Nhiệt độ
Kiến nghị Thủ tướng chặn nguy cơ nhiễm bẩn nhà máy nước Sông Đà
Nhà máy nước sạch Sông Đà đang sử dụng hồ Đầm Bài rộng 69ha làm hồ chứa nước thô, hệ thống kênh hở rộng 6m, dài 3,52km dẫn nước từ sông Đà về nhà máy nên nguy cơ mất an ninh nguồn nước rất lớn.
Kiến nghị của tỉnh Hòa Bình được đưa ra trong bối cảnh Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà đang lên kế hoạch đầu tư giai đoạn 2 của Nhà máy nước sạch Sông Đà, nâng công suất của nhà máy từ 300.000 m3/ngày đêm lên 600.000 m3/ngày đêm.
Nhà máy nước sạch Sông Đà được xây dựng trên địa bàn 3 xã Phú Minh, Hợp Thành, Yên Quang, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình. Các hạng mục chính của nhà máy gồm hệ thống kênh hở dài 3,52km, rộng 6m, dẫn nước từ mép sông Đà lên hồ Đầm Bài, trước khi bơm vào bể sơ lắng trong nhà máy.
Bên cạnh đó còn có hồ thủy lợi Đầm Bài rộng 69ha được sử dụng làm hồ chứa nước thô cho nhà máy và khu nhà máy xử lý nước sạch.
Với quy trình lấy nước thô từ hệ thống kênh hở, chạy dài qua nhiều xã, trữ tại hồ tự nhiên như hiện nay thì nguy cơ mất an toàn an ninh nguồn nước luôn thường trực với Nhà máy nước sạch Sông Đà.
Những năm qua Nhà máy nước sạch Sông Đà được biết đến là nhà máy nước sạch công suất lớn nhất miền Bắc, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân phía tây nam thủ đô Hà Nội, đô thị vệ tinh Xuân Mai, và các huyện Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai.
Trong báo cáo gửi tới Thủ tướng, tỉnh Hòa Bình cho biết từ khi Nhà máy nước sạch Sông Đà đi vào hoạt động, việc bảo vệ an ninh nguồn nước, khai thác quỹ đất xây dựng kênh dẫn nước thô, hồ chứa, khu xử lý nước ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân địa phương.
Tuy nhiên, Công ty CP nước sạch Sông Đà chưa có cơ chế hỗ trợ cho địa phương chịu ảnh hưởng, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng trong khu vực dự án.
Qua kiểm tra khu vực hồ chứa Đầm Bài, các nhánh suối, tuyến kênh dẫn nước về Nhà máy nước sạch Sông Đà, tỉnh Hòa Bình đã chỉ ra hàng loạt nguy cơ mất an ninh nguồn nước như: hành lang hai bên kênh dẫn nước về nhà máy chưa được giải tỏa để thực hiện giải pháp kiểm soát an toàn nguồn nước; quanh khu vực hồ Đầm Bài có rất nhiều khe suối dẫn về hồ, nhiều cư dân sinh sống quanh hồ xả thải ra các suối gây ỗ nhiễm nguồn nước đầu vào; nước thải Nhà máy nước sạch Sông Đà xả thẳng vào hồ Đầm Bài.
Để đảm bảo an ninh nguồn nước của Nhà máy nước sạch Sông Đà, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm từ hệ thống kênh dẫn dòng, hồ Đầm Bài, tỉnh Hòa Bình cho rằng Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà phải đầu tư tuyến ống dẫn nước thô kín dẫn nước từ dòng sông Đà vào thẳng khu xử lý của nhà máy.
Tỉnh Hòa Bình cho biết một dự án tương tự là Nhà máy nước sạch Xuân Mai công suất 300.000m3/ngày đêm, cùng đóng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cấp nước cho thủ đô Hà Nội, lấy nước thô từ sông Đà đã đầu tư đường ống kín dẫn nước vào nhà máy, giảm thiểu tối đa nguy cơ ô nhiễm nguồn nước đầu vào.
Sau kiến nghị gửi Thủ tướng của tỉnh Hoà Binh, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND.TP Hà Nội cho ý kiến về kiến nghị trên.
Theo Báo Tiền Phong
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week
Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp
Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua chất lượng hệ thống thông tin kế toán
SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi
Đọc thêm
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước
Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.
Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025
Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt
Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.