
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtCục Khí tượng Ấn Độ (IMD) định nghĩa lượng mưa trung bình, hoặc bình thường, là từ 96% đến 104% của mức trung bình trong 50 năm là 89 cm (34 inch) cho mùa kép dài bốn tháng bắt đầu từ tháng Sáu, Reuters đưa tin hôm 1/8. Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á, dựa vào nông nghiệp để tăng trưởng và tạo việc làm.
Nhưng một số bang trồng lúa ở phía Đông của Ấn Độ có thể gặp những trận mưa theo mùa dưới mức trung bình, ông Mrityunjay Mohapatra, Tổng giám đốc IMD, phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến.
Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Gạo là mặt hàng lương thực chủ lực của châu Á, và mưa theo mùa quyết định quy mô vụ lúa của nước này.
Sản lượng tốt sẽ giúp Ấn Độ duy trì vị thế ưu việt của mình trên thị trường gạo toàn cầu, nhưng đợt mưa kéo dài, lượng mưa thấp hoặc không đều có thể ảnh hưởng xấu đến vụ mùa.
Ảnh minh họa (Nguồn: https://www.mard.gov.vn)
Các khu vực trồng lúa hàng đầu của Ấn Độ ở phía đông - Bihar, Jharkhand và một số vùng của các bang Tây Bengal và Uttar Pradesh - đã ghi nhận mức thâm hụt mưa cao tới 48%. Kết quả là diện tích trồng lúa đến nay đã giảm 13% trong vụ mùa này.
Các thương nhân cho biết dự báo lượng mưa thấp hơn ở miền Đông Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Gió mùa tạo nên khoảng 75% lượng mưa hàng năm của Ấn Độ, yếu tố rất quan trọng vì gần một nửa diện tích đất nông nghiệp của đất nước không có hệ thống tưới tiêu.
Lúa gieo sạ mùa hè chiếm hơn 85% sản lượng hàng năm của Ấn Độ, và con số này đã tăng lên mức kỷ lục 129,66 triệu tấn trong niên vụ tính đến tháng 6 năm 2022.
Nhìn chung, lượng mưa gió mùa thấp hơn mức trung bình 8% vào tháng 6 và cao hơn mức trung bình 17% vào tháng 7, ông Mohapatra cho biết.
Nhưng các khu vực phía Đông và Đông Bắc của Ấn Độ đã nhận được lượng mưa thấp hơn 45% so với trung bình trong hai tháng đầu mùa, và là thấp nhất trong 122 năm, ông nói.
Ông Mohapatra nói: "Lượng mưa đang dần trở nên thiếu hụt ở những khu vực này".
Kể từ ngày 12/6/2025, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố. Trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp.
Trước dự báo về đợt mưa lớn diện rộng tại khu vực Bắc Bộ, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
Sáng ngày 26/6/2025, Công ty Nước sạch Hà Nội kết hợp với Trung tâm Khoa học công nghệ y sinh và môi trường đã tổ chức khóa tập huấn về Thông tư số 52/2024/TT-BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy đinh kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ 01/7/2025.
Ngày 27/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Bùi Xuân Cường đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Ngày 24/6/2025, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức có công văn số 117/CV-TCXD xác nhận tiếp tục là đơn vị bảo trợ truyền thông cho Tuần lễ Nước Việt Nam 2025 (Vietnam Water Week 2025).
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí phải không ngừng tự đổi mới để phát triển tương xứng với tầm vóc thời đại, với sự phát triển của đất nước, thực sự trở thành nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phục vụ sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên hành trình dựng xây và phát triển đất nước.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), sáng ngày 19/6, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã gặp mặt chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.