Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Thư Hùng nước

21/04/2023 08:34

Nói đến “Thư Hùng” là nói về thuật ngữ âm dương, sự đối đãi qua lại giữa âm và dương, giữa trống và mái. Dù ‘Thư Hùng’ được giải thích trong từ điển là ‘cạnh tranh quyết liệt’, nhưng nghĩa gốc chính là “trống và mái”.

Xem âm dương giỏi thì không nhất thiết phải xem cả đực và cái mà chỉ cần xem đực sẽ ra cái và xem cái sẽ ra đực. Đực – cái, âm – dương là sự tương tác qua lại giữa hai cực trái dấu, giữa hai mặt vấn đề hay sự tương tác qua lại giữa hai phần của một vấn đề. 

Trời Đất là một đôi đực – cái; Núi - Sông là hình tượng của Thư Hùng, âm dương đối nghịch. Đất có khí đến của cực âm thì cảm ứng tính dương của Trời. Dương khí của trời tức là Mặt trời giao hòa với đất thì hiện rõ vô hình. Chỉ hiện rõ cỏ cây, lúa gạo thì mùa xuân tươi, mùa thu tàn; rồng, rắn, sâu, bọ thì mùa đông ngủ, xuân thức mà thôi.

Thư Hùng nước - Ảnh 1.

Đó cũng là những nguyên tắc quan trọng của cấp nước và thoát nước. Cấp – Thoát nước chính là biểu tượng của cặp Thư - Hùng. Vấn đề thư hùng là biểu hiện của tất cả các ý nghĩa khi ta bàn về kết cấu kiến trúc của một khu vực nói chung, một quốc gia hay nhỏ hơn là một tỉnh, thành phố, huyện, xã/phường. 

Theo nguyên lý âm dương thì Động thuộc dương; Tĩnh thuộc âm; Thư Hùng trong Được Mất thì tính Được thuộc dương, Mất thuộc âm. Phân tích thư hùng trong nghĩa của động tĩnh, không hẳn là trống mái, đực cái, dù trong đực - cái vẫn tính đến đặc điểm dương động, âm tĩnh. 

Sự vận hành của nước 

Bắc cực và Nam cực bản chất được xác định là cặp thư hùng của cấu trúc Trái đất. Hai vị trí này quyết định sự sống còn, sự luân chuyển khí và khoa học truyền thống đã xác định sinh khí của loài người sẽ được thừa hưởng mọi kết quả của những cuộc thư hùng của hai vị trí này. 

Loài người mới chỉ đang áp dụng được những phần thư hùng chia nhỏ trong các tri thức đơn lẻ mà không biết rằng, tất cả các thành tựu đều nằm trong tổng quát về cuộc vận chuyển khí trên toàn cầu. 

Vấn đề biến đổi khí hậu đã cho các nhà khoa học đương đại dự báo sẽ có những cuộc tan chảy của những vùng cực Bắc trái đất, nhưng rõ ràng rằng khi chuyển động của phần cực Bắc thì phía Nam sẽ tiếp nhận tất cả cuộc vận hành. 

Thư Hùng nước - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu Văn hóa phương Đông Nguyễn Quang Minh

Có một điều chứng minh tiến trình của loài người đang từng bước đạt đến những bước thành tựu cao nhất từ trước đến nay. Cuộc vận hành là khi trái đất nóng lên, nguồn nước của trái đất bắt đầu chuyển động, mà thư động thì hùng đón nhận và ngược lại. 

Tiến trình phát triển của nhân loại có liên quan chặt chẽ tới hai cực Nam-Bắc bởi lẽ khi có nhân khí thì nước đi tới đâu, khí dẫn tới đó, khí sẽ tụ. 

Chúng ta sẽ nhìn thấy, khi dân số nhân loại đạt tới 10 tỷ người thì lượng tan chảy của các vùng giá lạnh sẽ lớn hơn nhiều so với thời điểm này. Về bản chất, nó chỉ là quy luật biểu lý về tiến trình phát triển của nhân loại.

