Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

CẤP, THOÁT NƯỚC - MỘT TRONG NHỮNG LĨNH VỰC ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

07/09/2023 15:35

Lĩnh vực cấp thoát nước những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, hướng tới phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển vùng, miền, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song, vẫn cần có lực đẩy để hạ tầng kỹ thuật đô thị có sức bật hơn nữa trong tương lai.

CẤP, THOÁT NƯỚC MỘT TRONG NHỮNG LĨNH VỰC ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ - Ảnh 1.

Thực trạng Cấp, Thoát nước và xử lý nước thải

Tính đến tháng 6/2022, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41%, với 883 đô thị. Trong đó giai đoạn 2011-2020 về cấp nước đô thị cơ bản hoành thành những mục tiêu, định hướng phát triển được đề ra, năm 2020, tổng công suất các nhà máy nước khoảng 10,9tr m3/ngày, tỷ lệ cấp nước đô thị đạt trên 89%; Đến năm 2022 đã tăng tổng công suất các nhà máy nước lên khoảng 12,6 triệu m3/ngày, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch tăng lên 95%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm còn khoảng 16%. Việc quan tâm đầu tư phát triển cấp nước tại các địa phương đã từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt của người dân và phát triển kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp cấp nước đang từng bước xây dựng và triển khai thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn (khoảng trên 33% doanh nghiệp); sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức quản lý cấp nước, quản lý rủi ro và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước.

Trong khi đó, đối với thoát nước mặt và xử lý nước thải đô thị: Mật độ hệ thống cống thoát nước đô thị đạt 64%. Các khu đô thị mới đã xây dựng hệ thống thoát nước riêng, còn lại đa phần hệ thống thoát nước chung; Tổng lượng nước thải sinh hoạt được xử lý khoảng 1,4tr.m3/ngày, đạt khoảng 15%. Một số địa phương đã xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hiện đại tại mốt số khu vực trung tâm đô thị (Hà nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ,...).

Tuy nhiên, tình hình ngập úng đô thị đang ngày càng nghiêm trọng do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, ảnh hưởng biến đổi khí hậu, nước biển dâng; thiếu hồ điều hòa, thiếu khoảng xanh, không gian lưu chứa nước; mặt phủ bê tông hóa quá nhanh cùng lúc với biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp. Phần lớn nước thải được xả vào sông rạch mà chưa được xử lý gây ô nhiễm; Nguồn vốn đầu tư lớn, ngân sách hạn chế, cơ chế thu hút đầu tư chưa hiệu quả, và chưa được quan tâm đúng mức của các cấp thẩm quyền.

Mặt khác, Luật chuyên ngành Cấp, Thoát nước chưa có, theo chương trình xây dựng VBQPPL của Bộ Xây dựng Luật Cấp Thoát nước trình Quốc hội giai đoạn năm 2024 - 2025; Về cấp nước do Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý cấp nước khu vực đô thị và nông thôn; về Nguồn nước nhiều bộ quản lý; Chất lượng một số đồ án quy hoạch cấp nước còn hạn chế; cũng như các vấn đề về nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước, hành lang bảo vệ nguồn nước, ứng phó biến đổi khí hậu, liên kết vùng trong lĩnh vực cấp nước,... còn thiếu các cơ chế chính sách thống nhất; Luật Quy hoạch không quy định việc lập quy hoạch cấp nước vùng tỉnh, vùng liên tỉnh gặp khó khăn khi lập các dự án.

Từ thực tiễn phát triển ngành cấp thoát nước mặc dù đã có kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên thiếu hành lang pháp lý hoàn chỉnh đã dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện từ quy hoạch đến triển khai thực hiện các dự án đầu tư cũng như các vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng phát triển lĩnh vực cấp thoát nước trong tương lai.

Đề xuất giải pháp đột phá phát triển cấp thoát nước và xử lý nước thải

Thực tế hơn 10 năm qua phần nào chỉ ra những vướng mắc cần gỡ rối và giải quyết trong quá trình xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, đặc biệt là lĩnh vực cấp thoát nước.

