Nhiệt độ
Mỹ nghiên cứu tăng khả năng hấp thụ CO2 của các đại dương
Nhóm nghiên cứu ở Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm một phương pháp mới nhằm giúp đại dương tăng khả năng hấp thụ khí cacbonic (CO2), TTXVN đưa tin.
Chuyên gia Gaurav Sant, Giám đốc Viện Quản lý Cacbon (ICM) thuộc Đại học California (UCLA), nói ý tưởng của nhóm nghiên cứu là biến đại dương thành một miếng bọt biển lớn hấp thụ CO2.
Trên thực tế, các đại dương đã hấp thụ 1/4 tổng lượng khí thải CO2, cũng như 90% nhiệt lượng phát sinh trong những thập kỷ gần đây do lượng khí nhà kính ngày càng tăng.
Tuy nhiên, các đại dương đang trở nên "quá tải" với nhiệm vụ này, biểu hiện qua tình trạng axit hóa, nhiệt độ tăng cao và khả năng hấp thụ CO2 giảm rõ rệt.
Nhóm nghiên cứu UCLA tập trung tìm cách tăng khả năng hấp thụ CO2 của các đại dương bằng cách sử dụng quy trình điện hóa học để loại bỏ lượng khí CO2 đã tích tụ trong nước biển từ trước, giống như làm sạch miếng bọt biển để khôi phục khả năng hấp thụ chất bẩn của nó.
Ông Sant nhận định nếu có thể loại bỏ khí CO2 đang có trong các đại dương thì sẽ giúp chúng khôi phục khả năng hấp thụ thêm loại khí này từ khí quyển.
Các kỹ sư đã xây dựng một nhà máy nổi trên một chiếc thuyền dài 30 m. Nước biển được bơm vào trong nhà máy và được tích điện. Tiếp đó, các phản ứng hóa học được kích hoạt từ quá trình điện phân chuyển đổi CO2 hòa tan trong nước biển thành một loại bột trắng mịn chứa canxi cacbonat (CaCO3), hợp chất có trong đá phấn, đá vôi và vỏ hàu hoặc hến.
Ông Sant giải thích rằng loại bột này có thể được đưa trở lại đại dương, nơi nó vẫn tồn tại ở dạng rắn và lưu giữ CO2 hàng chục nghìn năm.
Sau đó, nước được bơm trở lại biển, sẵn sàng hấp thụ thêm CO2 từ khí quyển. Các nhà nghiên cứu tự tin rằng quá trình này sẽ không gây hại cho môi trường biển dù cần thử nghiệm thêm để xác nhận.
Bằng cách vôi hóa khí CO2 trong đại dương, phương pháp này tạo ra sự khác biệt rõ rệt với phương pháp "thu giữ không khí trực tiếp" (DAC) hiện có, bao gồm việc bơm và lưu trữ khí dưới lòng đất thông qua một quy trình rất phức tạp và tốn kém.
Một lợi ích khác của quá trình này là sẽ tạo ra hydro như một sản phẩm phụ. Với việc phát triển của "cuộc cách mạng xanh", loại khí này có thể được sử dụng rộng rãi để cung cấp năng lượng cho ô tô, xe tải và máy bay sạch trong tương lai. Tất nhiên, ưu tiên số một của nhà máy này vẫn là hấp thụ CO2 để giúp đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu.
Theo nhóm nghiên cứu, công nghệ loại bỏ CO2 (CDR) có thể giúp đạt được mục tiêu trung hòa cacbon vào năm 2050 do công nghệ này tạo hiệu quả bù đắp cho việc phải duy trì những ngành không thể phi cacbon hóa, như hàng không, sản xuất xi măng và thép. Bên cạnh đó, CDR giúp giải quyết lượng khí CO2 đã tích tụ trong khí quyển trong nhiều thập kỷ.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Biến đổi nước dưới đất theo mùa ở bờ biển Bình Thuận dưới tác động của nông nghiệp và thời tiết khô hạn
Chia sẻ kinh nghiệm về công tác Bình đẳng giới với Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đọc thêm
Biến đổi nước dưới đất theo mùa ở bờ biển Bình Thuận dưới tác động của nông nghiệp và thời tiết khô hạn
Nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về nguồn nước dưới đất và hỗ trợ quyết định quản lý nước phù hợp với phát triển bền vững tại Bình Thuận.
HueWACO vinh dự nhận giải TOP Công nghiệp Việt Nam 4.0
HueWACO vinh dự đạt TOP Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0 tại Lễ biểu dương “TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam”.
Tiếp cận phương pháp đổi mới trong đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam
Nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan để đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững tác giả đưa ra một đề xuất cụ thể.
Kỷ niệm 55 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường Đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
Ngày 17/9/2024, Khoa Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường Đô thị (KTHT&MTĐT), Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập (1969 - 2024)
Nhiều tiện ích từ chăm sóc khách hàng trực tuyến
Bằng nhiều giải pháp tích cực và đồng bộ, Công ty CP Cấp nước Nhà Bè (thuộc SAWACO) đã hiện đại hóa các quy trình, chuyển đổi số mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ vào cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt, chăm sóc khách hàng qua các kênh online đã tạo nhiều tiện lợi cho người dân.
Trangsparent hỗ trợ khẩn cấp bình lọc nước tới người dân vùng bão số 3
Ngày 12/9/2024, cuộc họp “Hỗ trợ khẩn cấp cho nước sạch vệ sinh nông thôn sau bão số 3 (YAGI)” đã diễn ra tại Cục Thủy Lợi, Bộ NN&PTNT. TS. Lương Văn Anh, Phó Cục trưởng Cục Thuỷ lợi và ông Maharajan Muthu, Trưởng Chương trình vì sự sống còn của trẻ em, UNICEF Việt Nam đồng chủ trì.
Tiếp tục phiên họp thứ V Giải thưởng Cán bộ trẻ ngành nước Việt Nam 2024
Như kế hoạch, phiên họp thứ V Giải thưởng Cán bộ trẻ ngành nước Việt Nam 2024 đã diễn ra vào sáng thứ sáu 13/9/2024 với 3 sáng kiến được giới thiệu.
Kết nối khách hàng thông qua đa dạng tiện ích
Nhiều tiện ích trong chăm sóc khách hàng đã được Xí nghiệp Cấp nước sinh hoạt Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn - SAWACO triển khai, giúp người dân có thể tương tác, kết nối với đơn vị trực tuyến qua các ứng dụng.
Phiên hội thảo thứ IV Giải thưởng Mạng lưới Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam 2024 tiếp tục diễn ra
Như thông báo trước đó, sáng 6/9/2024 Phiên hội thảo thứ IV Giải thưởng Mạng lưới cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam 2024 tiếp tục diễn ra với 3 sáng kiến đến từ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường An Giang; Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế.