Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Phụ nữ góp phần lớn cải thiện nhận thức về sử dụng nước

25/10/2022 11:17

Phụ nữ có vai trò lớn trong việc cải thiện nhận thức về sử dụng nước bởi họ tham gia nhiều nhất vào các hoạt động, bao gồm việc dùng nước sạch, theo một chuyên gia.

Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam, Bà Phan Thị Mỹ Linh, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, đã trả lời phỏng vấn Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam. Với gần 40 năm làm việc trong ngành Xây dựng, bà Phan Thị Mỹ Linh được biết đến với nhiều cống hiến, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển của ngành cấp, thoát nước.

Phóng viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam (PV): Ngành xây dựng nói chung và ngành cấp, thoát nước nói riêng là ngành có yếu tố nặng tính kỹ thuật, những công việc của công nhân cấp nước, thoát nước cũng có phần nặng nề và thường được nhìn nhận là không phù hợp với phái nữ. Bà nhận định thế nào về những khó khăn hay những trải nghiệm của bà khi làm việc trong lĩnh vực này không?

Nguyên Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh (TT): Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá ở 2 khía cạnh: Xây dựng chính sách và triển khai thực thi chính sách. Ở góc độ triển khai thực thi chính sách, phần lớn các công việc trong lĩnh vực vệ sinh môi trường nói chung và thoát nước nói riêng đã được ghi nhận là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Mặc dù hiện nay khoa học tiến bộ, đã có máy móc hiện đại hỗ trợ, thế nhưng phần lớn công việc của những người công nhân nạo vét cống vẫn được tiến hành dựa trên sức người là chính. Người lao động, người công nhân đã rất vất vả khi phải triển khai công việc một cách thủ công, nặng nhọc, hôi thối, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Và chủ yếu lao động trong nghề này là nam giới.

Phụ nữ được cho là có vai trò quan trọng trong việc cải thiện nhận thức về sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm - Ảnh 1.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh

Ở góc độ xây dựng chính sách, thoát nước và xử lý nước thải, vệ sinh môi trường là những nội dung quan trọng trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị. Trước xu hướng đô thị hóa tăng cao tại Việt Nam hiện nay, lĩnh vực này ngày càng trở thành những thách thức rất lớn đối với công tác quy hoạch, phát triển đô thị và xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là ở các đô thị ven biển. 

Nhớ lại, thời điểm năm 2015, tôi bắt đầu được giao trọng trách theo dõi và chỉ đạo về lĩnh vực Hạ tầng kỹ thuật, trong đó có chuyên ngành cấp thoát nước, khi đó đã có dự báo mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao thêm 30 cm và biến đổi khí hậu sẽ còn dẫn đến những hệ quả như lượng mưa tăng, chế độ thủy văn đô thị trái với quy luật... ảnh hưởng lớn đến việc thu gom và tiêu thoát nước thải, nước bề mặt.

Thực tế chúng ta có thể thấy những hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường gây ra ngập lụt, ngập úng tại các đô thị đang ngày càng tăng mà không hề giảm bớt. Theo đánh giá của các chuyên gia thì môi trường nước ở các đô thị của Việt Nam đang bị ảnh hưởng do sự phát triển của các công trình hạ tầng kỹ thuật nói chung, thoát nước và xử lý nước thải nói riêng chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa.

Tại Việt Nam, các chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển ngành và hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực cấp thoát nước đã luôn được Bộ Xây dựng rà soát, xây dựng và sửa đổi để trình Chính phủ ban hành một cách có hệ thống nhằm đáp ứng tốc độ phát triển.

Tuy nhiên, thời gian qua lại chưa thể chế hóa được trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cấp thoát nước bằng các Luật như: Luật cấp nước và Luật thoát nước; các Định hướng phát triển cấp nước và Định hướng phát triển thoát nước cần phải tiến hành rà soát, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới. 

Thoát nước là 1 trong 5 lĩnh vực thực hiện theo phương thức PPP, các nhà đầu tư hầu như không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực thoát nước theo hình thức PPP vì vốn đầu tư bỏ ra rất lớn, vòng đời dự án lâu, nguồn thu về sau đầu tư không ổn định và nhỏ lẻ nên việc thu hút đầu tư khó khăn. Theo đó, việc đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước giữa mạng lưới đường cống thoát nước cũ và đường cống thoát nước mới, cải tạo, nâng cấp tại các đô thị còn thiếu đồng bộ do hạn chế kinh phí trong đầu tư công trình thoát nước.

Công tác duy tu, vớt rác, khơi thông dòng chảy của đơn vị thoát nước không liên tục và chưa đi kèm với chế tài xử phạt đối với trường hợp xả thải sai phép, tùy tiện ra môi trường, sông hồ, kênh mương v.v… Việc nâng cao ý thức cộng đồng dân cư chưa được chú trọng, tình trạng người dân thiếu ý thức không vứt rác, xả rác, hỗ trợ khơi thông miệng thu nước, bịt miệng thu thoát nước vẫn diễn ra phổ biến.

Phụ nữ được cho là có vai trò quan trọng trong việc cải thiện nhận thức về sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm - Ảnh 2.

PV: Khi đương nhiệm, bà được giao trực tiếp quản lý, chỉ đạo Cục Hạ tầng Kỹ thuật hay các lĩnh vực rất gần với ngành cấp, thoát nước như phát triển đô thị, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành xây dựng. Vậy bà có thể chia sẻ một vài kỷ niệm đáng nhớ khi làm việc trong lĩnh vực này không? 

TT: Nếu như đến thăm một đô thị, một thành phố, chúng ta thường bị thu hút bởi các công trình kiến trúc, các công trình điểm nhấn, biểu tượng hoặc vẻ đẹp của cảnh quan đô thị, thì với những người đã và đang làm quản lý về hạ tầng kỹ thuật, về phát triển đô thị như chúng tôi lại quan tâm nhiều hơn đến sự hoàn thiện của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng cho đô thị đó hoạt động bình thường.

Các chuyến đi công tác thực tế của tôi không thường xuyên ngắm nơi hoa lệ thành thị mà thường là thăm quan các nhà máy xử lý rác, xử lý nước thải hay hệ thống trạm bơm xử lý… để qua đó tôi cùng anh em Bộ Xây dựng lại tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách cho lĩnh vực này.

Chuyến công tác của Đoàn Bộ Xây dựng do tôi làm trưởng đoàn tháng 10/2014 là một ví dụ điển hình. Năm đó là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện quốc gia tham dự Hội nghị của diễn đàn chính sách phát triển đô thị và tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) tổ chức.

Bên cạnh việc xúc tiến hợp tác và làm việc với các đối tác về thực hiện mục tiêu phát triển đô thị gắn với tăng trưởng xanh tại Việt Nam, tôi và đoàn công tác đã được nước bạn bố trí thăm quan thực tế một số công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị như: hệ thống thoát nước cho Thủ đô Tokyo đang được xây dựng hoàn thiện và khớp nối với hệ thống hiện có.

Đoàn công tác đã di chuyển bằng thang bộ khá chật hẹp từ mặt đất xuống đường hầm sâu tương đương với 6 tầng hầm. Hệ thống này được kiểm soát bằng máy móc và thiết bị hiện đại, nhưng không hoàn toàn thay thế được con người. Qua đây chúng ta cũng có thể hình dung ra công việc đầy khó khăn, vất vả của các công nhân sau này khi hệ thống hoạt động chính thức. 

Tôi cũng rất ấn tượng về tâm huyết của một số doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải như: Viwase, Becamex, Phú Điền… Nhìn cá bơi trong hồ hay dòng nước sạch sau khi xử lý đã được dùng để tưới cây, rửa đường v.v… chúng ta có thể thấy đây là một tín hiệu đáng mừng để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hơn hệ thống thoát nước, phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 

Phụ nữ được cho là có vai trò quan trọng trong việc cải thiện nhận thức về sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm - Ảnh 3.

PV: Khi nhắc đến vấn đề quản lý, sử dụng nước sinh hoạt một cách hợp lý, có ý kiến cho rằng những người phụ nữ là những người sử dụng nước chính trong các hộ gia đình hiện nay. Vì vậy, họ cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện nhận thức của toàn xã hội trong việc sử dụng nước sạch hợp lý, tiết kiệm. Bà nghĩ thế nào về nhận định này? 

TT: Trẻ em ngay từ những bài học nhỏ trên lớp đã nhận thức được rằng nước giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống sinh tồn và phát triển của con người, và phải khẳng định nước sạch là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận, nó là hữu hạn và cần sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. 

Vì vậy nếu chúng ta, từng gia đình lãng phí nước hoặc sử dụng thiếu hiệu quả nguồn nước sạch nghĩa là chúng ta đã làm tăng thêm áp lực cho nguồn tài nguyên quý giá là nước.

Tôi đồng tình với quan điểm phụ nữ được cho là có vai trò quan trọng trong việc cải thiện nhận thức về sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm. Không phải vì phụ nữ là những người thường xuyên lãng phí nguồn nước mà bởi chúng tôi là đối tượng tham gia nhiều nhất vào hoạt động sinh hoạt của gia đình trong đó có việc dùng nước sạch. Tôi cũng ủng hộ những nghiên cứu để các gia đình Việt Nam có thể tiếp cận được những sản phẩm hỗ trợ tiết kiệm nước như máy giặt thông minh hoặc máy lọc nước thông minh v.v…

Ngoài ra, tiết kiệm, quản lý, sử dụng nước sạch hiệu quả không phải là bài học “một sớm một chiều” của riêng một cá nhân nào trong xã hội, hay do người phụ nữ trong gia đình chịu trách nhiệm. Việc này chỉ có thể đạt được khi chiến lược, quy hoạch khai thác và sử dụng nguồn nước phù hợp với điều kiện và tập quán của nhân dân, công tác thông tin, tuyên truyền thường xuyên và rộng rãi.

Tác giả:
Đỗ Phương
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.

Chính sách 28/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 04/6/2024, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chất thải.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

Những năm gần đây, mỗi khi mưa lớn, nhiều con phố trên thành phố Hà Nội diễn ra tình trạng úng ngập cục bộ do hệ thống thoát nước không ổn định và chất lượng suy giảm. Do đó, vấn đề thoát nước cần được quan tâm nhiều hơn và đưa ra giải pháp cụ thể cần sớm được giải quyết.

Top