
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtTrong khi đó, nguồn nước ngầm hình thành từ quá trình tích tụ địa chất kéo dài hàng nghìn năm đang bị khai thác quá mức, tác động đến già nửa các tầng chứa nước ở Mexico, theo tính toán của nhà nghiên cứu Alejandra Cortés Silva của Viện, cơ quan trực thuộc Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (UNAM), trường đại học lớn nhất ở khu vực Mỹ Latinh.
Nguồn nước ngọt, sạch và có thể tiếp cận ngay của Mexico gần như không còn tồn tại, trong khi phần nước mặt hiện có đều đã bị ô nhiễm. Ảnh: Shutterstock
Nguồn nước ngọt sử dụng ở Mexico hình thành từ quá trình nước biển bốc hơi tạo mưa, bà Silva giải thích trong một bản tin đăng trên trang của Ban Truyền thông Xã hội trực thuộc UNAM vào trung tuần tháng 4/2022.
Nguồn nước ngọt, sạch và có thể tiếp cận ngay của Mexico gần như không còn tồn tại, trong khi nguồn nước mặt hiện có đều đã bị ô nhiễm
Nếu không có mưa, trong khi quá trình phá rừng và biến đổi môi trường vẫn diễn ra, nên nguồn tài nguyên mà mọi người dựa vào để sống không tái tạo được.
Bà Silva, một chuyên gia trong lĩnh vực thủy văn, nhận xét: “Tình hình này đặc biệt nghiêm trọng, khi xét rằng 3/4 lãnh thổ Mexico thuộc diện khô hạn hoặc bán khô hạn”.
Các nhận định trên được đưa ra sau khi chuyên gia của Viện Vật lý Địa cầu và Viện Địa chất (IGl) thuộc UNAM thực hiện nghiên cứu về chất lượng nước của tầng chứa nước ở Thành phố Mexico.
Các nhà khoa học đưa ra báo động đỏ về an ninh nguồn nước ở Mexico trước tình hình cạn kiệt và ô nhiễm nước mặt, trong khi 3/4 lãnh thổ nước này thuộc diện khô hạn hoặc bán khô hạn. Ảnh: Shutterstock
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước ở Thành phố Mexico là do yếu tố địa thủy văn hay do ô nhiễm.
Bà Silva cho biết những yếu tố chính ảnh hưởng đến cả hai loại nguồn nước theo thứ tự về quy mô là phát triển dân số, đô thị hóa, các bãi rác, thay đổi mục đích sử dụng đất, công nghiệp hóa, ô nhiễm nước mặt, khai thác quá mức nước ngầm và biến đổi khí hậu.
Hiện tại, nước ngầm là nguồn cung cấp nước lớn nhất của Mexico, tuy nhiên các tầng chứa nước bị khai thác quá mức do gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp và chăn nuôi. Trong khi đó, khung pháp lý chưa phát huy hiệu quả trong quản lý nguồn nước.
Trước tình hình thiếu nước mặt nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến các khu công nghiệp, bà Silva khuyến cáo người dân Mexico phải hành động bảo vệ tài nguyên nước: tiết kiệm nước, tái chế và phân loại rác nhiều nhất có thể, sử dụng rác hữu cơ làm phân bón vv...
Chiều 23/4/2025, Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Văn phòng Kinh tế & Thương mại Israel tại Việt Nam. Tại cuộc họp, phía Israel bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường và kết nối với các doanh nghiệp cấp thoát nước của Việt Nam.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Sau một thập kỷ xây dựng, dự án "siêu cống" Thames Tideway của London cuối cùng đã hoàn thành. Hệ thống cống ngầm quy mô lớn này, với chi phí đầu tư đạt 5 tỷ bảng Anh (tương đương 6,3 tỷ USD), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống xử lý chất thải của thành phố.
Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội nước Hungary vừa có buổi gặp gỡ, bàn bạc kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.
Được sự giới thiệu của Đại sứ quán Bỉ, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với doanh nghiệp ngành Nước đến từ Bỉ nhằm kết nối và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước.