Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Thiên đường du lịch Côn Đảo sẽ thiếu nước nếu du khách đạt ngưỡng

28/04/2022 13:49

Côn Đảo, một trong những điểm nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam, sẽ thiếu nước sạch nếu số khách du lịch chạm ngưỡng tổng công suất phòng, theo số liệu từ huyện đảo.

Thiên Đường Du Lịch Côn Đảo Sẽ Thiếu Nước Nếu Du Khách Đạt Ngưỡng   - Ảnh 1.

Côn Đảo nhìn từ trên cao. Ảnh: Như Ý

Côn Đảo có 145 cơ sở lưu trú với tổng số 2.440 phòng, sức chứa tối đa gần 6.300 người/ngày, tính tới cuối tháng 3 năm 2021, theo số liệu đăng tại cổng thông tin điện tử của huyện, đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Trong khi đó, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu của hơn 10.000 người dân trên đảo, với định mức cấp cho du khách khoảng 300 lít nước/ người/ ngày đêm, Trạm Cung Cấp nước Côn Đảo có thể phục vụ tối đa khoảng 4.600 khách/ ngày đêm, Trạm phó Nguyễn Thị Thùy Trang nói với Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.

Vì vậy, Côn Đảo chưa đủ khả năng đáp ứng phục vụ du lịch trong điều kiện khai thác thác hiện nay nếu sức hút du lịch tăng lên. Việc thiếu nước sinh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, kinh tế của người dân nói chung và sự phát triển ngành du lịch nói riêng trên địa bàn Côn Đảo.

Thiên Đường Du Lịch Côn Đảo Sẽ Thiếu Nước Nếu Du Khách Đạt Ngưỡng   - Ảnh 2.

Côn Đảo có 145 cơ sở lưu trú với tổng số 2.440 phòng, sức chứa tối đa gần 6.300 người/ngày, tính tới cuối tháng 3 năm 2021. Ảnh: Như Ý

Du lịch Côn Đảo

Tên của huyện Côn Đảo là một sự kết hợp của các ngôn ngữ trong khu vực. Tên của hòn đảo lớn nhất là Côn Sơn hay Côn Lôn. Côn Lôn có nguồn gốc từ tiếng Malaysia, đọc là ‘Pulau Kundur’ tức Hòn Bí; còn người châu Âu phiên âm thành ‘Poulo Condor’, trong khi trong tiếng Khmer nó là ‘Koh Tralach’.

Khi ghép từ “Côn” với từ “đảo”, nó đã trở thành tên gọi chính thức ‘Côn Đảo’, được Quốc hội Việt Nam quyết định từ năm 1977.

Từng mang danh “địa ngục trần gian” từ 113 năm trước, ngày nay Côn Đảo được các tạp chí du lịch thế giới đánh giá và công nhận là điểm đến tuyệt vời, người dân thân thiện, cảnh vật hoang sơ, hài hòa giữa rừng và biển.

Du lịch Côn Đảo phát triển nhanh trong những năm qua cùng chủ trương xã hội hóa, đầu tư phương tiện vận chuyển kết nối với các thành phố lớn. Điểm đến này thuận lợi cả về đường hàng không và đường thủy, có tuyến tàu cao tốc nối đảo với Vũng Tàu, Sóc Trăng và Cần Thơ. 

Hãng Bamboo Airways khai thác tuyến Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh, Thanh Hoá, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh đến Côn Đảo và ngược lại. 

Thời điểm này Côn Đảo đang bước vào hè, là thời điểm lượng khách du lịch tăng mạnh trong năm. Cùng với đó huyện đang chuẩn bị tổ chức các sự kiện, lễ hội tại đây, dẫn đến nhu cầu sử dụng nước máy tăng cao. 

Thiên Đường Du Lịch Côn Đảo Sẽ Thiếu Nước Nếu Du Khách Đạt Ngưỡng   - Ảnh 3.

Côn Đảo đang bước vào hè, là thời điểm lượng khách du lịch tăng mạnh trong năm. Ảnh: Như Ý

Phát triển trong tương lai

Ngày 1/4, Chính phủ đưa ra mục tiêu tại nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo đến năm 2045. Theo đó, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Côn Đảo, với 16 đảo, tổng diện tích đất nổi hơn 75 km2. Diện tích mặt biển thuộc vườn quốc gia Côn Đảo 140 km2 và vùng biển xung quanh các đảo.

