
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtCác công nhân Công ty Thoát nước làm việc trên một đường phố ở Hà Nội.
Xuất hiện thường xuyên và trở thành hình ảnh không thể thiếu trong cộng đồng để xử lý nhanh cho giao thông thông suốt, tuy vậy, chỉ là phần nổi của tảng băng trong công việc muôn vàn khó khăn và gian nguy của các công nhân Công ty.
Tiền thân là Đội Thoát nước Hà Nội hình thành vào ngày 28/3/1973, đến nay Công ty là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thoát nước Thủ đô, quản lý đến 80% hệ thống thoát nước của thành phố đã qua nghìn năm lịch sử.
“Công nhân thoát nước là công việc mà phải yêu mới có thể làm được”, Phó Tổng Giám đốc Công ty Trịnh Ngọc Sơn nói.
“Bởi đây là một trong những công việc vất vả với vô vàn nguy hiểm thường trực, đòi hỏi sự kiên trì cũng như nhiệt huyết trong công việc hơn bất cứ ngành nghề nào khác”, ông Sơn chia sẻ với Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam trong một cuộc trao đổi trước thềm kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công ty.
Tiền thân là Đội Thoát nước Hà Nội hình thành vào ngày 28/3/1973, đến nay Công ty là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thoát nước Thủ đô, quản lý đến 80% hệ thống thoát nước của thành phố đã qua nghìn năm lịch sử, nhiều công trình hạ tầng được người Pháp thiết kế và xây dựng từ đầu thế kỷ 20.
Những thách thức đối với hoạt động và cả sự phát triển trong tương lai của Công ty đến từ nhiều phía, từ rủi ro khách quan như biến đổi khí hậu tới tốc độ đô thị hóa, chính sách cho ngành nước và ý thức người dân.
Ngành nước toàn cầu, trong đó có Việt Nam, đang phải đối diện với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, các chuyên gia nhận định tại một hội thảo quốc tế tháng 11/2022.
Biến đổi khí hậu và các biến động về thời tiết làm nước biển dâng, tăng tần suất và cường độ các trận mưa, kèm theo tác động tiêu cực từ quá trình mở rộng đô thị theo các quy hoạch không phù hợp và quản lý sử dụng đất yếu kém đã làm cho ngập lụt đô thị ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng trầm trọng.
Các công nhân Công ty Thoát nước Hà Nội làm việc tại hồ trong Công viên Thống Nhất.
Theo quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 725 ngày 10/5/3013, hệ thống thoát nước nội thành được chia làm 4 lưu vực: Tô Lịch, tả sông Nhuệ, hữu sông Nhuệ, Long Biên.
Sau hai giai đoạn đầu tư cho Dự án thoát nước Hà Nội, hệ thống thoát nước của thành phố có khả năng đáp ứng với lượng mưa 310 mm/hai ngày. Tuy nhiên, ngập úng vẫn xảy ra trong nhiều năm qua ở những nơi địa hình thấp, xa nguồn xả sau những trận mưa cường độ lớn, thời gian ngắn.
Dẫn chứng cho vấn đề này, ông Sơn nhắc tới trận mưa ngày 29/5/2022, chỉ trong 2 giờ đồng hồ tại Cầu Giấy lưu lượng đã tới 160 mm, vượt quá giới hạn theo quy hoạch thoát nước.
Bên cạnh yếu tố thiên nhiên, bản thân cơ sở hạ tầng cũ, hệ thống thoát nước nội đô lạc hậu, xuống cấp, khả năng tiêu thoát nước hạn chế, lâu ngày lại bị bồi lắng cũng góp phần làm nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sau mưa lớn.
Hệ thống thoát nước tại các phố cổ, phố cũ như Tạ Hiện, Lý Thái Tổ, Hàng Ngang kế thừa quy hoạch thoát nước của người Pháp trước năm 1954. Quá trình xây dựng không đồng nhất, không có quy hoạch tổng thể khiến khu vực xây dựng sau hay cao hơn khu vực trước, nhiều tuyến đường mới cốt nền cao hơn nhà dân, gây ngập cục bộ, vô tình biến đường thành dòng sông.
Hệ thống cống như Tạ Hiện được làm bằng gạch nên khi xây dựng công trình lớn lún cả khu nền làm trũng, cống bị võng gãy.
Ngoài ra, số lượng ao hồ ở Hà Nội, nơi có thể sử dụng làm điểm tiêu thoát, chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích thành phố, và Công ty thoát nước lại không có toàn quyền quản lý những điểm quan trọng này.
