Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Một số ý kiến góp ý Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi)

07/05/2020 00:00

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) (sửa đổi) được Bộ TNMT chủ trì soạn thảo và Chính phủ chuẩn bị trình Quốc Hội để cho ý kiến, Luật này được hy vọng sẽ đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống, hội nhập quốc tế và tạo hành lang pháp lý quan trọng đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác BVMT thúc đẩy phát triển bền vững.

Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) (sửa đổi) được Bộ TNMT chủ trì soạn thảo và Chính phủ chuẩn bị trình Quốc Hội để cho ý kiến, Luật này được hy vọng sẽ đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống, hội nhập quốc tế và tạo hành lang pháp lý quan trọng đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác BVMT thúc đẩy phát triển bền vững.

Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam xin được dẫn một số ý kiến tham góp ý Dự thảo Luật BVMT (Sửa đổi) của PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng. Là người đã từng tham gia công tác của Bộ Xây dựng và trực tiếp phụ trách những lĩnh vực liên quan đến Môi trường, về khách quan PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến chia sẻ:

"Trước đây các Luật BVMT 2005, 2014 tôi đều được tham gia, trực tiếp góp ý kiến nội dung về quản lý bảo vệ môi trường các lĩnh vực có liên quan đến phạm vi, trách nhiệm của Bộ Xây dựng. Lần này, thông qua các phương tiện truyền thông và tiếp cận nội dung dự thảo Luật, về khách quan,tôi có thể nói rằng: Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu với sự tham gia, tham vấn của các cơ quan, tổ chức và chuyên gia trong nước và quốc tế, được thẩm định bởi các cơ quan quản lý của Chính phủ.So với Luật BVMT năm 2014, Dự thảo Luật BVMT lần này đã có những điều chỉnh tốt, khắc phục nhiều tồn tại, bất cập nảy sinh và bức xúc trong quản lý về BVMT hiện nay ở nước ta, cũng như bắt nhịp với những xu hướng quản lý môi trường hiện đại của thế giới. Tuy nhiên Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) có một số nội dung mới cần tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, hoàn thiện và đề xuất Quốc hội xem xét, phê chuẩn nhằm đảm bảo tính khả thi của Luật, sự phù hợp của một số điều khoản với tình hình thực tế.”
 
PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến - Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng
 
Theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nội dung của dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) còn nhiều vấn đề cần quan tâm xem xét. Trong đó PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến nêu ra 05 vấn đề chung và 07 nội dung cụ thể.

05 Vấn đề chung:

(1) Luật BVMT điều chỉnh một pham vi rất rộng đó là các hoạt động bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm ……và quản lý nhà nước về bảo môi trường chính vì vậy đây phải được coi là một bộ Luật về bảo vệ môi trường đúng hơn là một Luật.

(2) Tên dự án Luật – Luật BVMT (sửa đổi): So với Luật BVMT năm 2014 dự thảo lần này có 192 điều (tăng thêm 22 điều); giữ nguyên 7 điều; Quy định mới 100 điều; sửa đổi bổ sung 85 điều. Xét tổng quát đây không còn gọi là Luật BVMT sửa đổi mà đây phải là Luật BVMT mới.

(3) Ngoài các chức năng nhiệm vụ cụ thể được giao cho các Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Các bộ, ngành, UBND các cấp tại các điều 179 đến 184 thì nhiều nội dung của của Luật vẫn rất cần phải có hướng dẫn chi tiết thêm mà trong đó có ít nhất 30 điều cần phải có hướng dẫn, quy định chi tiết… của Bộ TNMT và ít nhất 45 điều phải có Chính phủ quy định liệu có phù hợp không  (không hợp lý vì sau khi Luật được ban hành cần có thời gian chờ đợi Bộ TNMT hoặc CP ban hành hướng dẫn mới thực hiện được) Có lẽ cần rà soát lại các điều khoản này, để cụ thể hoá thêm và hạn chế tối đa số lượng các văn bản dưới Luật.

(4) Về trình bày văn bản Luật: Nhiều nội dung của nhiều điều trình bày quá dài dòng, trùng lặp ý và thiếu tính pháp luật; một số điều quá chi tiết nhưng một số điều lại sơ sài.

(5) Về giải thích thuật ngữ: Ngoài giải thích thuật ngữ tại Điều 3 còn rất rất nhiều từ, cụm từ được định nghĩa nằm rải rác trong rất nhiều điều vì vậy cần thiết phải rà soát toàn bộ dự thảo và đưa về tập trung tại điều 3 này. Nhiều từ viết tắt tiếng nước ngoài cần được giải thích từ ngữ (POPs, PTSs….). Một số cách giải thích/được hiểu trong điều 3 chắc còn phải được tranh luận thêm để có sự hiểu thống nhất ví dụ Khái niệm về môi trường/ hoạt động BVMT/hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường/Cộng đồng dân cư (nên có sự thống nhất với Luật Lâm nghiệp 2017)….

07 nội dung cụ thể:

(1) Quy hoạch bảo vệ môi trường:  Điểm đ khoản 3 Điều 30 Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia: Chưa đầy đủ thiếu các công trình xử lý nước thải, nghĩa trang, cơ sở hỏa táng... Mặt khác tại Điều 31 Không thấy gắn kết Quy hoạch BVMT quốc gia với nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

(2) Giấy phép môi trường: Đây là nội dung mới của dự thảo Luật lần này. Trong dự thảo đã quy định khá kỹ đối tượng, nội dung, thẩm quyền, các thủ tục hành chính. Do tích hợp nhiều loại giấy phép trước đây thành một giấy phép duy nhất vì vậy cần có làm rõ yếu tố đặc thù của từng đối tượng được cấp để có quy định phù hợp tránh hiểu rằng đây là phép cộng của các loại giấy kia.

