Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Nước và nước "ảo"

17/07/2014 00:00

Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Trong đó, một lượng nước khổng lồ phải tiêu tốn cho quá trình làm ra thực phẩm và hàng tiêu dùng, đó chính là: “nước ảo”.

Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Trong đó, một lượng nước khổng lồ phải tiêu tốn cho quá trình làm ra thực phẩm và hàng tiêu dùng, đó chính là: “nước ảo”.
Ảnh minh họa

Khái niệm “nước ảo” ra đời vào giữa thập niên tám mươi của thế kỷ trước, khi các nhà kinh tế Ixraen tiến hành nghiên cứu về việc xuất khẩu cam và lê của đất nước họ. Sau đó đến năm 1993, khái niệm “nước ảo” được nhà khoa học người Anh John Anthony Allan thuộc Trường nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi, Viện đại học Luân Đôn phát triển và giới thiệu. Theo giáo sư Allan, “nước ảo” là lượng nước cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm hàng hóa, nó không thực sự có trong sản phẩm hay hàng hóa. Nếu định lượng một cách rõ ràng các định nghĩa về nước ảo, có thể chia thành hai cách tiếp cận khác nhau:

Cách tiếp cận thứ nhất: Đứng trên quan điểm sản xuất, nước ảo chính là lượng nước thực sự dùng để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa. Nó sẽ phụ thuộc vào điều kiện sản xuất bao gồm thời gian và địa điểm sản xuất và cả việc sử dụng nước hiệu quả. Ví dụ chúng ta canh tác cây trồng tại các vùng quá khô hạn có thể cần nhiều nước hơn ở những vùng ẩm ướt từ hai cho đến ba lần.

Cách tiếp cận thứ hai: Đứng trên quan điểm người sử dụng hơn là người sản xuất. Theo đó nước ảo của một hàng hóa được định nghĩa như là lượng nước cần thiết để sản xuất hàng hóa ở nơi mua hàng hóa đó. Khái niệm này thực sự có ý nghĩa khi một quốc gia đặt ra câu hỏi: Chúng ta có thể tiết kiệm được bao nhiêu nước nếu nhập khẩu hàng hóa thay vì tự sản xuất?!

Liên quan đến nước ảo còn có khái niệm “dấu ấn nước”. Dấu ấn nước chính là tổng lượng nước được sử dụng để tạo ra sản phẩm. Dấu ấn nước gồm ba thành phần chính là: Nước xanh lá, xanh lam và xám. Nước xanh lá là lượng nước mưa tiêu hao trong quá trình sinh trưởng và phát triển; Nước xanh lam là lượng nước mặt, nước ngầm tiêu hao trong quá trình sinh trưởng và phát triển; Nước xám là lượng nước cần thiết để pha loãng các chất gây ô nhiễm  trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nông sản.

 Buôn bán nước ảo là một khái niệm không còn phải là quá mới ở trên thế giới, nó được biết đến như là sự trao đổi sản phẩm, hàng hóa (hàm lượng chứa nước ảo). Với thị trường hàng hóa, đặc biệt là lương thực, có một dòng nước ảo từ các nướcxuất khẩu hàng hóa đến các nước nhập khẩu hàng hóa đó. Các quốc gia thiếu nước có thể nước nhập khẩu hàng hóa mà trong quá trình sản xuất yêu cầu nhiều nước hơn là sản xuất trong nội địa. Do đó có thể tiết kiệm nguồn nước để dùng cho các nhu cầu cần thiết khác (sẽ đem lợi ích hơn về mặt kinh tế và xã hội) mà không gây áp lực lên tài nguyên nước.

Theo PGS.TS Trần Thanh Xuân và nhóm cộng tác viên thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường: Lượng nước ảo còn là tổng lượng nước (dấu ấn nước) được sử dụng để tạo ra sản phẩm. Dấu ấn nước gồm có ba thành phần chính là: Nước xanh lá, xanh lam và xám. Các tài liệu và số liệu sử dụng để tính toán lượng nước ảo bao gồm: Số liệu khí tượng tại 100 trạm phân bố theo 7 vùng kinh tế; Số liệu thống kê về dân sinh và sản lượng nông nghiệp được lấy theo tổng cục thống kê; Số liệu tiêu thụ nông sản được lấy từ USDA và Ngân hàng thế giới – Ban nông nghiệp và phát triển nông thôn; Số liệu về sử dụng phân bón được lấy theo Hiệp hội công nghiệp phân bón thế giới IFA.

Qua kết quả tính toán, lượng nước ảo trong sản xuất gạo của toàn quốc vào khoảng 101.350 triệu m3 và tập trung chủ yếu tại hai vùng chính là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Trong khi đó lượng nước ảo được sử dụng trong sản xuất ngô và cà phê lại chủ yếu tập trung ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Miền núi phía Bắc; với tổng lượng nước ảo khoảng 6.780 triệu m3 (ngô) và 9.080 triệu m3 (cà phê).

Phương pháp tính toán trên có thể được áp dụng cho các loại nông sản khác cũng như các loại sản phẩm từ chăn nuôi, công nghiệp và các dịch vụ khác. Dựa trên cơ sở tính toán nước ảo có thể phân tích lợi ích xuất nhập khẩu các sản phẩm của mỗi vùng trên cơ sở nước ảo. Đây sẽ là hướng tiếp cận mới cho vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên nước của Việt Nam.

Chúng ta có thể hiểu, nếu một quốc gia nhập khẩu lúa mì thay vì tự sản xuất thì quốc gia đó sẽ tiết kiệm được 1.300 m3 nước thật. Nếu quốc gia đó khan hiếm nước thì họ có thể dùng lượng nước "tiết kiệm" được do nhập khẩu lúa mì để dùng cho các mục đích khác cần thiết hơn. Chính vì vậy trao đổi nguồn nước ảo là một phương tiện có thể khắc phục tình trạng thiếu nước ở một số quốc gia. Việc buôn bán nước ảo có thể tạo ra sự cân bằng về tiêu dùng nước giữa các quốc gia.

Với Việt Nam, nhu cầu sử dụng nước của chúng ta ngày càng lớn trong khi nguồn nước của chúng ta không dồi dào, phụ thuộc tới hơn 60% từ các sông quốc tế. Chính vì thế, lý thuyết "nước ảo" có thể góp phần vào việc điều tiết nguồn nước ở tầm vĩ mô.

Mặt khác, nước ta là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa gạo, lương thực dẫn đầu thế giới nghĩa là đã xuất đi một lượng nước rất lớn. Việc xuất khẩu đã giúp chúng ta thu được nguồn lợi lớn về kinh tế và góp phần không nhỏ cho việc ổn định an ninh lương thực thế giới. Vì thế, về lâu dài chúng ta cần có chiến lược xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, thời tiết, nguồn nước theo từng loại cây trồng và từng vùng kinh tế.

Theo tính toán, cần đến 140 lít nước để làm ra một ly cà phê; đó là số lượng nước cần để tưới tiêu, sản xuất, đóng gói và vận chuyển hạt cà phê; nó tương đương với lượng nước mà một người ở Anh dùng cho sinh hoạt hàng ngày… Để làm ra một chiếc bánh hamburger phải tốn 2.400 lít nước từ việc trồng lúa mì, xay bột, làm nhân bánh, trồng rau... Để có 1 kg thịt bò, phải cần 15.340 lít nước; bởi trong 3 năm nuôi một con bò cho 200kg thịt, nó đã ăn 1.300kg ngũ cốc (lúa mì, bắp, đậu nành, lúa mạch...) và 7.200kg cỏ; để sản xuất lượng ngũ cốc và cỏ đó phải cần đến ba triệu lít nước; lại còn cần thêm 24.000 lít nước cho con bò uống và 7.000 lít cho các hoạt động chăm sóc khác…

ĐẶNG BÌNH- PHAN HOÀN
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua chất lượng hệ thống thông tin kế toán

Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua chất lượng hệ thống thông tin kế toán

Chuyển đổi số đang đang trở thành xu thế không thể bỏ lỡ. Do đó, Công ty CP Cấp nước Thủ Đức đã và đang nỗ lực đổi mới các quy trình nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó có hoạt động trong lĩnh vực tài chính kế toán.

Doanh nghiệp 17/12/2024
SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi

SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi

Từ 14/12/2024, các trụ nước uống tại vòi do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.

Doanh nghiệp 16/12/2024
SAWACO: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng dịch vụ

SAWACO: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng dịch vụ

Xây dựng hệ thống cấp nước thông minh, ứng dụng SCADA và giám sát từ xa để quản lý tập trung là một trong những hướng đi nổi bật của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) trong thời gian qua.

Doanh nghiệp 12/12/2024
SAWACO phấn đấu tăng công suất cấp nước lên 3,6 triệu m3/ngày vào năm 2030

SAWACO phấn đấu tăng công suất cấp nước lên 3,6 triệu m3/ngày vào năm 2030

Nhằm nâng cao chất lượng cấp nước đến người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) sẽ triển khai một số giải pháp trọng tâm hướng tới tăng công suất cấp nước lên 3,6 triệu m3/ngày vào năm 2030.

Doanh nghiệp 09/12/2024
Tìm giải pháp kỹ thuật, vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây

Tìm giải pháp kỹ thuật, vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây

Các sở, ngành của TP. Hà Nội sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.

Cấp nước Tân Hòa ứng dụng công nghệ, hướng đến nguồn năng lượng xanh

Cấp nước Tân Hòa ứng dụng công nghệ, hướng đến nguồn năng lượng xanh

Hưởng ứng xu hướng sử dụng nguồn năng lượng xanh có thể tái tạo của toàn thế giới, Công ty CP Cấp nước Tân Hòa (Cấp nước Tân Hòa) thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV đã ứng dụng tấm pin năng lượng mặt trời vào công tác vận hành tủ điều khiển đồng hồ tổng DMA tại các phường trên quận Tân Bình và Tân Phú.

Doanh nghiệp 03/12/2024
Thành phố Hà Nội vận hành thử Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá

Thành phố Hà Nội vận hành thử Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá

Hà Nội vừa bắt đầu vận hành thử nghiệm dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, với công suất 100.000 m3/ngày đêm, nâng tỉ lệ xử lý nước thải của Thủ đô lên 40%.

Nhựa Tiền phong: Sản phẩm tiên phong - Khát vọng nâng tầm

Nhựa Tiền phong: Sản phẩm tiên phong - Khát vọng nâng tầm

Trong bối cảnh mới, việc tìm kiếm những giải pháp đột phá trở nên cần thiết và "chất lượng" chính là yếu tố quyết định sự thành công và khả năng chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng đối với mỗi thương hiệu.

Doanh nghiệp 21/11/2024
Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển

Yêu cầu đào tạo ngành học Kỹ thuật Cấp Thoát nước đáp ứng yêu cầu phát triển

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành Cấp Thoát nước ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Do đó, việc phát triển đào tạo ngành Nước hiện đang được quan tâm ở các trường.

Top