Hệ thống pháp luật cần bổ sung, sửa đổi trước tiên là khắc phục bất cập hiện tại sau đó là bảo đảm phù hợp với định hướng kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới và hướng tới phát triển bền vững và đồng bộ với sự phát triển của hệ thống quản lý chung. Trong đó cần xây dựng các luật quản lý chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật như Luật Cấp Thoát nước (còn đang thiếu). Hiện tại có nhiều bộ luật quy định về các nội dung liên quan tới cấp nước và thoát nước như Luật Xây dựng số, Luật Quy hoạch đô thị số; Luật đầu tư, Luật đầu tư công; Luật Đất đai sửa đổi; Luật Quy hoạch năm 2017 cùng với 17 nghị định và các thông tư hướng dẫn về Hạ tầng kỹ thuật. Nhưng thiếu cụ thể nên việc vận dụng còn rất nhiều vướng mắc và không đồng bộ.

Tuy nhiên, trong số các ngành và lĩnh vực nằm trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ bản chưa có luật chuyên ngành ngoại trừ về Giao thông. Các Nghị định đều dựa vào (mũ) là một số các luật liên quan hiện đã điều chỉnh các Nghị định chưa được rà soát điều chỉnh bổ sung (chưa có luật quy định); Các Nghị định cơ bản ban hành trước năm 2012. Vì vây các nội dung ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng chưa được đề cập, còn thiếu tính đồng bộ (đặc biệt là về cao độ nền, thoát nước mặt, cấp nước – "lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu"; Các văn bản quy phạm pháp luật tính thực tiễn chưa theo kịp hình thức, mô hình mới về đầu tư, khai thác kinh doanh các hạ tầng kỹ thuật. Công tác tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch các chuyên ngành hạ tầng đô thị đều theo quy định của các luật liên quan.

Ngoài ra, xét riêng về Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh, liên tỉnh và quy hoạch cấp nước đô thị, hiện nay, cả nước mới có 2 quy hoạch cấp nước cho các vùng kinh tế đã lập và phê duyệt: Đó là Quy hoạch cấp nước vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 8/11/2016 và Quy hoạch cấp nước 3 vùng KTTĐ Bắc Bộ, Miền Trung và Phía Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1251/QĐ-TTg ngày 12/9/2008.

Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương: các thành phố trực thuộc trung ương và khoảng 26 tỉnh đã lập, phê duyệt quy hoạch cấp nước vùng tỉnh (chủ yếu cho hệ thống đô thị và nông thôn phụ cận); trong đó các thành phố trực thuộc Trung ương đã có quy hoach chuyên ngành cấp nước được phê duyệt. Các quy hoạch cấp nước đã cơ bản thể hiện được các nội dung đủ điều kiện để lập các dự án đầu tư thành các dự án. Tuy nhiên với các đô thị còn lại các nội dung quy hoạch cấp nước là một nội dung trong các quy hoạch liên quan và chưa đủ điều kiện lập các dự án cấp nước.

Quy hoạch liên quan đến thoát nước và thu gom xử lý nước thải cũng như quy hoạch cấp nước chỉ là một nội dung trong các quy hoạch liên quan. Riêng đối với thành phố trược thuộc Trung ương được lập thành đồ án riêng. Thực tế chỉ có 2 thành phố đã lập nhưng chưa cập nhật được các vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các dự án đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải xuất hiện rất nhiều hạn chế khi triển khai thực hiện.

Việc xây dựng luật chuyên ngành cấp thoát nước là một nhiệm vụ trọng tâm trong mục tiêu đột phá phát triển Hạ tầng kỹ thuật đáp ứng quan điểm "Quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị" (NQ số 06-NQ/TW).

Bên cạnh đó, về khoa học, công nghệ: Cần nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật cho phù hợp công nghệ mới, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo. Từ đó, đáp ứng chuyển đổi số, bắt kịp công nghệ trên mọi không gian.

Một vấn đề nữa là ngoài nguồn lực ngân sách cần có thêm nhiều cơ chế để các dự án được kết hợp nhiều nguồn vốn và có cơ chế quản lý với các phương thức phù hợp thực tiễn. Đồng thời, tăng cường phân cấp cho địa phương, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra (tiền kiểm, hậu kiểm). Cơ chế phối hợp phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật liên vùng.

Nhằm hiện thực hóa nhiệm vụ này, cần tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp thực tiễn và định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại đối với các lĩnh vực với mục tiêu:

Về cấp nước: Tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đến năm 2025 đạt 100%; Tỷ lệ hệ thống cấp nước đô thị lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đến năm 2025 đạt 75%, đến năm 2030 đạt 100%; Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch đến năm 2025 đạt dưới 15%, đến năm 2030 đạt dưới 12%; Định hướng đến năm 2045 dịch vụ cấp nước sạch sinh hoạt "uống trực tiếp".