(3) Các quy định có liên quan đến Ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Nội dung về ứng phó biến đổi khí hậu chỉ được quy định có 8 điều từ Điều 94 đến Điều 101. Nội dung chưa đầy đủ, chưa bao quát về ứng phó với biến đổi khí hậu; các khái niệm tại điều 94,95, 96,97 nên đưa về điều 3. Các trách nhiệm, quản lý nhà nước… Nên đưa về 1 điều và chuyển về chương 14. Nếu như vậy nội dung của chương này còn lại rất ít.Cần bổ sung thêm nội dung thích ứng;

- Điều 98 Lồng ghép nội dung ứng phó BĐKH… mới chỉ vào hệ thống chiến lược, quy hoạch là chưa đầy đủ cần bổ sung thêm vào trong chương trình, kế hoạch và dự án song song bổ sung nội dung lồng ghép là gì? Mặt khác mới chỉ quy định nội dung lồng ghép là chưa đầy đủ cần bổ sung quy trình lồng ghép như thế nào?Nhiều nội dung được trình bày gần như chương trình hành động quốc gia hay chiến lược, định hướng, chưa thể hiện rõ là những điều luật bắt buộc phải tuân thủ. Các quy định về ứng phó với BĐKH còn khá chung chung mà chưa thể hiện cơ chế ứng phó cụ thể... Các nội dung liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu tại dự thảo hình như được trích dẫn từ một số cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên (như Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn)….

- Nếu có thể được đề xuất xây dựng Luật về ứng phó với biến đổi khí hậu có lẽ phù hợp hơn là chỉ quy định vài điều ở Luật này.

(4) Bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư tập trung: Tại khoản 4 Điều 59 "Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành tiêu chí, chứng nhận khu đô thị sinh thái đối với các khu đô thị, khu dân cư tập trung quy định này không phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Bộ TNMT. Đô thị sinh thái, đô thị thông minh trước hết phải là đô thị và đây là một trong những mô hình phát triển đô thị và việc quản lý phát triển đô thị thuộc chức năng quản lý của Bộ Xây dựng vì vậy cần phân định rõ tránh chông chéo ngay tại Luật.

(5) Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng: Tại Khoản 1 Điều73 Luật BVMT 2014 Quy định "Quy hoạch xây dựng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường”  Luật BVMT 2014 chúng tôi đã đề nghị làm rõ nội hàm của việc tuân thủ này và không nên chung chung và đặt ra như hô khẩu hiệu thì trong dự thảo lần này vẫn đưa vào và còn thêm”...thích ứng với biến đổi khí hậu”.

(6) Các quy định về quản lý chất thải, chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường, nước thải, bụi và khí thải: Hành văn của một số khoản, điểm trong phần này thường dài, có tính giải thích, không phù hợp với yêu cầu ngắn gọn, rõ ràng của ngôn ngữ luật.

-  Quy định quản lý nước thải chỉ tập trung ở 3 điều là quá sơ sài; điều 90 và 91 có nhiều nội dung trùng lặp, Chính phủ quy định chi tiết chỉ cho điều 90 là không đầy đủ và toàn diện. Điều 90 nên tập trung vào Thu gom nước thải và điều 91 là xử lý nước thải. Cần làm rõ hơn và cụ thể hơn quy định quản lý nước thải theo từng đối tượng. Trong quy định mới chỉ đề cập đến "xử lý tại chỗ” là chưa đầy đủ, trong thực tế có nhiều hình thức/mô hình: Xử lý nước thải tập trung, xử lý nước thải phi tập trung (phân tán)….Cần quy định rõ hơn về lựa chọn công nghệ xử lý nước thải;

- Trong nhiều đô thị, khu dân cư tập trung phần lớn là hệ thống thoát nước chung: Nước mưa và nước thải vậy quản lý thoát nước mưa được quy định tại văn bản luật nào? Cần thiết phải bổ sung vào Luật này chứ.

- Khoản 6 Điều 90: Có quy định … "Tổ chức, cá nhân… xả thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải phải nộp Phí thu gom, xử lý nước thải theo quy định” là hoàn toàn không hợp lý không phù hợp với các quy định hiện hành và Luật phí và lệ phí. Trên thực tế không có Phí này mà đã được quy định Giá dịch vụ thu gom, xử lý nước thải – Đề nghị cần phải thay đổi và sửa lại cụm từ này cho phù hợp với các quy định hiện hành.

- Khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 66 liên quan đến quy định về quản lý bùn thải từ bể tự hoại, từ hệ thống thoát nước cần đưa về Điều 91 mới hợp lý

(7) Về trách nhiệm các Bộ, ngành: Nhiều quy định chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ được Chính phủ đã giao cần có sự rà soát lại cho rõ ràng đảm bảo tính ổn định, đầy đủ, đồng bộ và không chồng chéo.

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến cho rằng "Luật BVMT được cả xã hội quan tâm, nhiều nội dung điều chỉnh của Luật liên quan trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp vì vậy cần lấy thêm các ý kiến của các doanh nghiệp lớn  hoạt động trong lĩnh vực môi trường (Nước thải, Xử lý chất thải rắn, Môi trường,...). Mặt khác các quy định cũng cần đảm bảo tính khách quan, đồng bộ có tính kế thừa, trách nhiệm đúng người, đúng việc và cũng tránh mâu thuẫn, trùng lặp các Luật khác đã quy định.”.

Bài, ảnh: HÀ THẮM (thực hiện)

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước

Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước

Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.

Chính sách 18/08/2024
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.

Chính sách 28/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 04/6/2024, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chất thải.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

Top