Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Ngành nước Phần Lan thành công từ hợp tác công tư và chính quyền

18/04/2022 16:08

Trong vòng bảy thập kỷ qua, ngành nước Phần Lan đã vươn lên hàng đầu thế giới về hệ thống quản trị và lưu trữ dữ liệu nhờ sự hợp tác hiệu quả công tư và chính quyền.

Ngành nước Phần Lan thành công từ hợp tác công tư và chính quyền - Ảnh 1.

Ở Việt Nam, Phần Lan là biểu tượng khi nói về nước sạch. Nước từ nhà máy nước sạch do Phần Lan tài trợ được người dân gọi là “nước Phần Lan”. Con đường chạy qua trạm nước sạch ở quận Tây Hồ (Hà Nội), người dân tự đặt tên là “Đường nước Phần Lan”.

Để có được những điều tốt đẹp đó, Phần Lan cũng trải qua những khó khăn về nước sạch và nước thải như Việt Nam hiện nay. 

Theo bà Trần Minh Anh Thư, giám đốc dự án nước Việt Nam của Diễn đàn Nước Phần Lan (FWF) thì người Phần Lan đã bắt đầu xử lý nước thải khi đất nước họ còn rất nghèo. Năm 1952 họ mới trả xong nợ đền bù chiến tranh cho Liên Xô, tương đương với 4,6 tỷ euro theo tỷ giá hiện hành. Tại thời điểm đó, những gia đình Phần Lan còn rất nghèo, không đủ tiền mua giày. Thậm chí, vào mùa đông, một số gia đình vài người con thay phiên nhau đi học chỉ với một đôi giày.  

Cũng theo bà Anh Thư, ngày nay, Phần Lan được biết đến là nơi có không khí sạch nhất toàn cầu theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới. Phần Lan có hệ thống quản trị tốt nhất thế giới về nước và cũng là nơi có dữ liệu tốt nhất thế giới liên quan đến nước (Global Open Water Index).

Ở Phần Lan, 99,99% lượng nước cấp vượt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Nơi đây ta có thể bơi và câu cá ở bất cứ hồ nào trong tổng số 87.888 hồ thiên nhiên, hơn 85% trong số đó ở điều kiện tốt hoặc tuyệt vời.

Ngành nước và xử lý nước thải ở Phần Lan thu hồi được toàn bộ chi phí, nhưng tiền nước hàng năm bằng khoảng 2% thu nhập của một hộ gia đình điển hình.

Để Phần Lan được biết đến với hệ thống nước sạch hàng đầu châu Âu cùng những công nghệ quản lý nước và vệ sinh tiên tiến như hôm nay, tất nhiên danh tiếng này không tự dưng mà có. Nó gắn liền với câu chuyện về sự phát triển của ngành nước tư nhân tại đây.

Ngay từ khi bắt đầu hình thành, ngành nước ở Phần Lan đã có phần khác biệt so với các quốc gia khác khi các hệ thống nước của Phần Lan được xây dựng dựa trên các hợp tác xã do cư dân địa phương thành lập, thay vì chính quyền địa phương hay nhà nước. Điển hình, hệ thống đường ống nước nông thôn đầu tiên được ghi nhận tại quốc gia này là hệ thống do dân cư thị trấn Ilmajoki thuộc vùng Nam Ostrobothnia đồng sở hữu và xây dựng từ năm 1872. Phải bốn năm sau, hệ thống cấp thoát nước công cộng tại thủ đô Helsinki mới được hoàn thiện.

Trước những năm 1870, phần lớn các “hệ thống” cấp thoát nước của người Phần Lan bao gồm chậu, thúng và sức khuân vác của mỗi người. Các hộ dân đều tự múc nước từ giếng, sông hoặc suối để sinh hoạt và sản xuất hàng ngày. Nhưng với sự phát triển của nông nghiệp và nguy cơ cháy của các ngôi nhà xây bằng gỗ, hệ thống cấp thoát nước tại Phần Lan cần được cải thiện đáng kể. Các hợp tác xã nước được thành lập để giúp người dân giải quyết những vấn đề chung của địa phương.

Khởi đầu khiêm tốn

Để thành lập các hợp tác xã cấp thoát nước, vai trò của một người “thủ lĩnh” trong cộng đồng là không thể thiếu. Họ có thể là cảnh sát, giáo viên hoặc chủ tiệm - một người được nhiều người yêu mến và cũng rất hiểu cộng đồng của mình. Họ là người đầu tiên đề xuất ý tưởng, đứng ra thuyết phục người dân, duy trì dự án và trong một số trường hợp, bảo đảm tài chính cho dự án cộng đồng này bằng cách trực tiếp mượn tiền của ngân hàng. 

Sau khi thỏa thuận bằng miệng, dân cư địa phương tự đào hào, đặt ống và tổ chức ban quản lý nhằm bảo vệ và duy trì hệ thống cấp thoát nước. Dần dần, hệ thống nước được nhân rộng để không chỉ có tại trung tâm các vùng nông thôn, mà nhà nào cũng có thể chi tiền và có đường dẫn nước về nhà mình. 