Cuộc vận động của tự nhiên chắc chắn chính là cuộc vận động của nhân loại. Chúng ta  có những thành tựu to lớn hơn so với thời nguyên thủy là điều tất yếu. Chưa ai định ra rằng tại sao nhân loại phát triển mà không bị tụt lùi. Sự tụt lùi có thể do nhiều yếu tố nhưng con người vẫn phát triển theo tiến trình. Nhân loại phát triển là bởi vì nhân khí lớn thì nhiệt khí tăng lên, nhiệt khí tăng lên sẽ tạo ra các cuộc thư hùng của tự nhiên, và con người đang thừa hưởng những kết quả của các cuộc thư hùng này. 

Đây chính là một trong những yếu tố để chúng ta thu nhỏ mô hình thư hùng của toàn nhân loại, để đi xuống hệ thống cấp thoát nước cho một ngành, và quy lại cuối cùng trong một gia đình.

Cấp - Thoát nước trong kiến trúc Việt Nam

Chúng ta đều biết các nguồn nước đều xuất hiện từ phương Bắc, chi phối toàn bộ các đầu nguồn. Ví dụ như Bắc Việt Nam, sông Hồng là một sông chính từ phía Nam của Trung Quốc dẫn tới Đồng bằng Bắc Bộ và chi phối dần về xuôi. Cứ thế mạch nguồn xuôi về phương Nam. Sông Cửu Long cũng chạy từ Bắc xuống Nam, từ Tây Tạng xuôi xuống hạ nguồn là các nước Đông Dương và đổ ra biển ở vị trí miền Nam nước ta. 

Nếu xét về các phương vị và hình thái thì thư hùng đều nằm ở hai phương vị Nam - Bắc (hay còn gọi là Ly - Khảm theo thuật ngữ Phong Thủy học). Các cấu trúc trên nguyên tắc này phải được ứng dụng thống nhất chặt chẽ trong tất cả các kiến trúc từ to đến nhỏ, bởi khi nước dẫn tới đâu thì khí tụ tới đó. Ngay trong một công trình kiến trúc ở một khu vực, cũng phải xác định các vị trí thuộc phương vị Bắc để làm đầu nguồn. 

Đây là nguồn yếu tố quan trọng bởi khi xác định được Bắc, tức là sự giao hòa với vị trí tạo nên thế thư hùng của đường nước dẫn vào và thoát ra sẽ mang tính thống nhất. 

Thư Hùng nước - Ảnh 3.

Ví dụ, dù ở miền Trung Việt Nam, phải tìm phương Bắc của miền Trung để lấy đó làm đầu nguồn, hay tại Tây Bắc cũng phải xác định tương tự. Các vị trí thống nhất trên sẽ tạo thành thế thư hùng thuận tiện trong các cấu trúc mà văn hoá truyền thống không hình, không thế nhưng người ta vẫn nhìn thấy sự biểu lý giữa khí và chất mang tính thống nhất. 

Từ những thực tiễn trên, các công trình kiến trúc có lẽ phải tham khảo điều này. Nó có hai lập luận về mặt khoa học, nếu ta đảm bảo tính thống nhất khi thợ sửa nước, xây dựng,  đều theo một nguyên tắc tìm nơi bị tắc, bị hỏng và ta sẽ xác định đầu nguồn và cuối nguồn một cách rất khoa học. 

Thứ hai, trong khoa học truyền thống, ta ít khó khăn lớn khi có sự cố về nước nếu kết cấu tuân thủ nguyên tắc trái phải, trước sau… bởi khi gặp phải thì ông cha ta đã sửa và xử lý rất nhanh. Họ không mất quá nhiều công sức để dò tìm. Họ chỉ cần đặt la bàn tìm được phương vị, xác định được đầu nguồn và một điều chắc chắn rằng, ‘vào cha ra mẹ’, ‘vào trái ra phải’, ta đã có những khái niệm này. 