Để trở thành khu du lịch đặc sắc tầm cỡ quốc tế, Côn Đảo sẽ có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại; sản phẩm du lịch có thương hiệu, sức cạnh tranh cao.

Năm 2030, dân số Côn Đảo dự kiến 15.000, gấp khoảng gần 1,5 lần so với dân số hiện tại; đến năm 2045 là 25.000. Quỹ đất hạn chế nên Chính phủ yêu cầu việc xây dựng, phát triển khu dân cư, du lịch “cần được cân nhắc để khai thác hiệu quả”.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, các đơn vị được yêu cầu rà soát dự án, quy hoạch trên địa bàn; định hướng phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Mạng lưới giao thông sẽ được đầu tư xây dựng, nâng cấp như sân bay, đường bộ, đường thủy, cảng du lịch, cảng hành khách, bến tàu du lịch. Công trình xây dựng sẽ bị kiểm soát tầng cao để không ảnh hưởng đến hoạt động của sân bay.

Thiên Đường Du Lịch Côn Đảo Sẽ Thiếu Nước Nếu Du Khách Đạt Ngưỡng   - Ảnh 4.

Mạng lưới giao thông sẽ được đầu tư xây dựng, nâng cấp như sân bay, đường bộ, đường thủy, cảng du lịch, cảng hành khách, bến tàu du lịch. Ảnh: Như Ý

Khả năng cấp nước

Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong giấy phép khai thác nước dưới đất số 906/GP-BTNMT ngày 12/4/2019, chỉ cho phép khai thác nước ngầm ở 25 giếng tại thung lũng Côn Sơn với tổng sản lượng 3.400 m3/ngày đêm, bà Trang chia sẻ. 

Ngoài ra, trạm cấp nước đã hoàn thiện Trạm xử lý nước mặt tại hồ Quang Trung II với công suất khai thác khoảng 1.000 m3/ngày đêm để bổ sung lượng nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và khách du lịch.

Như vậy sản lượng nước khai thác tối đa là 4.400 m3/ngày đêm, sau khi trừ tỷ lệ hao hụt nước 12,92% thì tổng sản lượng nước tối đa đơn vị có thể cung cấp ước tính 3.831 m3/ ngày đêm (tăng gần 13% so với tổng sản lượng nước cung cấp cùng kỳ năm 2021), bà Trang cho biết.

Vào cao điểm mùa khô, do trời nắng nóng, hầu như không có mưa, cùng với việc sử dụng giếng khoan cá nhân cũng hạn chế do mực nước ngầm giảm, nhu cầu sử dụng nước máy của địa phương tăng cao, thường vượt mức quy định 150 lít /người/ ngày đêm, theo đánh giá của Trạm Cung cấp nước Côn Đảo.

Dựa theo những số liệu thực tế về nhu cầu sử dụng nước máy tại thời điểm mùa khô năm 2021, đơn vị cung cấp nước đã dự kiến nhu cầu của địa phương chiếm tỷ lệ 64%, tương đương khoảng 2.451 m3/ngày đêm, sản lượng phục vụ du lịch chiếm 36%, tương đương khoảng 1.380 m3/ngày đêm. 

Thiên Đường Du Lịch Côn Đảo Sẽ Thiếu Nước Nếu Du Khách Đạt Ngưỡng   - Ảnh 2.

Hồ Suối Ớt đang sửa chữa. Ảnh: VHN

Nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước máy cho nhu cầu sinh hoạt của địa phương và phục vụ  khách du lịch trong mùa khô năm 2022, đơn vị đã thực hiện nhiều giải pháp, chủ động vận hành song song hệ thống khai thác nước dưới đất và khai thác nước mặt, khẩn trương triển khai xin giấy phép khai thác nước mặt cho Trạm xử lý nước mặt 1.000 m3/ngày đêm và thực hiện các thủ tục di dời 05 giếng sang hồ Quang Trung II. 

Đồng thời, trạm cũng kiến nghị UBND huyện Côn Đảo vận động sự đồng thuận của các cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch và các khu Resort có hệ thống giếng khoan, có giấy phép khai thác nước ngọt hạn chế sử dụng nước máy, tận dụng nguồn nước giếng khoan để giảm áp lực cấp nước; phối hợp với đơn vị thực hiện rà soát nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và có giải pháp xử lý để đảm bảo an toàn nguồn nước dưới đất và nguồn nước mặt tại khu vực hồ Quang Trung II.

