Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Ấn Độ và bài toán xuất khẩu 'nước ảo'

07/09/2022 15:22

Gạo và đường nằm trong số các nông sản xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ, mang về không ít lợi nhuận.

Ấn Độ và bài toán xuất khẩu 'nước ảo' - Ảnh 1.

Song một số chuyên gia kinh tế Ấn Độ đã bày tỏ lo lắng về những chi phí môi trường, đặc biệt là xuất khẩu "nước ảo", khi quốc gia Nam Á theo đuổi các mục tiêu xuất khẩu, theo Financial Express.

Xuất khẩu nông sản của Ấn Độ trong năm tài chính 2022 (kết thúc vào 31/3) tăng 20% so với năm trước lên mức kỷ lục 50,3 tỷ đô la, trang báo Financial Express (Ấn Độ) đưa tin hôm 23/5.

Tuy nhiên, một câu hỏi chiến lược được đặt ra là: Mức độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản này liệu có bền vững, trong bối cảnh Ấn Độ, nước đông dân thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, cũng cần đáp ứng nhu cầu về tài nguyên và nông sản của chính nước này.

Ngày 13/5 vừa qua, chính phủ Ấn Độ bất ngờ đưa ra lệnh cấm xuất khẩu lúa mì. Sự kiện này khiến cho câu hỏi trên trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết.  

Trong các mặt hàng nông sản Ấn Độ xuất khẩu trong năm tài chính 2022, gạo đứng đầu với khối lượng 21,2 triệu tấn, mang vê kim ngạch 9,6 tỷ đô la Mỹ, theo sau là thủy sản (1,4 triệu tấn - 7,7 tỷ đô la Mỹ) và đường (10,4 triệu tấn - 4,6 tỷ đô la Mỹ), theo số liệu của Bộ Công thương và Công nghiệp Ấn Độ.

Gạo là nông sản thâm dụng nước nhiều nhất và cần được xem xét một cách nghiêm túc về khả năng cạnh tranh toàn cầu cũng như tính bền vững về môi trường, Ritika Juneja và Ashok Gulati, hai chuyên gia của Hội đồng Nghiên cứu về Quan hệ Kinh tế Quốc tế của Ấn Độ, nhận định trong bài viết nói trên.

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm qua chiếm 41% trong tổng số 51,3 triệu tấn trên thị trường gạo toàn cầu. Điều đáng nói là, gạo của Ấn Độ có thể cạnh tranh trên thế giới phần lớn nhờ chính phủ trợ giá về nguồn nước, điện năng và phân bón.

Mỗi kg gạo cần khoảng 3.000-5.000 lít nước tưới, tùy thuộc vào địa hình. Nếu tính trung bình cần 4.000 lít nước để sản xuất 1 kg gạo, và giả sử một nửa lượng nước này thấm vào đất, xuất khẩu 21 triệu tấn gạo đồng nghĩa với việc bán ra nước ngoài 42 tỷ mét khối nước ảo.

Đường là một sản phẩm thâm dụng nước khác, với xuất khẩu đạt 10,4 triệu tấn trong năm tài chính 2022. Tuy giá đường trên thế giới tăng, nhưng xét trên quan điểm bền vững, xuất khẩu 1 kg đường tương đương với xuất khẩu gần 2.000 lít nước ảo. Điều đó có nghĩa là, bằng việc xuất khẩu đường, trong năm tài chính 2022, Ấn Độ đã xuất khẩu ít nhất 20 tỷ mét khối nước.

Như vậy, chỉ riêng thông qua xuất khẩu gạo và đường trong năm tài chính 2022, Ấn Độ đã xuất khẩu ít nhất 62 tỷ mét khối nước ảo. Phần lớn lượng nước này được khai thác từ nước ngầm, chẳng hạn như ở vành đai Punjab và Haryana, nơi mực nước ngầm đang hạ xuống lần lượt 9,2 m và 7 m trong hai thập kỷ qua (2000-2019), theo số liệu trên Financial Express.

Cạn kiệt nước ngầm

Tổng lượng nước ngầm khả dụng trong một năm của Ấn Độ là 398 tỷ mét khối, trong đó, khoảng 245 tỷ mét khối hiện đang được sử dụng, tức khoảng 62%, theo số liệu của Ủy ban Nước ngầm Trung ương Ấn Độ công bố năm 2021. Khai thác nước ngầm đặc biệt cao ở các bang sản xuất lúa gạo như Punjab, Rajasthan, Haryana và Tamil Nadu.

Trước Cách mạng Xanh, vấn đề khai thác nước ngầm không hề tồn tại ở Ấn Độ, trang The Hindu Business Line viết hồi tháng 4/2022. Tuy nhiên, từ những năm 1970, điều này đã thay đổi hoàn toàn, chủ yếu do nhu cầu tưới tiêu để đảm bảo canh tác. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ khoan giếng trong những năm 1980 đã làm trầm trọng hóa vấn đề.

Ấn Độ và bài toán xuất khẩu 'nước ảo' - Ảnh 2.

Ngoài ra, cuộc cách mạng trồng trọt diễn ra vào khoảng 2000-2001 cũng đẩy mạnh khai thác nước ngầm.

Diện tích đất canh tác của Ấn Độ sử dụng toàn bộ nước ngầm để tưới ban đầu là 7,3 triệu ha trong giai đoạn 1960-1961, đã tăng lên 46 triệu ha trong giai đoạn 2018-2019, tức tăng khoảng 530%. Tỷ lệ diện tích được tưới bằng nước ngầm trên tổng diện tích đất trồng cũng tăng hơn gấp đôi, từ 29% lên 68% trong cùng thời kỳ.

Nhu cầu về nước ở Ấn Độ đã tăng lên đáng kể từ năm 1990-1991 do sự hình thành nhanh chóng của các đô thị và phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, các nguồn nước mặt như kênh mương, hồ chứa và các thủy vực nhỏ khác không thể đáp ứng đủ nhu cầu.

Do đó, kể từ đầu những năm 1990, Ấn Độ đã trở nên lệ thuộc quá mức vào nước ngầm cho nhiều mục đích khác nhau.

Năm 2050, lượng nước sẵn có trên đầu người của Ấn Độ dự kiến sẽ chỉ bằng 22% mức hiện tại nếu nước ngầm vẫn tiếp tục cạn kiệt với tốc độ như hiện nay. 

“Báo cáo Chỉ số quản lý nguồn nước hỗn hợp năm 2018” của cơ quan phân tích chính sách NITI Aayog của Chính phủ Ấn Độ cũng cảnh báo, nếu tình trạng này kéo dài, GDP của Ấn Độ sẽ thiệt hại 6% vào năm 2050. Một phần tư sản lượng nông sản của Ấn Độ dự kiến sẽ gặp rủi ro do cạn kiệt nguồn nước ngầm.

Ấn Độ và bài toán xuất khẩu 'nước ảo' - Ảnh 3.

Giải pháp bền vững

Theo bài viết trên Financial Express của các chuyên gia kinh tế Ritika Juneja và Ashok Gulati, các phương pháp canh tác cải tiến như sấy ướt xen kẽ và gieo hạt trực tiếp có thể giảm 25-30% nhu cầu nước thông thường; trong khi đó, tưới siêu nhỏ giọt tiết kiệm được đến 50% nước tưới.

Tuy nhiên, hai chuyên gia cho rằng giải pháp thực sự là khuyến khích nông dân xen canh hoặc chuyển một số diện tích trồng lúa và đường sang các loại cây trồng khác ít tốn nước hơn. 

Ông Paul Abraham, chủ tịch Quỹ Hinduja cho rằng, các phương thức canh tác cổ xưa có vẻ bền vững hơn và cần được cân nhắc áp dụng trở lại. Chẳng hạn, nhiều bang ở Đông Bắc Ấn Độ đang sử dụng các cách tưới tiêu truyền thống và tái chế nước thải để dùng cho đồng ruộng trước khi đổ lại vào sông.

Ở Tamil Nadu, người ta đang sử dụng “Eri” (hay bể chứa), một truyền thống dùng nước hồ tưới lúa có từ hàng thể kỷ nay, theo tờ The Print của Ấn Độ.

Cũng theo ông Abraham, việc sử dụng nước ở các vùng nông thôn cần phải được tính phí sao cho tương xứng với giá trị của nguồn tài nguyên quý giá này.

Ngoài ra, Ấn Độ cần ngay lập tức tăng cường cơ sở hạ tầng nước bằng các chính sách và quy định cứng rắn đi kèm với các khoản đầu tư lớn. Chỉ khi đó, quốc gia này mới có thể lấp đầy khoảng trống giữa cung và cầu về nguồn nước, trang Financial Express nhận định trong bài đăng ngày 27/3. 

Ấn Độ và bài toán xuất khẩu 'nước ảo' - Ảnh 4.

Ấn Độ có thể quản lý tài nguyên nước bằng cách áp dụng các công nghệ bền vững như năng lượng tái tạo để cung cấp điện. Không chỉ là những nguồn năng lượng sạch, năng lượng mặt trời và năng lượng gió tiêu tốn một lượng nước không đáng kể, giúp Ấn Độ đáp ứng được nhu cầu về điện đang tăng cao mà không phát thải carbon hoặc tiêu thụ nước.

Với dân số ngày càng tăng và các trang trại cũng như các ngành công nghiệp đang tranh nhau sử dụng nước, năng lượng tái tạo có thể giúp quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên nước đang khan hiếm ở Ấn Độ.

Các nghiên cứu cho thấy quốc gia này có thể giảm mức độ tiêu thụ nước hơn 25% chỉ thông qua việc đạt được các mục tiêu về năng lượng tái tạo, theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (International Renewable Energy Agency - IRENA).

Tác giả:
Hoàng Ngân

Đọc thêm

Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week

Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week

Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước

Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.

Quốc tế 01/12/2024
SAWACO: Chuyển mình cùng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

SAWACO: Chuyển mình cùng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

Với mục tiêu triển khai chương trình “Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng giai đoạn 2022 - 2026”, SAWACO và các đơn vị cấp nước thành viên đã mạnh dạn ứng dụng các giải pháp khoa học - công nghệ, giao lưu hợp tác quốc tế nhằm bảo đảm cấp nước an toàn, phát triển khách hàng và giảm thất thoát nước trên địa bàn TPHCM.

Doanh nghiệp 19/11/2024
Vietnam Water Week 2024 khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ

Vietnam Water Week 2024 khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ

Sau ba ngày diễn ra, sự kiện Vietnam Water Week (VWW) 2024 đã chính thức khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Cũng trong buổi lễ bế mạc, lãnh đạo VWSA cũng bày tỏ niềm vui khi sự kiện VWW năm nay được báo chí, truyền thông và các tổ chức quốc tế đánh giá cao

Diễn đàn 11/11/2024
Nhiều công nghệ kỹ thuật mới được giới thiệu tại Vietnam Water Week 2024

Nhiều công nghệ kỹ thuật mới được giới thiệu tại Vietnam Water Week 2024

Chiều 7/11, các doanh nghiệp ngành Nước đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có phần giới thiệu, trình bày về các công nghệ thiết bị tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.

Diễn đàn 07/11/2024
HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường kết nối và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lĩnh vực thuộc ngành Nước, chiều ngày 06/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận Hợp tác (MOU) giữa Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) và Cục nước Đài Bắc (TWD), giai đoạn 2024 – 2027.

Quốc tế 06/11/2024
Hơn 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc sự kiện Vietnam Water Week 2024

Hơn 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc sự kiện Vietnam Water Week 2024

Sáng 6/11, Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024 đã chính thức khai mạc trong thể tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Sự kiện do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế.

Diễn đàn 06/11/2024
Chế độ ăn nhanh của người Mỹ đang làm quá tải nguồn nước ngầm

Chế độ ăn nhanh của người Mỹ đang làm quá tải nguồn nước ngầm

Chế độ ăn nhanh với nhiều thịt gà, pho mát đang dần trở nên phổ biến hơn trên toàn nước Mỹ. Điều này tạo ra sự thay đổi lớn đối với nền nông nghiệp xứ cờ hoa và tạo ra sức ép lớn cho nguồn nước ngầm quý giá trong cả nước.

Quốc tế 04/11/2024
Top