Theo quy định của thế giới, hồ điều hòa chiếm khoảng 5-6% diện tích tự nhiên nhưng Hà Nội chỉ đạt khoảng 2% diện tích. Trong 2% diện tích đó, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội mới chỉ được quản lý 80 hồ còn những hồ khác không nằm trong hệ thống hồ được quản lý của công ty, ông Sơn chia sẻ.
Các công nhân Công ty Thoát nước Hà Nội làm việc tại một con sông nội đô.
Khi chưa được đồng bộ hệ thống hồ điều hòa, các hồ có chức năng tiêu thoát nước lại bị san lấp, thu hẹp, diện tích bê tông hóa tăng lại hạn chế công năng thoát nước.
Mặt khác, nhận thức của người dân tại địa phương không tương xứng với tầm quan trọng của các công trình thoát nước cũng trở thành một trong những thách thức không dễ chiến thắng trong ngày một ngày hai.
Sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh làm tăng nhu cầu xả nước thải ra các cống. Trong khi đó người dân xả rác trực tiếp vào cống được ngăn chặn triệt để.
Hơn thế nữa, tại nhiều tuyến phố, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, rửa xe hàng ngày không xây bể tự hoại cũng đang xả một lượng nước lớn chứa dầu mỡ vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, cản trở tiêu thoát và ô nhiễm môi trường nước, tắc nghẽn đường ống thu gom và các hố ga dẫn đến úng ngập cục bộ hoặc tràn nước thải.
Những khó khăn thách thức trên không phải là vấn đề mới và quy mô ngày càng tăng theo tốc độ đô thị hóa, nếu không được ngăn chặn và điều chỉnh, sẽ không chỉ tác động tiêu cực đến hoạt động, đến kết quả kinh doanh của Công ty mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng.
Nỗ lực không ngừng
Đối mặt với các thách thức khách quan và nội tại, lãnh đạo Công ty đã lập kế hoạch, tổ chức tốt sản xuất kinh doanh nên đã thực hiện thắng lợi kế hoạch thoát nước mùa mưa, giải quyết thoát nước ngày càng chất lượng hơn, hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian úng ngập.
Nắm vững bí quyết phải giữ thế chủ động với nhiều phương án để thực hiện các giải pháp úng ngập kịp thời, đồng thời chuẩn bị cho mùa mưa 2023, công nhân Công ty đã tăng cường nạo vét, duy trì đồng bộ từ ga thu, cống ngang, cống ngầm đến hệ thống mương, sông và hồ điều hòa.
Hơn 2.000 cán bộ, công nhân lao động của Công ty đều làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, không quản khó khăn gian khổ.
Các trục tuyến thoát nước chính, các điểm hay xảy ra úng ngập khi có mưa được ưu tiên nhằm đảm bảo hệ thống thoát nước thông thoáng trước khi bước vào mùa mưa.
Trong hàng loạt giải pháp thực hiện để thoát nước nhanh, chống úng ngập hiệu quả, yếu tố con người luôn là mối quan tâm hàng đầu.
Ông Sơn cho rằng, các công nhân thoát nước như những “cọc tiêu”. Con người là quan trọng nhất vì dù có công nghệ hiện đại những vẫn phải cần đến con người để đồng hành xử lý tình huống.
Hơn 2.000 cán bộ, công nhân lao động của Công ty đều làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, không quản khó khăn gian khổ. Họ đã âm thầm cống hiến tuổi thanh xuân của mình ở những nơi nguy hiểm, ô nhiễm nhất để Thủ đô thêm sạch, đẹp, văn minh.
Tập thể người lao động cùng Ban lãnh đạo Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng chống các cơn bão và các trận mưa có cường độ lớn trên diện rộng, nhất là các trận mưa cường độ vượt quá công suất thiết kế của hệ thống thoát nước.
Những công nhân thoát nước thường phải làm việc trong môi trường độc hại, công việc diễn ra ở những nơi phải giữ im lặng, nhưng những đóng góp thầm lặng của họ được cả xã hội quan tâm, dõi theo và trân trọng.
Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”
Để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần huy động hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Trong đó, ngành Nước với vai trò thiết yếu không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, minh bạch, bền vững về tài chính.
Với phương pháp mô phỏng toán số, các nhà nghiên cứu đánh giá định lượng dòng lũ quét ngang qua Khu du lịch sinh thái thác Bảo Đại - Tuyền Lâm, chiều sâu ngập nước và thời gian tập trung nước trong hồ Tuyền Lâm, từ đó đưa ra các cảnh báo khi quy hoạch xây dựng dự án.
Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ và các đối tác của các quốc gia vùng Thái Bình Dương phải hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo có thể duy trì hoạt động của mình về mặt tài chính để cung cấp các dịch vụ cấp nước chất lượng cao và dễ tiếp cận cho mọi người.
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Hà Nội đang nghiên cứu giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.