Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Giá trị của nước không chỉ như một tài nguyên

30/08/2022 13:05

Khi biến đổi khí hậu ngày một trầm trọng và nhu cầu nước tăng theo dân số toàn cầu, nguồn nước sạch phải chịu sức ép lớn chưa từng thấy, các nhà khoa học nhận định.

Giá trị của nước không chỉ như một tài nguyên - Ảnh 1.

Hội thảo World Water Week 2017 do SIWI tổ chức

Nhận định này nằm trong báo cáo của các nhà khoa học của Viện Nước Quốc tế Stockholm (SIWI) dự kiến công bố tại Tuần lễ Nước Quốc tế, một trong những sự kiện lớn nhất ngành Nước toàn cầu do SIWI tổ chức từ 23/8 đến 1/9.

Tuần lễ Nước Quốc tế 2022 với chủ đề “Giá trị của Nước” tập trung vào việc cải thiện cách thế giới nhìn nhận và đánh giá tầm quan trọng của nước, qua đó thúc đẩy những quyết định, sáng kiến hoặc sự đầu tư cần thiết để quản lý nguồn tài nguyên này một cách tốt hơn.

Ngoài những chủ đề quen thuộc như nước ngầm hay vòng đời của nước, sự kiện năm nay còn tập trung vào một khái niệm khá lạ lẫm nhưng cũng không kém phần quan trọng: “nước ảo” và tầm quan trọng của nó trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Giá trị to lớn của một khái niệm “ảo”

Nước ảo, hiểu theo nghĩa đơn giản, là phần nước được sử dụng vào việc sản xuất các sản phẩm. Các sản phẩm này sau đó được trao đổi, buôn bán, vận chuyển tới một khu vực hay quốc gia khác để sử dụng, tạo nên một loại giá trị vô hình nằm ngoài giá trị kinh tế đơn thuần của mặt hàng đó.

Theo giáo sư John Anthony Allan, “cha đẻ” của thuật ngữ này, giá trị của nước ảo được thể hiện ở việc quốc gia hay khu vực tiếp nhận mặt hàng trên không phải sử dụng nguồn nước của chính mình cho những công đoạn sản xuất vốn cần rất nhiều nước.

Nhờ đó, những địa phương này vừa tránh được những gánh nặng kinh tế - chính trị từ những công trình thủy lợi tốn kém, đắt đỏ, vừa tập trung được nguồn nước sạch có hạn vào việc đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Để chứng minh cho luận điểm này, giáo sư Allan đã dành những năm cuối thế kỷ 20 để nghiên cứu số liệu thống kê thương mại của các quốc gia vùng Trung Đông. Những số liệu thu thập được đã chứng minh lượng “nước ảo” trong lương thực, thực phẩm nhập khẩu là yếu tố chính giúp khu vực vốn rất khô hạn này vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Giá trị của nước không chỉ như một tài nguyên - Ảnh 2.

Giáo sư John Anthony Allan nhận Giải thưởng Nước Stockholm nhờ đưa ra thuật ngữ "nước ảo".

Giáo sư Allan nhận định, bằng việc nhập khẩu những sản phẩm nông nghiệp từ nước ngoài, người dân Trung Đông không phải đánh đổi những nguồn nước khan hiếm để có cái ăn. Lượng nước ảo ẩn trong các mặt hàng nhập khẩu không những giúp giải quyết vấn đề an ninh lương thực mà còn giúp các nước Trung Đông bảo vệ và quản lý nguồn nước một các hợp lý.

Vai trò của nước ảo

Năm 1995, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Ismail Serageldin đưa ra một lời cảnh báo kinh điển: “Nếu những cuộc chiến tranh xảy ra trong thế kỷ này nổ ra để tranh giành dầu mỏ, thì những cuộc chiến xảy ra trong thế kỷ tới sẽ là để tranh giành nguồn nước sạch”.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc khi đó, Kofi Annan, cũng đưa ra dự báo tương tự trong một bài phát biểu năm 2001.

Mối lo ngại này, theo giáo sư Allan, cũng phần nào dễ hiểu nếu xét tầm quan trọng của nguồn nước đối với sự sinh tồn của một dân tộc cũng như nhìn vào những gì các quốc gia sẵn sàng làm để bảo vệ hay tranh giành các nguồn tài nguyên quan trọng.

Tuy nhiên, số liệu nghiên cứu ông thu thập được tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) lại cho thấy nước là nguồn tài nguyên đóng vai trò thúc đẩy hòa bình chứ không phải xung đột. Trong đó, vai trò của nước ảo là cực kỳ quan trọng.

Giá trị của nước không chỉ như một tài nguyên - Ảnh 3.

Tại bất kỳ khu vực nào, sự thiếu hụt một nguồn tài nguyên quan trọng như nước đều có thể tạo nên một sức ép chính trị - xã hội khổng lồ.

Tuy nhiên, giáo sư Allan cho rằng hoạt động thương mại, trao đổi các mặt hàng chứa nước ảo tại khu vực MENA hiệu quả đến mức hơn 300 triệu người dân nơi đây không nhận ra rằng họ sẽ không có đủ nước sinh hoạt nếu như phải chia sẻ cho nông nghiệp.

Điều này khiến nguồn nước hiếm khi trở thành điểm nóng chính trị tại khu vực MENA, cho dù là trong phạm vi nội bộ một quốc gia hay ở tầm quốc tế. Tính đến năm 1998 khi giáo sư Allan công bố nghiên cứu của mình về vấn đề này, khu vực này đã trải qua hơn 30 năm không phải chứng kiến một cuộc xung đột nào xoay quanh vấn đề nguồn nước.

Tài nguyên nước, vì thế, không phải nguồn cơn của xung đột như nhiều người lo ngại. Ngược lại, nếu được quản lý, sử dụng và trao đổi đúng cách, nó còn có khả năng ổn định tình hình kinh tế xã hội của một quốc gia, duy trì nền hòa bình của một khu vực.

Ngoại giao nước

Gần 20 năm kể từ khi giáo sư Allan giới thiệu khái niệm “nước ảo” cùng những giá trị to lớn của nó, vị thế của nước đã vươn lên một tầm cao mới với vai trò là cầu nối giúp giải quyết những vấn đề khu vực và quốc tế.

Năm 2020, giáo sư Omid Bozorg-Haddad từ Đại học Tehran (Iran) và giáo sư Hugo Loaiciga ở Đại học California Santa Barbara (Mỹ) đã công bố một nghiên cứu chứng minh vai trò của ngoại giao nước trong biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, quản lý các nguồn nước và vùng nước xuyên biên giới hay giải quyết tranh chấp, xung đột về nước.

Qua phân tích từng khía cạnh của ngoại giao nước như tầm quan trọng của nước, hệ thống luật pháp quốc tế về nước và cả nước ảo, hai nhà khoa học kết luận rằng đây là một trong những công cụ hữu hiệu giúp thúc đẩy đàm phán, giảm và kiềm chế xung đột giữa các quốc gia có chung nguồn nước.

Giá trị của nước không chỉ như một tài nguyên - Ảnh 4.

Thấu hiểu giá trị của nước để sử dụng một cách hợp lý

Năm 2008, giáo sư Allan được trao tặng Giải thưởng Nước Stockholm nhờ sự tiên phong trong nghiên cứu các khái niệm mới, giúp thấu hiểu hơn về các vấn đề liên quan tới nước. Trong đó, nước ảo, công trình nổi bật nhất của ông, đã giúp nêu bật những giá trị đầy ý nghĩa của nước mà đôi khi nhiều người không để ý đến.

Năm 2022, với Tuần lễ Nước Quốc tế, SIWI tiếp tục thúc đẩy những cuộc thảo luận sôi nổi về giá trị của nguồn tài nguyên này đối với đời sống con người và thiên nhiên.

Trong thông điệp đăng trên trang chủ sự kiện, SIWI nhấn mạnh rằng khi mỗi người, mỗi quốc gia hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nước với đời sống, họ sẽ coi trọng nó hơn.

Mục tiêu của tổ chức này là tạo ra một vòng tuần hoàn, trong đó loài người ngày một quan tâm tới nước nhiều hơn, quản lý, chia sẻ nó một cách hợp lý hơn và bớt gây ô nhiễm hay lãng phí. Khi đó, nước cũng sẽ đem lại ngày càng nhiều lợi ích hơn cho con người và thiên nhiên.

Việc tôn trọng tài nguyên nước không chỉ là cách để đạt được những mục tiêu của xã hội mà còn là một chủ đề tổng hợp của những yếu tố chính trị, thương mại, kinh doanh hay luật pháp quốc tế.

Theo SIWI, cách chúng ta nhìn nhận giá trị của nước sẽ tác động tới những giá trị cơ bản của xã hội, văn hóa và cả tâm linh. Trân trọng giá trị của nước sẽ mở đường cho một xã hội hòa bình, ổn định, lành mạnh và thịnh vượng hơn cũng như một tương lai bền vững hơn cho toàn bộ hành tinh của chúng ta.

Tác giả:
Hải Nguyễn

Đọc thêm

Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.

Văn hóa nước 28/11/2024
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.

Diễn đàn 07/11/2024
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024

Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024

Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).

Chính sách 04/11/2024
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước

Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước

Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.

Chính sách 18/08/2024
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.

Chính sách 28/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Top