
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtVấn đề dự đoán tiết khí là một lĩnh vực chứa rất nhiều kiến thức sâu. Nếu hiểu sâu về lĩnh vực này, chúng ta có thể tính toán chi tiết được mực nước, nghe được hướng gió trong bát phong.
Ví dụ, từ những thông tin như gió phương Bắc hay phương Nam thổi đến, tiết khí là Mạnh (đầu tháng), Trọng (giữa tháng) hay Quý (cuối tháng), ta đều có thể dự đoán được cường độ, khối lượng nước mưa. Thậm chí, chúng ta cũng có thể biết được liệu nước có thể gây úng lụt vào khoảng thời điểm nào. Đó chính là bát phong.
Với tổng khí hậu, người xưa cũng chia ra làm 24 tiết khí, bao gồm 12 tiết và 12 khí, kéo dài từ ngày lập xuân cho tới ngày lập đông. Từ những vòng tuần hoàn này, họ chia ra từng cung và tính theo hệ Can Chi.
Nhà nghiên cứu Văn hóa phương Đông Nguyễn Quang Minh
Ngoài ra, để xác định các hiện tượng liên quan đến nước, người xưa còn dựa trên nhiều yếu tố khác. Trong đó, họ áp dụng tiết khí với những năm khí hóa theo ngũ hành tương ứng.
Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là những Thiên Can Dương; Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý là những Thiên Can Âm. Dựa vào đây, người ta có thể tổng kết được yếu tố nước sẽ lên xuống ra sao trong một năm. Ngoài ra, các khí hóa của ngũ hành cũng tạo nên mực nước lên xuống.
Ngày xưa, các quan chi huyện đều được đi học, rồi khi đỗ đến ông nghè hay tiến sĩ lại mang những tri thức này về dạy cho dân. Do nước ta là nước nông nghiệp, đời sống người dân gần như lệ thuộc hoàn toàn vào các kết quả dự báo, họ phải dựa vào những yếu tố như ngũ hành để tính toán trước khí hậu năm đó sẽ ra sao.
Ví dụ, khi nhìn thấy chòm sao Thần Nông cúi xuống, người nông dân có thể biết được rằng đây là năm hạn hán. Ngược lại, chòm sao Thần Nông ngẩng đầu lên trên trời báo hiệu một năm nhiều mưa, có thể xảy ra úng lụt. Xét hợp hóa giữa các can, những năm Bính hợp Tân hóa Thủy cũng thường là những năm mưa bão nhiều. Đây chắc chắn là năm mà người dân phải đề phòng hiện tượng lũ lụt lớn.
Chòm sao Thần Nông (Scorpius)
Như vậy, cả hệ thống được tổng kết lại này không phải chỉ là văn hóa mà còn có liên quan trực tiếp tới cuộc sống của con người. Không chỉ ở Việt Nam hay những nước có ngành nông nghiệp chủ đạo, người dân tại những nước có đê biển, những người làm nghề ngư cũng đều phải biết những tri thức sâu sắc như vậy.
Ở phương Tây, người ta cũng không mất nhiều thời gian để rút ra được những cách tính toán này. Họ chỉ cần nhìn vào chiều cao của những gợn sóng đánh vào thuyền và dội ngược lại để có thể biết được năm đó nước lớn bao nhiêu. Trong khi đó, người phương Đông có cách tính đơn giản hơn. Họ nhận ra rằng nếu đứng sát bờ biển và quan sát thấy các bờ rêu tạo nên bọt trắng thì đó là thời điểm có thể xuất hiện nhiều đợt sóng lớn, nếu ra khơi sẽ rất nguy hiểm.
Đây chính là những kiến thức để con người có thể tự bảo vệ mình trước thiên nhiên và chế ngự thời tiết. Những tri thức này được đúc kết qua nhiều năm không chỉ bởi người Á Đông mà cả từ những nền văn hóa khác trên toàn cầu. Riêng đối với người Á Đông, do có đời sống gắn liền với công tác dự báo nên họ có kinh nghiệm nhiều hơn trong lĩnh vực này.
Cơ quan khâm thiên giám thời xưa
‘Khâm thiên giám’ là thuật ngữ chỉ một đài thiên văn của bộ máy quản lý nhà nước chứ không phải chỉ là một cơ quan xét đoán khí tượng thông thường. Đây là một tổ chức trong hệ thống triều đình trung ương, có nghĩa vụ dự báo tính quy luật của tự nhiên để suy luận ra các thông tin ở vùng xã hội mà họ đang quản lý. Mô hình này được áp dụng tại cả phương Đông và phương Tây.
