan tâm hơn nữa đến công tác chống thất thoát, thất thu nước sạch.
C Mức độ thất thoát, thất thu nước còn khá lớn, cần tăng cường các biện pháp giảm thiểu.
D Tình trạng thất thoát, thất thu nước là khá nghiêm trọng, dịch vụ cấp nước chưa hiệu quả. Cần có một chương trình thực thi toàn diện cùng với các biện pháp khắc phục khẩn cấp.
 
Trong quá trình tính toán, có thể đưa thêm các dữ liệu của hệ thống cấp nước vào như: số khách hàng / đấu nối, áp lực trung bình tại các khu vực tiêu thụ... sau đó quy đổi về các chỉ tiêu thất thoát bằng số lít nước/đấu nối.ngày để so sánh đánh giá kết quả thực hiện.  
 
Tài liệu tham khảo
1. Tổng quan về tình hình thực hiện Chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch. Báo cáo Hội thảo 4.2019. Nguyễn Hồng Tiến.
2. IWA&;s Performance Indicators for Water Supply Services
3. WB – EasyCalc Version Sep.2017. Liemberger & Partners
 
Ths. Nguyễn Trọng Dương, Viện NC CTN&MT – Hội CTNVN
Ts. Nguyễn Hồng Đăng, Đại học TNMT Hà Nội
 
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước

Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước

Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.

Chính sách 18/08/2024
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.

Chính sách 28/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 04/6/2024, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chất thải.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

Top