Nhiệt độ
TP. Hồ Chí Minh giảm khai thác nước ngầm chống sụt lún
TP. Hồ Chí Minh, đô thị lớn nhất Việt Nam, đã giảm hơn 60% lượng nước ngầm khai thác mỗi ngày trong vòng sáu năm qua nhằm chống tình trạng sụt lún và tránh ô nhiễm.
Hiện nay thành phố khai thác 264.581 m3 nước ngầm mỗi ngày, giảm từ 716.581 m3 cuối năm 2016 và 487.000 m3 năm 2018, Truyền hình Quốc hội hồi tháng 9/2022 dẫn số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM trong đánh giá kết quả giảm khai thác nước ngầm giai đoạn 2018-2022 cho biết.
Giảm khai thác nước ngầm được tiến hành song song với việc bổ sung nguồn cấp nước từ các nhà máy, đảm bảo áp lực và chất lượng nước để hạn chế dân tự khai thác nước ngầm, đồng thời hạn chế thất thoát nước.
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Việc khai thác, sử dụng nước ngầm với tần suất lớn và liên tục là một trong những nguyên nhân chính gây sụt lún, ô nhiễm nguồn nước tại các quận huyện của TP.HCM, địa phương có khoảng 9 triệu dân, hay gần 10% dân số cả nước.
“Việc khai thác quá nhiều, tập trung một số khu vực dẫn đến việc hạ thấp mực nước, gây ra tình trạng sụt lún mặt đất, có thể thấy ở các địa phương như huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè”, báo Tuổi Trẻ dẫn lời TS. Hà Quang Khải, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Đại học Bách Khoa TP.HCM, chia sẻ tại một buổi tọa đàm hồi tháng 4/2022.
“Tốc độ sụt lún tiếp diễn dẫn đến việc ngập nước”, ông Khải nói.
Các dữ liệu quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy một số khu vực như Bình Chánh, Hóc Môn, quận 6, quận 7, quận 9, Bình Tân, Bình Thạnh, Tân Phú và TP. Thủ Đức đang bị sụt lún với tốc độ trên 5 mm/năm, dữ liệu do Bộ TN&MT công bố tại Hội nghị Phát triển vùng Đông Nam Bộ hôm 26/11 cho hay.
Cũng về hiện tượng sụt lún tại TP.HCM, 10 địa phương tại TP.HCM có mức độ sụt lún đáng kể, gồm các quận 7, 8, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Bình Tân, quận 2 và TP. Thủ Đức, TTXVN dẫn kết quả khảo sát hồi tháng 6/2022 của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho hay.
Nền đất ở thành phố lún trung bình 2 cm/năm, có nơi đến 6 cm, riêng khu vực có các công trình cao tầng lún khoảng 7-8 cm/năm, đặc biệt tại quận Bình Tân có điểm lún đến 81 cm trong giai đoạn từ 2005 đến 2017, bài báo TTXVN đăng tháng 9/2022 dẫn kết quả khảo sát của JICA cho hay.
Báo cáo của JICA còn chỉ ra một số nguyên nhân gây ra sụt lún ở TP.HCM gồm độ cố kết tự nhiên do nền đất yếu, tác động của tải trọng công trình xây dựng, khai thác nước ngầm quá mức và không đủ lượng phù sa từ thượng nguồn.
Bộ TN&MT cũng đánh giá khai thác nước ngầm quá mức là một trong những nguyên nhân chính, tác động trực tiếp gây ra sụt lún đất ở khu vực TP. HCM và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Lộ trình tới 2025
Trước thực trạng đáng lo ngại này, tháng 3/2018 UBND TP. HCM đã ban hành một kế hoạch chi tiết về giảm khai thác nước ngầm và trám lấp giếng khai thác nước ngầm đến năm 2025 trên địa bàn thành phố, đưa ra các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên nước ngầm gắn với bảo vệ, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, sụt lún đất.
Sở TN&MT TP. HCM cũng yêu cầu Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và Công ty CP Hạ tầng Nước Sài Gòn có giải pháp đảm bảo chất lượng, áp lực nước cung cấp nước sạch cho người dân; có kế hoạch đầu tư, lắp đặt đường ống cấp nước tại một số khu vực chưa có mạng lưới, mạng cấp nước chưa hoàn chỉnh, áp lực nước chưa ổn định.
Sau 4 năm thực hiện giảm cấp phép khai thác theo lộ trình, hiện TP. HCM còn 159 công trình khai thác nước ngầm, giảm 6 công trình do Bộ TN&MT cấp phép và giảm 416 công trình do Sở TN&MT cấp phép.
Mục tiêu của TP. HCM sẽ tiếp tục giảm tổng lưu lượng khai thác trên địa bàn còn 150.000 m3/ngày vào cuối năm 2023, 100.000 m3/ngày đêm vào năm 2025, tiến tới chấm dứt khai thác nước ngầm.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2023-2025, TP. HCM sẽ xây dựng chính sách hỗ trợ trám lấp giếng cho người dân, cùng phối hợp với các công ty kinh doanh nước sạch triển khai thực hiện để đạt hiệu quả, bài đăng báo Pháp Luật TP. HCM hồi tháng 6/2022 dẫn lộ trình giảm khai thác nước ngầm được UBND TP. HCM phê duyệt cho hay.
Ở góc độ doanh nghiệp cấp nước, việc giảm khai thác nước ngầm đang diễn ra phù hợp với lộ trình của thành phố.
Theo kế hoạch khai thác của Sawaco giai đoạn 2021-2023, Sawaco sẽ giảm tổng lượng khai thác xuống 60.000 m3/ngày vào cuối năm 2022 và 50.000 m3/ngày vào cuối 2023, từ 70.000 m3 năm 2021, trang VNExpress đưa tin hồi tháng 9/2022.
Sawaco đã cam kết giảm mức khai thác nước ngầm còn 30.000 m3/ngày vào năm 2025, báo Hà Nội Mới đưa tin.
Để thực hiện mục tiêu này, ngành nước sẽ tiếp nhận và đưa vào sử dụng nguồn nước mới từ Nhà máy nước Thủ Đức 3 và Nhà máy nước Tân Hiệp 2, với tổng công suất 600.000 m3/ngày, bài đăng báo Hà Nội Mới hồi tháng 9/2022 dẫn lời Phó Tổng Giám đốc Sawaco Bùi Thanh Giang cho hay.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Đọc thêm
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước
Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.
Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025
Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt
Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.