Đài thiên văn Sydney, công trình được xây dựng từ năm 1985
Qua quan sát, nghiên cứu và tổng kết suốt nhiều thời kỳ, những người làm việc tại các khâm thiên giám đã đưa ra các kết luận và tổng hợp kinh nghiệm về các yếu tố này.
Ví dụ, trải qua 4.000 năm, họ đã xác định rằng ngày mùng 4/2 là ngày lập xuân, ngày bắt đầu ngũ hành Thổ - Mộc. Nếu trong ngày đó, tại phương Đông có xuất hiện những hiện tượng mang tính khắc như có mây trắng (tượng trưng cho Kim) đâm xuống thì triều đình sẽ đại loạn (do Kim khắc Mộc). Nhưng nếu tại phương Đông có xuất hiện ráng đỏ (tượng trưng cho Hỏa) thì nhà vua sẽ có uy tín đối với dân (Mộc - Hỏa tương sinh). Còn nếu có ráng vàng (tượng trưng cho Thổ) thì sẽ có binh biến, có kẻ gièm pha (Mộc khắc Thổ).
Như vậy, từ những chi tiết được tổng kết qua một quá trình dài, những người ở khâm thiên giám đã chọn lọc và rút ra được một hệ thống lý luận sát với thực tiễn.
Các khâm thiên giám chỉ dành một phần nhỏ công tác của mình cho việc nghiên cứu văn hóa về dự báo tiết khí và truyền lại cho các tiến sĩ để áp dụng cho vùng dân cư. Phần lớn công việc của họ tập trung cho công tác chính trị.
Về điểm này, văn hóa Việt Nam và Trung Quốc có những điểm tương đồng nhất định. Khâm thiên giám là nơi giám định, kiểm tra và tìm hiểu những lý lẽ của trời đất.
Phổ biến trong dân gian
Nhà nước cố gắng dạy cho dân những kinh nghiệm, tổng kết từ những người có học vị cao. Đây là những tổng kết đơn giản, ngắn gọn, mang tính thị dân giúp cho họ dễ hiểu. Những người chịu trách nhiệm giảng dạy lại luôn cố gắng không đặt nặng tính học thuật mà thường truyền đạt bằng phương pháp truyền khẩu, ví von.
Những kiến thức thiết thực nhất trong cuộc sống phải được truyền đạt cho dân. Đây chính là nhiệm vụ của những vị quan phụ mẫu, “cha mẹ” của dân. Dân có canh tác tốt thì mới có tiền đóng thuế cho triều đình. Do vậy mà các ông nghè, các vị tiến sĩ được học những tri thức này đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của những vùng dân cư.
Chiều 23/4/2025, Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Văn phòng Kinh tế & Thương mại Israel tại Việt Nam. Tại cuộc họp, phía Israel bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường và kết nối với các doanh nghiệp cấp thoát nước của Việt Nam.
Sáng ngày 18/4/2025, Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (UDC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của mình .
Từ ngày 7 đến 14/4/2025, thay mặt Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), Chủ tịch VWSA Nguyễn Ngọc Điệp đã có chuyến công tác ra thăm, động viên, tặng quà cho các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Diễn ra tại Thanh Hóa, Hội nghị BCH Chi hội Cấp thoát nước miền Bắc lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động chuyên môn và phát triển bền vững của ngành Cấp Thoát nước (CTN) khu vực miền Bắc.
Mới đây, Công ty CP Cấp nước Trung An đã vinh dự đón nhận Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 do Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) trao tặng. Đây là minh chứng cho thấy nỗ lực của công ty trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả quản lý nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Năm 2024, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) không chỉ tập trung đảm bảo cấp nước an toàn, mà còn chú trọng phát triển hệ thống cấp nước hiện đại, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thành phố. Điều này được thể hiện thông qua 10 sự kiện tiêu biểu dưới đây.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn do ông Đinh Hữu Học, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn làm trưởng đoàn và Đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang do ông Nguyễn Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang làm trưởng đoàn đã đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh
Sáng 03/4/2025, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng ngành Nước Việt Nam (VWTC) thuộc Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã khai giảng khóa học kỹ năng truyền thông, quan hệ khách hàng dành cho doanh nghiệp cấp thoát nước.
Hướng tới kỷ niệm 65 năm ngày thành lập, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức “Hội diễn nghệ thuật quần chúng” với mong muốn thúc đẩy phong trào văn hoá doanh nghiệp cũng như nâng cao đời sống tinh thần cho toàn thể CBCNV.