Nhiệt độ
Cổ phần hoá - Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp ngành nước
Cổ phần hóa chắc chắn sẽ tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khi mà việc minh bạch thông tin, áp lực của các cổ đông và của nhóm cổ đông lớn, đặc biệt là những cổ đông đã có kinh nghiệm quản lý đến từ những ngành nghề năng động, sẽ buộc các công ty phải thay đổi, phải cân nhắc để đề ra một chiến lược về quản trị và kinh doanh thích hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi cùng với các thách thức.
Ảnh minh hoạ: HaTham
Cổ phần hóa chắc chắn sẽ tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp khi mà việc minh bạch thông tin, áp lực của các cổ đông và của nhóm cổ đông lớn, đặc biệt là những cổ đông đã có kinh nghiệm quản lý đến từ những ngành nghề năng động, sẽ buộc các công ty phải thay đổi, phải cân nhắc để đề ra một chiến lược về quản trị và kinh doanh thích hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, cơ hội luôn đi cùng với các thách thức.
CƠ HỘI
Khi tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội nâng cao tính chủ động của mình trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, tái cơ cấu tổ chức, chế độ đãi ngộ người lao động, đào tạo, tuyển chọn nhân sự, v.v.
• Về đầu tư: Công ty cổ phần có thể huy động nguồn vốn từ nhiều kênh khác nhau, các dự án đầu tư được chủ động thực hiện, không bị phụ thuộc vào nguồn vốn vay. Các thủ tục tiến hành xin phép đầu tư, đấu thầu thực hiện dự án đơn giản hơn so với các doanh nghiệp Nhà nước.
• Về cơ cấu tổ chức và chế độ đãi ngộ cho người lao động : Doanh nghiệp được chủ động sắp xếp cơ cấu tổ chức sao cho hiệu quả. Bộ máy quản lý điều hành, sản xuất, dịch vụ sẽ được tinh giản, gọn nhẹ. Phương pháp trả lương được thay đổi, lương được trả dựa trên chất lượng và kết quả công việc, người lao động được đãi ngộ và trả lương xứng đáng sẽ tạo động lực rất lớn để làm việc năng suất và hiệu quả.
• Về phương pháp quản trị và nguồn nhân lực : Cổ phần hóa tạo bước ngoặt để doanh nghiệp được thay đổi lề thói quản trị cũ, sang phương thức quản trị tiến bộ hơn với sức ép của cổ đông. Doanh nghiệp có cơ hội tiếp nhận nguồn nhân lực cao cấp và phương pháp quản trị hiện đại đến từ các cổ đông chiến lược và cổ đông ngoài.
THÁCH THỨC
• Thách thức lớn khi chuyển sang cổ phần hóa là việc thay đổi chủ sở hữu, kéo theo việc thay đổi người quản lý hoặc bộ máy quản lý doanh nghiệp. Người quản lý và người lao động của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa, những người đã gắn bó nhiều công sức và tâm huyết có thể nhanh chóng bị mất việc, hoặc điều chuyển sang những công việc không phù hợp. Do đó, các doanh nghiệp lo ngại nhất là không biết người chủ thật sự có quyền quyết định doanh nghiệp khi cổ phần hóa sẽ có chiến lược quản trị và sử dụng con người như thế nào. Nếu chiến lược đầu tư phù hợp và lâu dài, hiểu nghề, quản trị tốt sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người lao động và ngược lại.
• Thách thức đến với bộ máy quản trị cũ, quen nề nếp làm việc theo kiểu ít nhiều mang tính bao cấp, không thích ứng kịp với yêu cầu phải đổi mới công nghệ, đổi mới tư duy và phương pháp làm việc của chủ sở hữu mới là những người đang quản trị những ngành nghề khác năng động hơn trong xã hội.
• Thách thức đến từ việc buộc phải xây dựng chính sách giải quyết lao động dôi dư khi tái cơ cấu doanh nghiệp, đây là thách thức lớn với hầu hết các DN thiếu cạnh tranh trong hiệu quả làm việc, không có sự đào thải và sử dụng rất nhiều lao động do trước đây ít áp dụng công nghệ trong quản lý và sản xuất.
• Thách thức từ áp lực của các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông lớn mong muốn doanh nghiệp phải có kết quả kinh doanh được cải thiện nhanh chóng, trong khi sự chuyển biến của hoạt động kinh doanh ngành nước cần có thời gian với sự đầu tư về nguồn lực vật chất và con người phù hợp.
KẾT LUẬN
Sau khi cổ phần hóa, dù ai là chủ doanh nghiệp cũng luôn cần một bộ máy hoạt động hiệu quả và minh bạch, cần một doanh nghiệp được quản lý và vận hành hiện đại với chất lượng dịch vụ tốt. Do đó, để giải quyết các thách thức đã đề cập trên, cần từng bước chủ động thiết lập một hệ thống quản trị rõ ràng, hiệu quả để nhà đầu tư yên tâm; một dịch vụ mang đến sự hài lòng để nhận được sự ủng hộ của khách hàng, cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương. Phân bố hài hòa lợi ích của cổ đông và người lao động trên cơ sở phát triển doanh nghiệp ổn định và bền vững.
Ngày nay, với sự hỗ trợ về thông tin, khoa học kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý sản xuất của các công ty trong và ngoài hội, mọi vấn đề đều sớm có cách giải quyết. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần cùng nhau thay đổi tư duy quản lý, thay đổi nếp làm việc cũ để có thể nhanh chóng tiếp cận với phương pháp quản trị lao động tiên tiến, phương thức dịch vụ khách hàng hiện đại, phương thức đầu tư hiệu quả. Có như vậy, ngành nước mới nhanh chóng phát triển, không còn là ngành bị đánh giá chậm và yếu trong chuỗi dịch vụ như hiện nay. /.
tại Đại hội Hội Cấp thoát nước Việt Nam lần thứ VI (28.11.2020)
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch
Gặp gỡ doanh nghiệp ngành Nước đến từ Bỉ
Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của Hải Phòng
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
Đọc thêm
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.