Nhiệt độ
Góp ý Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) Tháng 8/2020
Ngày 28/9/2020 tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường của Quốc Hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội thảo hoàn thiện Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường BVMT (sửa đổi).
Sau 5 năm thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường (Luật BVMT2014) đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trên phạm vi cả nước, đã thực sự nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với các tổ chức, cá nhân trong chủ động kiểm soát, phòng ngừa các vấn đề về môi trường… Về cơ bản dự thảo Luật BVMT lần này trình Quốc Hội đã được chuẩn bị công phu với sự tham gia, tham vấn của các cơ quan, tổ chức và chuyên gia trong nước và quốc tế, so với Luật BVMT 2014, dự thảo lần này đã sửa đổi, bổ sung khá toàn diện các quy định về hoạt động bảo vệ môi trường, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các cơ quan quản lý nhà nước… khắc phục được nhiều tồn tại và bất cập.. bắt nhịp với những xu hướng quản lý hiện đại. Nhiều nội dung quy định chính sách mới theo hướng đổi mới cơ chế, biện pháp và công cụ quản lý tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường.. Tuy nhiên dự thảo Luật vẫn còn một số nội dung cần được trao đổi thêm, nghiên cứu thêm… nhằm hoàn thiện dự thảo trước khi được trình Quốc Hội trong thời gian sắp tới. Một số góp ý cụ thể như sau:
I. Những vấn đề chung
1. Giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ TN&MT quy định/hướng dẫn chi tiết nhiều điều, khoản trong dự thảo Luật:
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 (Điều 69, 70), làm Luật và sửa đổi Luật là nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, do đó các điều, khoản của Dự thảo Luật cần được quy định đầy đủ, rõ ràng và dễ thực hiện; hạn chế việc giao cho cơ quan hành pháp (Chính phủ, các Bộ) quy định chi tiết các điều, khoản. Luật BVMT2014 có 170 điều giao cho Chính phủ hướng dẫn 14/170 điều và Bộ Tài nguyên Môi trường 14/170 điều ( 28/170 điều chiếm 16,6%), trong dự thảo Luật BVMT 2020 lần này trong tổng số 179 điều, có tới 43 điều (chiếm 24%) giao cho Chính phủ quy định/hướng dẫn chi tiết và 40 điều (chiếm 22,3%) giao cho Bộ TN&MT quy định chi tiết. Việc cụ thể hóa các điều, khoản của Dự thảo Luật là cần thiết, đảm bảo tính thực thi của Luật BVMT, tuy nhiên việc giao cho Chính phủ, Bộ TN&MT quy định chi tiết đến 83 điều (chiếm 46,3%) tổng số điều của Luật như vậy ẩn chứa không chỉ chậm trễ trong việc ban hành văn bản dưới luật mà còn có thể gây khó khăn trong việc đưa Luật vào cuộc sống. Vì vậy cần thiết phải rà soát lại.
2. Liên quan đến Ứng phó với Biến đổi khí hậu: Biến đối khí hậu và Ứng phó với Biến đổi khí hậu là một lĩnh vực rất rộng tác động vào mọi mặt của các hoạt động kinh tế xã hội, trong dự thảo Luật này chỉ có 7 điều quy định về Ứng phó với Biến đổi khí hậu với nội dung chủ yếu liên quan đến bảo vệ môi trường. Mong muốn đề nghị Quốc Hội cho soạn thảo Luật riêng về Biến đổi khí hậu và đề nghị Chương VII của dự thảo Luật này nên đổi tên là Ứng phó với Biến đổi khí hậu trong bảo vệ môi trường có lẽ phù hợp hơn với nội dung và tên của Luật.
PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến
II. Một số nội dung chi tiết/cụ thể
1) Về giải thích thuật ngữ và sử dụng thuật ngữ:
(i) Theo Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 sử dụng thuật ngữ “chủ đầu tư”, “nhà đầu tư”. Tuy nhiên, tại nhiều quy định trong dự thảo Luật ngoài “ chủ đầu tư” còn sử dụng rất nhiều thuật ngữ “chủ dự án”, “chủ cơ sở” và “ cơ sở” chưa được giải thích rõ về các thuật ngữ này. Mặt khác khi sử dụng “chủ cơ sở “ như quy định tại khoản 1 Điều 48 “ ….Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…” có thể hiểu chủ cơ sở độc lập với khu sản xuất, kinh doanh.. nhưng trong quy định tại khoản 1 điều 124 ‘ khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ … (sau đây gọi là cơ sở) như vậy đã có sự không thống nhất.
(ii) Khoản 15 điều 3 liên quan đến hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường chỉ bao gồm: Hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái xử dụng, xử lý chất thải, quan trắc môi trường và các công trình bảo vệ môi trường khác. Tuy nhiên trong các khoản 1 các điều 51, 52,53 về Bảo vệ môi trường đối với các khu kinh tế, khu sản xuất, khu kinh doanh dịch vụ… quy định “…. hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm: (a) Hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn; (b) Hệ thống thu gom và thoát nước mưa;(c) Hệ thống thu gom, thoát nước thải và xử lý nước thải; (d) Mạng lưới các điểm quan trắc..;(đ) Bố trí diện tích cây xanh; (e) Các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác như vậy không thống nhất với K15 điều 3 ở trên vì đã có bổ sung thêm (nước mưa và cây xanh).
(iii) Khoản 2 điều 58 lại có thêm thuật ngữ kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường vậy kết cấu hạ tầng … là gì và có quy định cả thiết bị, phương tiện, bao bì, địa điểm …..liệu có đúng là kết cấu hạ tầng kỹ thuật không?
Tóm lại cần bổ sung giải thích các thuật ngữ đồng thời khi được sử dụng phải có sự thống nhất vì vậy cần có sự rà soát lại.
2) BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đô thị và nông thôn, khu vực khác và yêu cầu về BVMT khác trong một số lĩnh vực (Chương V): Cách biên soạn một số điều chưa thống nhất, thiếu chặt chẽ và logic cụ thể:
- Theo Luật Quy hoạch năm 2017 trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chỉ xác định phương án phát triển hệ thống khu kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao….và Luật Xây dựng năm 2014 đã quy định về quy hoạch xây dựng khu chức năng, bao gồm khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất….do đó theo khoản 1 điều 51, khoản 1 điều 52 …nếu chỉ phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh là chưa đầy đủ phải bao gồm cả quy hoạch xây dựng.
- Trong khoản 3 Điều 52 Dự thảo Luật ghi “Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải tuân thủ các quy định khác quy định tại Luật này….”. Như vậy, các quy định khác quy định tại Luật này mà Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật phải tuân thủ là những quy định gì cần phải chỉ ra cụ thể.
- Trong khoản 1, Điều 58: “BVMT khu đô thị, khu tập trung dân cư phải thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hoá, lịch sử và bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch”. Vậy, ở đây không rõ chủ thể chịu trách nhiệm BVMT…?
- Tại khoản 1 Điều 65 quy định “Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu” là rất chung chung, không cụ thể cũng như trên chủ thể ở đây không rõ là ai.
- Tại khoản 10 Điều 65. Bộ trưởng Bộ Xây dựng: a) Ban hành quy định, hướng dẫn kỹ thuật về thiết kế các khu đô thị mới… trong pháp luật xây dựng hiện hành không có khái niệm thiết kế khu đô thị mới.
- Nhiều điều, khoản, điểm ví dụ tại điểm b, Khoản 4 Điều 79; điểm b Khoản 2 Điều 83; điểm b Khoản 4 Điều 85….. khi nói về khoảng cách an toàn môi trường đều dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 54 nhưng tìm khoản 2 Điều 54 thì lại viết “… do Chính phủ quy định” như vậy có nên trình bày như thế này trong Luật không?
3) Về Quản lý chất thải
- Trong Luật BVMT 2014 tại mục 3 chương IX: Quản lý chất thải rắn thông thường. NĐ38/2015 của Chính phủ hướng dẫn Luật đã chia ra thành Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường. Dự thảo Luật lần này đưa ý tưởng của NĐ 38 vào và chi tiết hơn Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chỉ từ hộ gia đình, cá nhân tất cả còn lại gọi là chất thải rắn công nghiệp thông thường (liệu có phù hợp không). Như vậy không có loại chất thải rắn thông thường chung chung, tuy nhiên trong nhiều điều vẫn có cụm từ này VD tại điểm a khoản1 Điều 40; điểm c, d khoản 5 Điều 63.
- Trong thực tế có rất nhiều Chất thải rắn tấp vào các eo biển hoặc các đảo ven bờ biển … vậy các loại chất thải thải này được quy định về phân loại, thu gom, xử lý như thế nào ?
4) Về Quản lý nước thải
Quản lý nước thải chỉ được quy định tại 3 điều là chưa đầy đủ đặc biệt trong đô thị, mối quan hệ giữa nước thải và nước mưa, cao độ nền đô thị…. chưa được làm rõ. Để làm rõ hơn về quản lý nước thải đề nghị sau điều 87 bổ sung “ Chính phủ quy định chi tiết về thoát nước và xử lý nước thải”.
Theo như quy định tại điểm d khoản 2 điều 88; khoản 3 điều 89 UBND cấp tỉnh đầu tư xây dựng (kể cả tổ chức vận hành ) hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại các đô thị, khu dân cư tập trung điều này khẳng định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh tuy nhiên theo Luật PPP thì Xử lý nước thải là một trong 5 lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP như vậy có nhất thiết chỉ có UBND cấp tỉnh đề nghị quy định theo hướng UBND cấp tỉnh tổ chức việc đầu tư… còn lại kêu gọi các nguồn lực khác đầu tư, quản lý vận hành lĩnh vực này.
5) Về Quan trắc nước thải
Quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 40/2019 đang có nhiều ý kiến cho rằng có quá nhiều đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục gây tốn kém cho doanh nghiệp. Bất cập này chưa được xem xét giải quyết. Trong dự thảo lần này lại đưa lên thành Luật (quy định tại khoản 1, 2 Điều 113) liệu có hợp lý không, mặt khác tại điểm g khoản 1 điều 113 lại còn giao cho UBND cấp tỉnh quyết định thêm – liệu có kiểm soát được không ? Có lẽ tương tự như bắt buộc phải xây dựng công trình phòng ngừa ứng phó sự cố từ NĐ40 ( Luật BVMT 2014 không có quy định này ) lại đưa lên thành Luật như quy định tại khỏan 3 Điều 126 dự thảo Luật. Cần rà soát lại.
6) Về tiêu chí dự án xanh
Điều 152 dự thảo Luật quy định về tín dụng xanh cấp cho các dự án xanh và giao Chính phủ ban hành tiêu chí dự án xanh. Tuy nhiên, toàn bộ dự thảo Luật hiện nay không có quy định về dự án xanh để làm cơ sở cho việc giao Chính phủ ban hành tiêu chí đối với dự án này. Đề nghị cần làm rõ hoặc bổ sung thêm nội hàm này trong Luật.
7) Về trách nhiệm của các Bộ, ngành: Trong dự thảo Luật đã quy định khá chi tiết trách nhiệm của Bộ TNMT và các Bộ tuy nhiên nhiều nhiệm vụ đang thực hiện khá ổn định tại các Bộ theo các quy định của Luật chuyên ngành nay có sự điều chỉnh về Bộ TNMT vì vậy đề nghị cần cân nhắc hoặc giải trình kỹ về sự thay đổi cần tôn trọng các Luật đã ban hành và tránh sửa đổi hay xáo trộn không cần thiết.
Trên đây là một số ý kiến góp ý tại Hội thảo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường của Quốc Hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức vào ngày 28/9/2020 tại TP. Hồ Chí Minh.
Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng
Chuyên gia Cao cấp Chương trình Thoát nước và Ngập úng đô thị - GIZ
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Đọc thêm
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước
Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.
Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025
Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt
Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.
Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước
Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 04/6/2024, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chất thải.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.
Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam
Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.