Nghĩa là đường vào của khí động sẽ dẫn ra của khí tĩnh, vào trái ra phải cũng là nguyên tắc, thanh long bạch hổ cũng chỉ trên những nguyên tắc này. Như vậy rõ ràng thư hùng trong kiến trúc đương đại cũng cần phải mang tri thức nhất định mà tiền nhân để lại.  

Sử dụng nước Thư nước Hùng như thế nào?

Xét hai mặt của vấn đề, hay thư hùng của nước, thì nước âm nước dương hay nước ngầm, nước mặt, chính là nước thư nước hùng. Trong lịch sử, loài người thường sử dụng các Âm Thủy, tức là khai thác nước ngầm dưới lòng đất.

Trong những giai đoạn khác nhau, con người quay vòng sử dụng nước, chủ yếu từ nước sông, suối, nước mưa sang nước ngầm rồi lại quay sang nước mặt.

Những giai đoạn sử dụng nước ngầm là những giai đoạn mà loài người hoàn toàn phù hợp với thuộc tính Âm nên chưa phát triển tốt. Chỉ đến khi chúng ta chợt phát hiện nhiều phức tạp trong khai thác nước ngầm dùng để sinh hoạt, dùng để sản xuất, canh tác… và bắt đầu sử dụng nước mặt, gồm sông, nước mưa, nước đó có thuộc tính Dương. Nước âm khai thác dưới lòng đất và nước dương trên bề mặt chính là một cặp thư hùng, chỉ có Thư – Hùng được cấu trúc nguyên vẹn thành một cặp thì tất cả mới phát triển. 

Đây cũng là quy tắc chung của luật Âm Dương. Ta cũng biết rằng đến nay, ở thế kỉ 21, toàn nhân loại gần như đã sử dụng nước Dương và hạn chế dần sử dụng nước Âm. Đó cũng chính là các nguyên tắc mà ta sẽ chi tiết để hệ thống hóa các quan điểm trong Thư – Hùng với việc sử dụng nước. 

Cấp và Thoát trong kiến trúc xây dựng cũng là một cặp thư hùng. 

Nước tái sử dụng về mặt bản chất đang được tinh chế bằng sự vận động Hậu Thiên hay nói đúng hơn là cách cải tạo. 

Trong phong thủy học truyền thống của người Việt, người ta đã xác định tài khí là phải thoáng, sạch. Sự thoáng, sạch đó sẽ chứa đựng được cái nhân khí, tài khí, đức khí, vương khí và quan khí. Tất cả những điều tốt đẹp nhất mà ta đang muốn phấn đấu tới đều nằm trong nguyên lý nước phải sạch. Quốc gia nào sử dụng các biện pháp làm sạch nước, kể cả nước thải trước khi trở về nguồn, quốc gia đó được thừa hưởng những nhân khí, tài khí, vương khí và quan khí tốt hơn các quốc gia không xử lý vấn đề này. 

Một quy trình mang biểu tượng thư hùng là nước phải trải qua các cuộc cải tạo và xử lý khi bị ô nhiễm. Biến từ nước bẩn thành nước sạch cũng là một cuộc thư hùng. 

Chúng ta hãy khoan bàn về ô nhiễm, nhưng rõ ràng rằng những quốc gia khi đang thực thi công tác, nhiệm vụ này thì đều có những kết quả về cuộc sống tốt đẹp hơn các quốc gia vô thức. 

Chúng ta không phải kêu gọi gì, mọi người tự nhận biết rằng khi làm sạch nước thì đầu tiên trong môi trường ta đã được hưởng những điều tốt lành, nhưng cao hơn thế là toàn bộ những gì vô hình ta sẽ được nhiều hơn. 

Đây là các quan điểm triết học quan trọng nằm ở sự tinh túy của tri thức Việt mà lẽ ra ta đã phải đặt ra từ lâu. 

Nước trải qua thư hùng là sự hoàn hảo của sự vận động tự nhiên và thư hùng chính là hai mặt của sự hoàn thiện của tự nhiên và của cuộc sống.

