
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtVWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội thảo sáng 9/7 có sự tham gia của lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, đại diện Cục Hạ tầng Kỹ thuật (Bộ Xây dựng), Tổng hội Xây dựng, Hội Thuỷ lợi, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng đại diện, lãnh đạo các doanh nghiệp ngành Nước.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã đề cập một số vướng mắc trong quá trình biên soạn Luật và đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện khung thể chể, chính sách, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hiệu quả, đảm bảo nhu cầu dân sinh…
Cần làm rõ một số thuật ngữ và nguyên tắc trong dự thảo Luật
GS.TS.NGƯT Nguyễn Việt Anh chia sẻ về một số vướng mắc cần điều chỉnh trong Dự thảo Luật
GS.TS.NGƯT Nguyễn Việt Anh, Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết cần làm rõ một số khái niệm quan trọng như khái niệm “nước sinh hoạt”. Ông đề xuất bổ sung khái niệm “nước sinh hoạt” vào dự thảo Luật nhằm làm rõ sự khác nhau giữa “nước sinh hoạt” và “nước ăn uống”. Bởi “nước uống” được điều chỉnh theo QCVN 6-1/2010; trong khi “nước sinh hoạt” được định nghĩa theo QCVN 01-1/2018.
Về nguyên tắc quản lý hoạt động cấp nước, ông Nguyễn Việt Anh cũng đề xuất cần bổ sung nguyên tắc đảm bảo liên tục chuỗi hệ thống cấp nước. Hiện tại, hệ thống cấp nước tại Việt Nam đang bị ngắt quãng gây nên nhiều bất cập. Chất lượng nước tại hộ gia đình hay các khu chung cư vẫn chưa được đảm bảo. Chính vì sự ngắt quãng đó mà các công ty cấp nước phải giảm áp lực nước để hạn chế thất thoát gây nên khó khăn trong quá trình đảm bảo chất lượng nước cấp. Vì vậy, việc đảm bảo chuỗi liên tục cho hoạt động cấp nước là vô cùng quan trọng và cần được nâng cao từng bước.
Đối với thoát nước, việc tái sử dụng nước thải vẫn chưa được quan tâm. Chính vì thế, nước thải đem theo nhiều mầm bệnh vẫn âm thầm “đi” vào chuỗi thức ăn.
Đồng thời, ông cũng nhận định, hiện dự thảo Luật chưa nêu rõ việc chi trả kinh phí cho vấn đề thoát nước mưa trong khi đây là một nguồn kinh phí rất lớn. Tuy nhiên, về vấn đề này thì trong dự thảo Luật chưa nêu rõ việc chi trả kinh phí thoát nước mưa thuộc về ai ngoài nhà nước. Người dân cũng cần có trách nhiệm đóng góp chi phí này thông qua giá dịch vụ thoát nước hoặc thông qua đầu tư cho khu đô thị.
Đối với loại hình thoát nước, hiện tại đang có 3 khái niệm đó là: thoát nước chung, thoát nước riêng, thoát nước nửa riêng. Theo ông Việt Anh, ở một số quốc gia đã không còn áp dụng loại hình thoát nước nửa riêng. Chính vì vậy, đây là cơ hội để thay đổi và chỉ giữ lại hai loại hình là “thoát nước chung” và “thoát nước riêng”, đáp ứng yêu cầu hội nhập với thế giới và đổi mới các quy chuẩn về kỹ thuật của các dự án trong tương lai.
Bên cạnh đó, ông Việt Anh bày tỏ quan điểm về vấn đề quản lý và vận hành hệ thống cấp nước trong dự thảo luật vẫn chưa nêu rõ được trách nhiệm của đơn vị cấp nước. Hiện nay, các đơn vị cấp nước chỉ quản lý thông qua đồng hồ đo nước và cần có thêm quy định rõ hơn về vấn đề này trong dự thảo Luật. Đối với quản lý hệ thống thoát nước, trong dự thảo luật vẫn chưa nêu rõ về quản lý chất lượng dịch vụ. Trước đây đã nêu rõ rằng dịch vụ thoát nước phải được quản lý theo chất lượng dịch vụ (úng, ngập,...), không phải quản lý theo khối lượng nước thải. Dần dần phải định hướng rằng dịch vụ thoát nước phải được quản lý theo chất lượng dịch vụ. Hiện tại, hệ thống thoát nước ở khu vực ven đô, thị trấn là không có. Vì vậy, trong Luật Cấp thoát nước không chỉ có những điều luật về thoát nước đô thị mà cần phải có cả thoát nước ở khu vực nông thôn, ven đô.
Bổ sung thêm chế tài trong dự thảo Luật
GS.TS. Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng đóng góp ý kiến
Góp ý về bản thảo mới nhất của dự thảo Luật Cấp Thoát nước, PGS.TS. Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng cho biết, việc xây dựng chính sách pháp luật ngành Nước dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định từ Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải.
Do đó, để hoàn thiện dự thảo Luật dành cho ngành Cấp Thoát nước, ban biên soạn cần bổ sung thêm các quy định, nội dung về chế tài cụ thể. Như vậy sẽ đảm bảo được công tác quản lý vận hành ngành Cấp Thoát nước.
Bên cạnh những ý kiến trên, buổi hội thảo đã ghi nhận hơn 20 ý kiến khác nhau từ các chuyên gia và đơn vị, công ty ngành nước. Kết thúc hội thảo, Cục trưởng Cục Kỹ thuật Hạ tầng Tạ Quang Vinh nhấn mạnh: “Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý để cập nhật vào tài liệu; đồng thời mong muốn các nhà chuyên môn tiếp tục nghiên cứu góp ý để Ban soạn thảo tiếp tục cập nhật, hoàn thiện nội dung dự thảo”.
Khiêm Anh - An Nhiên
Ngày 29/3/2025, tại Phú Thọ, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ I năm 2025 nhiệm kỳ VI (2020 - 2025).
Tại TP.HCM vừa diễn ra hội thảo giới thiệu ống nhựa PVC-O, do Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam, Tập đoàn Molecor (Tây Ban Nha) và Tập Đoàn Bình Minh Việt phối hợp tổ chức. Sự kiện thu hút hơn 50 đại biểu đến từ các công ty cấp thoát nước hàng đầu phía Nam như SAWACO, BIWASE, BWACO, Cấp nước Long An, Cần Thơ, Bến Tre,...
Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.
Ngày 27/12/2024 tại TP. Hồ Chí Minh, Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam tiến hành Đại hội lần thứ XIX nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Thanh Sử - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty TNHH MTV Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) được bầu giữ chức Chủ tịch Chi hội.
Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.
Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.
Ngày 15/12/2024, tại Hà Giang, Chi hội Cấp Thoát nước (CTN) miền Bắc đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2025. Hội nghị đã thành công tốt đẹp với sự tham gia của các đại biểu miền Bắc.
Việc ứng dụng các công nghệ kiểm soát chống ngập cũng như hình thành dự án để có các đối sách giảm thiểu úng ngập cho các đô thị là rất cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.