
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án về nước sạch và vệ sinh nông thôn, công tác cấp nước sạch nông thôn đã đạt được nhiều thành quả đáng trân trọng. Ảnh: TTXVN
Trong những năm qua, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn các giai đoạn từ 1998-2015, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án về nước sạch và vệ sinh nông thôn, công tác cấp nước sạch nông thôn đã đạt được nhiều thành quả đáng trân trọng. Tính đến hết năm 2021, 92,5% người dân nông thôn đã được sử dụng nước hợp vệ sinh, 54% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế.
Ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định số 1978/QĐ-TTg. Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2045 phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững.
Để thực hiện mục tiêu của Chiến lược, từ góc độ của Hội Cấp thoát nước Việt Nam, chúng tôi nhận thấy còn một số khó khăn thách thức có thể kể đến: (i) kinh phí đầu tư phát triển, nâng cấp sửa chữa công trình cấp nước nông thôn còn hạn chế; (ii) công tác quản lý vận hành công trình tại một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức; (iii) giá nước chưa đáp ứng thu đủ bù chi; (iv) ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập úng); (v) nhiều công trình xuống cấp do được đầu tư từ giai đoạn trước, công nghệ lạc hậu.
Để thực hiện mục tiêu của Chiến lược phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp và một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh công tác truyền thông, thay đổi nhận thức của người dân trong việc tham gia sử dụng nước sạch và bảo vệ công trình cấp nước.
Với tầm quan trọng đó, Tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường (từ ngày 29/4 đến ngày 6/5) được Chính phủ phát động từ năm 1998, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo thực hiện hàng năm, luôn là một điểm nhấn quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết, trách nhiệm, sự tham gia, cam kết của gia đình, cộng đồng, ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và chính quyền địa phương về tầm quan trọng của việc quản lý khai thác, vận hành công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn an toàn, bền vững để bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Mặt khác, Tuần lễ kêu gọi người dân cùng hành động để người dân có đủ và dùng nước sạch một cách hiệu quả, đảm bảo vệ sinh và thực hành tốt vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh.
Nội dung và hình thức triển khai thực hiện các hoạt động Tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh nông thôn phong phú như tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình…), treo biểu ngữ, áp phích, phân phát tài liệu, tờ rơi với mục tiêu, nội dung về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tổ chức các chiến dịch truyền thông có chủ đề là các vấn đề đang được ngành nước quan tâm.
Tính đến hết năm 2021, 92,5% người dân nông thôn đã được sử dụng nước hợp vệ sinh, 54% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế. Ảnh: TTXVN
Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn chủ đề “Quản lý, vận hành, khai thác bền vững công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn”.
Các thông điệp chính được lựa chọn năm 2022 bao gồm:
2. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành và người dân trong việc đảm bảo cấp nước hiệu quả, vệ sinh bền vững và thích ứng an toàn với dịch bệnh.
3. Khai thác, vận hành, quản lý công trình cấp nước và vệ sinh bền vững là phát huy hiệu quả đầu tư và chống lãng phí.
4. Cấp nước và vệ sinh môi trường bảo đảm an toàn, bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh.
5. Cộng đồng chung tay bảo vệ, giám sát số lượng và chất lượng nước.
6. Quản lý, bảo vệ công trình cấp nước và vệ sinh là trách nhiệm, quyền lợi của mỗi người dân.
7. Tham gia sử dụng nước sạch và đóng phí sử dụng nước đầy đủ là trách nhiệm và lợi ích của gia đình và cộng đồng.
8. Bảo vệ nguồn nước, giữ gìn vệ sinh môi trường là bảo vệ và giữ gìn sức khỏe của chính bạn và gia đình.
9. Vì sức khỏe của bạn, hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
Đó là lời khẳng định về tầm quan trọng của quy hoạch thoát nước trong quy hoạch đô thị của ThS. Trương Minh Ngọc - Phó Phòng Quản lý kỹ thuật, Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn, Bộ Xây dựng.
Chiều 28/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chứng kiến trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Công ty Cấp nước Tiền Giang.
Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.