
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtMặc dù việc đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) đầy tham vọng của Liên Hợp Quốc về xử lý nước thải sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng nước toàn cầu, các vấn đề nghiêm trọng về chất lượng nước vẫn sẽ tiếp tục tồn tại ở một số khu vực trên thế giới, bản tin ngày 07/10 của tạp chí Smart Water Magazine dẫn kết luận của một nghiên cứu cho hay.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Utrecht (Hà Lan) đã phát triển một mô hình chất lượng nước mới để làm rõ hơn tình trạng ô nhiễm hiện tại và tương lai của các sông suối trên toàn cầu.
Nghiên cứu này đã được xuất bản ngày 6/10 trên tạp chí Nature Communications Earth & Environment.
Các vấn đề về chất lượng nước được Ngân hàng Thế giới coi là một "cuộc khủng hoảng vô hình", đang thiếu giám sát, khó phát hiện và không thể nhận thấy qua mắt thường.
Nước sạch rất quan trọng đối với các nhu cầu xã hội của con người. Chất lượng nguồn nước toàn cầu đang ngày càng chịu nhiều áp lực do sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu.
Để minh họa, ước tính có 829.000 ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm do tiêu chảy từ việc sử dụng nước bị ô nhiễm cho mục đích uống hoặc vệ sinh, bài đăng Smart Water Magazine thông tin.
Dù mục tiêu SDG sẽ cải thiện chất lượng nước, không phải lúc nào cũng là đủ. (Ảnh: Izzet Cakalli)
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phát triển một mô hình chất lượng nước toàn cầu có độ chính xác cao để "giúp lấp đầy những lỗ hổng trong kiến thức về chất lượng nước, đặc biệt ở các khu vực trên thế giới mà chúng ta thiếu quan sát", theo tác giả nghiên cứu Edward Jones.
Ngoài việc xác định các điểm nóng về vấn đề chất lượng nước, mô hình có thể giúp xác định nguồn gây ô nhiễm cho các lĩnh vực cụ thể.
Ông Jones nói: "Ví dụ, các hệ thống thủy lợi quy mô lớn cho nông nghiệp dẫn đến vấn đề nhiễm mặn ở miền Bắc Ấn Độ, trong khi các quy trình công nghiệp chịu trách nhiệm nhiều hơn ở phía Đông Trung Quốc. Ngược lại, ngành sản xuất nội địa và chăn nuôi gây ô nhiễm chất hữu cơ và mầm bệnh trên toàn thế giới".
Các tác giả đã mở rộng nghiên cứu chứ không chỉ chú ý đến chất lượng nước trước đây và hiện tại. Họ đã áp dụng mô hình để điều tra xem việc đạt được mục tiêu SDG - giảm một nửa tỷ lệ nước thải chưa qua xử lý ra môi trường vào năm 2030 - mang lại lợi ích gì cho chất lượng nước sông toàn cầu.
Các mô phỏng cho thấy phần lớn trong năm, chất lượng nước ở một số khu vực vẫn sẽ vượt quá ngưỡng giới hạn để sử dụng cho người và sức khỏe hệ sinh thái, đặc biệt xảy ra ở các nước đang phát triển, tại châu Phi cận Sahara và Nam Á, ông Jones giải thích.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Tối 20/2, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã có thông tin về hiện tượng phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm bằng máy đào TBM (Tunnel Boring Machine) tại đoạn tuyến đi ngầm của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết các tỉnh thành trên cả nước trong dịp Tết tương đối ổn định. Song, các đơn vị cấp nước vẫn chủ động xây dựng các phương án điều phối ứng trực và vận hành cấp nước linh hoạt, đảm bảo tối ưu mạng lưới phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.
Từ 14/12/2024, các trụ nước uống tại vòi do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư cải tạo môi trường các dòng sông, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể để hồi sinh các dòng sông “chết” và khai thác giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các sở, ngành của TP. Hà Nội sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.