Tác giả:
Nhà nghiên cứu Văn hóa phương Đông Nguyễn Quang Minh
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố Danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc được tính điểm năm 2024

Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố Danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc được tính điểm năm 2024

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công bố Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2024; trong đó có danh mục tạp chí ngành Xây dựng - Kiến trúc.

Tập đoàn Bình Minh Việt ra đời từ lòng tự tôn dân tộc

Tập đoàn Bình Minh Việt ra đời từ lòng tự tôn dân tộc

Sẵn sàng từ bỏ sự ổn định về kinh tế để dấn thân vào một hành trình mới với tinh thần dân tộc và khát vọng nâng tầm thương hiệu Việt, Tập đoàn Bình Minh Việt (BVG) quyết tâm đặt mục tiêu trở thành thương hiệu quốc gia, định hình doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp 20/07/2024
EURO 2024 "uống nước" như thế nào?

EURO 2024 "uống nước" như thế nào?

Rút kinh nghiệm từ Euro 2020, Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đã bố trí các loại nước “thân thiện” hơn với sức khỏe con người tại các buổi họp báo ở vòng chung kết Euro 2024 nhằm tạo sự cân bằng giữa giá trị thương mại và mối quan tâm của công chúng.

Nghe nhìn 16/07/2024
Tổ công tác ADB - VWSA bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh

Tổ công tác ADB - VWSA bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh

Sáng 10/7/2024, tổ công tác ADB - VWSA đã bắt đầu chương trình làm việc tại Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh nhằm giới thiệu và tập huấn nội dung khảo sát chuyên sâu về GEARS.

Văn hóa nước 11/07/2024
Khánh thành Vườn thông Hữu nghị chung tay bảo vệ nguồn nước

Khánh thành Vườn thông Hữu nghị chung tay bảo vệ nguồn nước

Kỷ niệm 35 năm thành lập Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP.HCM – HUFO (29/7/1989 - 29/7/2024), hơn 20 đại diện ngoại giao và 30 tổ chức thành viên đã gắn biển khánh thành Vườn thông Hữu nghị tại Công viên văn hoá lịch sử Suối Tiên, biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị, cùng nhau bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.

Đồng hành chăm lo sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội

Đồng hành chăm lo sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội

Chiều 6/7/2024, tại Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tân Hưng (Bình Phước), Khối thi đua 12 - UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cụm Xây dựng – Giao thông - Thành Đoàn TP.HCM đã cùng huyện Đoàn Đồng Phú tổ chức Chương trình An sinh xã hội và sức khỏe cộng đồng năm 2024.

Doanh nghiệp 08/07/2024
Sôi nổi các hoạt động giao lưu giữa các công ty cấp nước khu vực Bắc Trung Bộ mở rộng 2024

Sôi nổi các hoạt động giao lưu giữa các công ty cấp nước khu vực Bắc Trung Bộ mở rộng 2024

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Ngày hội Gia đình HueWACO lần thứ III năm 2024”, từ ngày 27 – 28/6/2024, tại thành phố Huế, Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đăng cai tổ chức Hội thao – Hội diễn văn nghệ CLB các Công ty cấp nước Bắc Trung bộ mở rộng lần thứ II.

Doanh nghiệp 28/06/2024
VWSA họp chuẩn bị tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam (Vietnam Water Week 2024)

VWSA họp chuẩn bị tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam (Vietnam Water Week 2024)

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa tổ chức cuộc họp với đại diện VIETFAIR nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam (Vietnam Water Week 2024).

Cần 9 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030 tại Việt Nam

Cần 9 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030 tại Việt Nam

Theo bà Halla Maher Qaddumi, Chuyên gia kinh tế cấp cao về ngành Nước, Ngân hàng Thế giới (WB), để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030, Việt Nam cần chi phí khoảng 9 tỷ USD, tương đương 213.948 tỉ đồng.

Top