
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtChủ tịch VWSA và lãnh đạo chính quyền địa phương ký kết biên bản bàn giao công trình
Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch VWSA, bà Đoàn Thị Kim Quy - Chủ tịch Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc, ông Chu Văn Phương - Tổng Giám đốc Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong cùng đại diện các sở ban ngành, doanh nghiệp và đông đảo bà con nhân dân Làng Nủ.
Ông Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch VWSA phát biểu tại lễ bàn giao
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch VWSA nhấn mạnh: "Công trình này là món quà nghĩa tình của ngành Nước Việt Nam gửi đến đồng bào Làng Nủ - những người đã kiên cường vượt qua thảm họa lũ quét. Không chỉ mang lại nguồn nước sạch thiết yếu, công trình còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự sẻ chia và đoàn kết của các hội viên, doanh nghiệp và tổ chức trong ngành Nước đối với cộng đồng."
Ngay sau bài phát biểu, ông Nguyễn Ngọc Điệp đã thay mặt VWSA, ký biên bản bàn giao công trình cho chính quyền địa phương và trao sổ quản lý - vận hành hệ thống cấp nước cho đại diện thôn Làng Nủ. Nghi thức cắt băng khánh thành và tham quan công trình cấp nước được tổ chức trang trọng, đánh dấu sự hoàn thiện của một hạ tầng thiết yếu, góp phần ổn định cuộc sống cho gần 40 hộ dân tại khu tái định cư mới.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt công suất 300m³/ngày đêm phục vụ khu tái định cư Làng Nủ sau thiên tai.
Công trình cấp nước được thiết kế bài bản, vững chắc; đặt ở trên đồi độ cao 20m, đảm bảo áp lực nước cung cấp cho toàn bộ dân cư. Các tuyến ống dẫn nước được đặt từ khu vực đập suối về đến khu dân cư với áp lực ổn định, có van giảm áp đảm bảo an toàn cho hệ thống. Công trình được kỳ vọng sẽ góp phần ổn định đời sống cho các hộ dân tại khu tái định cư mới.
Đáng chú ý, với công suất xử lý khoảng 15m³/giờ, tương đương cung cấp 250 - 300m³ mỗi ngày, hệ thống cấp nước mới không chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt của các hộ dân tái định cư Làng Nủ, mà còn có thể đáp ứng nhu cầu nước của người dân khi số dân tăng lên trong tương lai. Bên cạnh đó, khu vực này còn có cảnh quan đẹp, có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng; công trình cấp nước sẽ là yếu tố quan trọng, hỗ trợ không nhỏ cho việc tái thiết cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Công trình được thi công khẩn trương trong hai giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12/2024, với hệ thống xử lý nước công suất 300m³/ngày đêm, 42 cụm đồng hồ nước, mạng lưới ống cấp nước dài hàng ngàn mét nhằm phục vụ hộ dân, nhà văn hóa và điểm trường học. Tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ đồng do VWSA, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong và các hội viên tài trợ.
Đại diện chính quyền địa phương đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả từ VWSA. Ông Nguyễn Văn Sáng, Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh chia sẻ: "Công trình này mang ý nghĩa thiết thực và nhân văn sâu sắc, là biểu tượng của sự hồi sinh sau thiên tai và là động lực để bà con Làng Nủ yên tâm phát triển kinh tế, ổn định đời sống."
Đoàn công tác VWSA dâng hương tưởng niệm đồng bào tử nạn do cơn bão YAGI
Cùng ngày, đoàn công tác VWSA đã có buổi dâng hương tưởng niệm đồng bào tử nạn trong trận lũ quét, thăm lớp học nghề và tổ chức buổi giao lưu thân mật giữa các đại biểu, doanh nghiệp với người dân địa phương.
Công trình cấp nước Làng Nủ không chỉ là minh chứng cho khả năng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu mà còn là biểu tượng của tinh thần "uống nước nhớ nguồn" và trách nhiệm xã hội sâu sắc của ngành Nước Việt Nam.
An Nhiên
UBND tỉnh Long An vừa công bố kế hoạch đầu tư xây dựng 11 trạm xử lý nước thải (XLNT) sinh hoạt tập trung tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài và thiếu hụt hạ tầng thu gom, xử lý nước thải.
Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”
Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ và các đối tác của các quốc gia vùng Thái Bình Dương phải hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo có thể duy trì hoạt động của mình về mặt tài chính để cung cấp các dịch vụ cấp nước chất lượng cao và dễ tiếp cận cho mọi người.
Vượt qua đau thương do thiên tai gây ra, người dân ở khu tái thiết nhà ở thôn Làng Nủ (Bảo Yên) và thôn Nậm Tông, Kho Vàng (Bắc Hà) đã dần trở lại cuộc sống thường ngày. Một trong những yếu tố quan trọng giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống là được tiếp cận với nguồn nước sạch.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Tối 20/2, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã có thông tin về hiện tượng phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm bằng máy đào TBM (Tunnel Boring Machine) tại đoạn tuyến đi ngầm của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.