Về thoát nước và xử lý nước thải: Tỷ lệ thu gom nước thải đến năm 2025 đạt khoảng 70%, đến năm 2030 đạt khoảng 80%; Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn đến năm 2025 tại các đô thị loại II trở lên đạt khoảng 30-35% và tại các đô thị loại III, IV, V đạt khoảng15-20%, đến năm 2030 tại các đô thị loại II trở lên đạt 40-45% và tại các đô thị loại III, IV, V đạt 25-30%; Phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước mưa tại đô thị đến năm 2025 đạt 70%, đến năm 2030 đạt 80%; Định hướng 90-95% đến năm 2045.

Để đạt được các mục tiêu trong dài hạn, Luật Cấp, Thoát nước được xây dựng cần chú trọng các nội dung: xây dựng Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải; quy định Quy hoạch cấp, thoát nước làm cơ sở định hướng, đầu tư phát triển hệ thống cấp, thoát nước; Cơ chế chính sách đầu tư phát triển cấp, thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường; Chất lượng dịch vụ, quản lý vận hành công trình cấp, thoát nước; giá dịch vụ cấp, thoát nước và xử lý nước thải;…

Về lĩnh vực cấp nước trong ngắn hạn: đẩy mạnh rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn định mức,... ngành cấp nước; Tiếp tục triển khai chương trình cấp nước an toàn theo hướng quản lý tông hợp; Các quy định về điều kiện năng lực doanh nghiệp cấp nước sạch. Xây dựng tiêu chí đánh giá và chứng nhận công trình cấp nước an toàn nhằm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ cấp nước đô thị đạt 100%; và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đến năm 2030 đạt 100%; Tỷ lệ thất thoát đến năm 2030 đạt dưới 12%. Ngoài ra, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ xử lý nước lợ, mặn và cơ chế chính sách hỗ trợ cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long; vùng ven biển; vùng khó khăn nguồn nước;...

Về thoát nước và xử lý nước thải trong ngắn hạn: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng đất hiệu quả phòng chống ngập úng đô thị, đặc biệt hạn chế thay đổi mặt phủ tự nhiên trong phát triển đô thị; Xây dựng cơ chế chính sách về giá dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, đủ sức thu hút các nhà đầu tư; Từng bước tăng tỷ lệ xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn. Khuyến khích sử dụng công nghệ xử lý tiên tiến hiệu quả, thân thiện với môi trường; Rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn theo hướng tăng diện tích mặt nước, cây xanh, bề mặt thấm nước và lưu, chứa nước mưa, thoát nước bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý phòng chống ngập úng, bảo vệ môi trường; phấn đấu tỷ lệ thu gom nước thải đến năm 2030 đạt khoảng 80%; Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý đạt quy chuẩn đến năm 2030 tại các đô thị loại II trở lên đạt 40-45% và tại các đô thị loại III, IV, V đạt 25-30%; Phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước mưa đô thị đến năm 2030 đạt 80%.

Đề xuất việc tổ chức thực hiện: Tập trung sớm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn cấp thoát nước nói riêng và hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung theo hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả, hiện đại và ứng phó BĐKH; Các địa phương cần quyết liệt tổ chức, triển khai thực hiện các định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; tổ chức kiểm tra giám sát thực hiện theo mục tiêu được đề xuất.

Kiện toàn và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương, đơn vị trong tổ chức thực hiện, quyết định đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án đầu tư phát triển cấp thoát nước đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật đô thị;

Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ từ các tổ chức quốc tế có năng lực, kinh nghiệm.

Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống Cấp Thoát nước nói riêng cần huy động nguồn vốn rất lớn, cần có cơ chế chính sách phù hợp huy động nguồn lực trong và ngoài nước, hoàn chỉnh hệ thống VBQPPL chuyên ngành thống nhất từ Trung ương tới cơ sở; tiếp tục đổi mới các cơ chế chính sách theo các mục tiêu đột phá trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị - ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng là thực hiện Đổi mới và đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng đất nước.


TS. Trần Anh Tuấn

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.

Chính sách 28/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 04/6/2024, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chất thải.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

Những năm gần đây, mỗi khi mưa lớn, nhiều con phố trên thành phố Hà Nội diễn ra tình trạng úng ngập cục bộ do hệ thống thoát nước không ổn định và chất lượng suy giảm. Do đó, vấn đề thoát nước cần được quan tâm nhiều hơn và đưa ra giải pháp cụ thể cần sớm được giải quyết.

Top