Điều đáng ngạc nhiên là trong những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi những hệ thống nước sạch này được hình thành và phát triển thì các hợp tác xã quản lý chúng lại được thành lập và hoạt động hoàn toàn độc lập, không có sự hỗ trợ của nhà nước. Điều này phần nào phản ánh giá trị cốt lõi của người Phần Lan về tinh thần hợp tác và lòng tin họ dành cho nhau.

Cũng phải đến đầu những năm 1950, nhà nước Phần Lan mới bắt đầu hỗ trợ về tài chính cho các hợp tác xã nước và sáp nhập một vài hệ thống tư nhân vào hệ thống dịch vụ nước công cộng của chính quyền địa phương hoặc thành phố. Tới nay, có khoảng 1.400 hợp tác xã nước và 400 hệ thống nước công cộng hoạt động tại Phần Lan. 

Sau nửa đầu thế kỷ 20 tập trung chủ yếu vào những dự án cấp nước, người Phần Lan bắt đầu chuyển hướng sang lĩnh vực xử lý nước và nước thải cũng như bảo tồn tài nguyên nước. Một trong những lý do chính cho sự chuyển hướng này là nhờ báo cáo và khuyến nghị từ một ủy ban của quốc hội nước này đề xuất chính phủ trợ cấp tiền xây dựng và bảo trì những hệ thống nước nhỏ tại vùng nông thôn vốn do tư nhân và chính quyền địa phương điều hành. Hệ thống cấp nước địa phương cùng những đường ống cấp thoát nước từ đó ngày càng được mở rộng. Việc xây dựng hệ thống này bùng nổ vào khoảng những năm 60, 70 của thế kỷ 20 và góp phần tạo nên phần lớn hệ thống nước sạch ngày nay tại Phần Lan.

Song song với sự phát triển do nhà nước dẫn dắt này, một sự thức tỉnh về vấn đề môi trường cũng dần xuất hiện trong dân chúng khi người Phần Lan bắt đầu nhận ra những tác động tiêu cực mà tiến trình công nghiệp hóa và mở rộng sản xuất nông nghiệp gây ra đối với nguồn nước. Phong trào vận động làm sạch nguồn nước thủ đô Helsinki diễn ra vào giữa thế kỷ 20 đã đánh dấu bước ngoặt đưa vấn đề bảo vệ nguồn nước lên tầm quốc gia. Từ đó, các chính sách bắt đầu được thúc đẩy từ cả phía nhà nước và tư nhân trong khi một tổ chức mới được thành lập mang tên Hiệp hội Bảo vệ Nước Phần Lan (FIWA).

Thành công của sự hợp tác

Các hội bảo vệ nước là thành viên của FIWA, mặc dù không phải là một sáng kiến của người Phần Lan (vì người Đức và Thụy Điển đã có ý tưởng này trước), đã trở thành một phần quan trọng trong việc phát triển các chính sách về nước tại Phần Lan từ những năm 1960. Điều kỳ lạ, đồng thời cũng là lý do đằng sau sự thành công của chúng, đến từ sự tham gia ngay từ đầu của tất cả các bên liên quan trong ngành kinh tế nước của Phần Lan: đại diện các ngành, ngư dân; từ các tổ chức bảo vệ môi trường cho tới cả các nhà hóa học và kỹ sư xây dựng hệ thống nước. 

Trên thực tế, công việc của thành viên FIWA khi mới được thành lập bao gồm việc theo dõi chất lượng nước của các nguồn nước tại mỗi vùng và giáo dục người dân về việc bảo vệ nguồn nước. Nhưng dần dần, họ bắt đầu hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn và mở rộng phạm vi công việc để bao gồm cả việc đánh giá chất lượng nước bằng các phương pháp khoa học, tổ chức tập huấn và chia sẻ thông tin giữa các bên về hệ thống nước. Các chuyên gia ấy vẫn mang trách nghiệm cốt lõi trong hoạt động của các hội bảo vệ nước Phần Lan cho tới ngày hôm nay. Có 11 hội bảo vệ nước theo vùng, gần như phủ khắp lãnh thổ Phần Lan. Trong số đó, có 06 hội có phòng thí nghiệm đạt chuẩn riêng, làm nhiệm vụ phân tích hàng ngàn mẫu nước mỗi năm. 

Sự hợp tác giữa các tổ chức công tư và chính quyền đã mang lại nhiều thành công cho Phần Lan, và một trong số đó được thể hiện rất rõ qua uy tín nước sạch Phần Lan có được trên toàn cầu. Trong quá trình phấn đấu để đạt được thành tích trên, người Phần Lan, từ người dân bình dị các thế kỷ trước cho tới các nhà khoa học và những nhà hoạch định chính sách hiện nay, đều đã chứng minh rằng tinh thần hợp tác chính là công cụ đổi mới lớn nhất của xã hội.

Ngành nước Phần Lan thành công từ hợp tác công tư và chính quyền - Ảnh 2.

Các phòng thí nghiệm riêng của các tổ chức bảo vệ nước phân tích hàng ngàn mẫu nước mỗi năm

Các chương trình hợp tác đào tạo ngành nước tại Phần Lan

Phần Lan có các chương trình hợp tác ngành nước với Việt Nam trong vài chục năm qua. 

Bà Hạ Thanh Hằng, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Hợp tác Quốc tế Hội Cấp thoát nước Việt Nam, nói hai Hội nước Việt Nam và Phần Lan đang hướng tới những hợp tác cụ thể về đào tạo, đặc biệt đào tạo các nhà quản lý cao cấp ngành nước và cho doanh nghiệp Việt Nam. 

Các chương trình đào tạo dành cho các nhà quản lý cấp cao ngành nước có thể bao gồm đào tạo về lãnh đạo và phát triển ngành nước tại Phần Lan, chương trình quản lý tổng hợp nguồn nước, chương trình đào tạo về cấp nước an toàn và an ninh nguồn nước hoặc chương trình quản lý nước thông minh, bà Anh Thư tại FWF cho biết thêm.

Cũng theo bà Anh Thư, bên cạnh việc đào tạo cho các nhà quản lý cao cấp, Phần Lan cũng là địa chỉ lý tưởng dành cho các nhà quản lý trung cấp hay công nhân lành nghề với các chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên nước, cấp nước an toàn và an ninh nguồn nước, quản lý nước thông minh, thạc sỹ về quản lý dịch vụ ngành nước và môi trường. Có các chương trình đào tạo ngắn hạn về quản lý và phát triển dịch vụ nước, về quản lý cấp nước an toàn và kỹ thuật xử lý nước, dành cho các đối tượng như giám sát công trình, nhân viên trẻ, công nhân mới nhận việc của các doanh nghiệp ngành nước.

Tác giả:
Ngọc Hà
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

SAWACO: Chuyển mình cùng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

SAWACO: Chuyển mình cùng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

Với mục tiêu triển khai chương trình “Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng giai đoạn 2022 - 2026”, SAWACO và các đơn vị cấp nước thành viên đã mạnh dạn ứng dụng các giải pháp khoa học - công nghệ, giao lưu hợp tác quốc tế nhằm bảo đảm cấp nước an toàn, phát triển khách hàng và giảm thất thoát nước trên địa bàn TPHCM.

Doanh nghiệp 19/11/2024
Vietnam Water Week 2024 khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ

Vietnam Water Week 2024 khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ

Sau ba ngày diễn ra, sự kiện Vietnam Water Week (VWW) 2024 đã chính thức khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Cũng trong buổi lễ bế mạc, lãnh đạo VWSA cũng bày tỏ niềm vui khi sự kiện VWW năm nay được báo chí, truyền thông và các tổ chức quốc tế đánh giá cao

Diễn đàn 11/11/2024
Nhiều công nghệ kỹ thuật mới được giới thiệu tại Vietnam Water Week 2024

Nhiều công nghệ kỹ thuật mới được giới thiệu tại Vietnam Water Week 2024

Chiều 7/11, các doanh nghiệp ngành Nước đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có phần giới thiệu, trình bày về các công nghệ thiết bị tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.

Diễn đàn 07/11/2024
HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường kết nối và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lĩnh vực thuộc ngành Nước, chiều ngày 06/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận Hợp tác (MOU) giữa Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) và Cục nước Đài Bắc (TWD), giai đoạn 2024 – 2027.

Quốc tế 06/11/2024
Hơn 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc sự kiện Vietnam Water Week 2024

Hơn 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc sự kiện Vietnam Water Week 2024

Sáng 6/11, Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024 đã chính thức khai mạc trong thể tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Sự kiện do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế.

Diễn đàn 06/11/2024
Chế độ ăn nhanh của người Mỹ đang làm quá tải nguồn nước ngầm

Chế độ ăn nhanh của người Mỹ đang làm quá tải nguồn nước ngầm

Chế độ ăn nhanh với nhiều thịt gà, pho mát đang dần trở nên phổ biến hơn trên toàn nước Mỹ. Điều này tạo ra sự thay đổi lớn đối với nền nông nghiệp xứ cờ hoa và tạo ra sức ép lớn cho nguồn nước ngầm quý giá trong cả nước.

Quốc tế 04/11/2024
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế - “chìa khóa” cho sự phát triển ngành Nước tại Việt Nam

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế - “chìa khóa” cho sự phát triển ngành Nước tại Việt Nam

Ba quý đầu năm 2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tiếp đón và làm việc với các tổ chức, đơn vị ngành Nước đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là tín hiệu cho thấy nhiều triển vọng hợp tác với những dự án và hoạt động phát triển ngành Nước.

Quốc tế 04/11/2024
Đoàn công tác VWSA tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024)

Đoàn công tác VWSA tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024)

Đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Phó Viện trưởng Viện CTN&MT Hạ Thúy Hạnh làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024) từ ngày 23 đến 25/10 tại Boracay (Philippines).

Quốc tế 25/10/2024
Top