Thiên Đường Du Lịch Côn Đảo Sẽ Thiếu Nước Nếu Du Khách Đạt Ngưỡng   - Ảnh 6.

Côn Đảo đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy nước công suất 10.000 m3/ngày đêm để cung cấp đủ nước cho nhu cầu phát triển ổn định của Côn Đảo trong tương lai. Ảnh: Như Ý

Quy hoạch cấp nước gắn với phát triển du lịch

Dù rất khó khăn, Côn Đảo vẫn đang cố gắng sử dụng mọi cách để tận dụng nguồn nước mặt. 

Ông Trịnh Ngọc Thanh, 42 tuổi, người sinh ra và lớn lên ở Côn Đảo và hiện là công nhân sửa chữa đáy hồ Suối Ớt ngoài sân bay Cỏ Ống của Côn Đảo, cho biết trước đây người dân trên đảo dùng nước giếng tự đào nhưng nay dùng nước cung cấp tập trung. 

Trước kia, khu vực nhà tù và nhiều nơi trên đảo có giếng nước, nhưng nay nhiều giếng cạn và chất lượng nước không còn như xưa.

Ông Trần Hùng Tâm, Chánh văn phòng UBND huyện Côn Đảo, thông tin rằng hiện nay Côn Đảo đang tận dụng và sửa chữa nhiều khu vực như hồ Suối Ớt, hồ Đất Dốc, hồ Quang Trung II để tận dụng nguồn nước mặt bổ sung cho nguồn nước ngầm. Với việc đầu tư và tận dụng nguồn nước mặt như hiện nay, nguồn cung đủ đáp ứng nhu cầu của địa phương và tăng trưởng du lịch.

Song về lâu dài, việc quy hoạch để phát triển Côn Đảo với dân số gấp 2,5 lần cần có giải pháp đột phá về nguồn cung cấp nước sạch bền vững.

Ông Tâm cho biết, đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy nước công suất 10.000 m3/ngày đêm để cung cấp đủ nước cho nhu cầu phát triển ổn định của Côn Đảo trong tương lai.

Tuy nhiên, hiện tại dự án vẫn đang ở giai đoạn lên kế hoạch, và vẫn chưa rõ mô hình kêu gọi đầu tư cũng như vị trí xây dựng nhà máy, ông Phạm Văn Hải, giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói với Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.

Ông Hải dẫn kết quả nghiên cứu thăm dò năm 2011 cho thấy dự trữ nước ngọt ở Côn Đảo có thể cung cấp khoảng 30.000 m3/ngày đêm và hoàn toàn phù hợp với việc cung cấp nước ngọt phục vụ dân sinh và du lịch với định hướng quy hoạch mới của Chính phủ. Song, nước ngầm ở Côn Đảo được xác định là nước một tầng và việc khai thác quá mức dễ làm cho hệ thống nước ngầm bị xâm nhập mặn, ông Hải nhấn mạnh. Vì thế, về lâu dài, việc định hình và ổn định nguồn nước mặt là điều quan trọng cho quy hoạch và phát triển nguồn cung nước sạch ở Côn Đảo.

Ông Hải cho rằng, khó khăn hiện tại chỉ là vấn đề nhỏ, giải quyết bằng việc đầu tư để tận dụng tối đa nguồn nước mặt cũng như sửa chữa tránh thất thoát. Điều quan trọng là việc xây dựng và quy hoạch ổn định nguồn cung cho việc phát triển du lịch Côn Đảo với quy mô gấp 2 đến 3 lần từ nay đến năm 2030 và 2045. 

Không có nước ổn định, không thể phát triển du lịch ổn định. Thiên đường du lịch Côn Đảo có giữ vững được tính hấp dẫn của điểm đến hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc phát triển ổn định nguồn cung nước sạch ở đây.

Tác giả:
Vũ Hạnh Nguyên
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Gợi ý cách xử lý môi trường nước nuôi thủy sản sau thiên tai

Gợi ý cách xử lý môi trường nước nuôi thủy sản sau thiên tai

Ngành nuôi trồng thủy sản miền Bắc đang đối mặt với nhiều thách thức sau bão YAGI. Khi bão rút đi, môi trường nuôi thủy sản bị xáo trộn, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và phát triển của tôm cá. Với các biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường nước được gợi ý sau đây, người dân có thể sớm phục hồi sản xuất.

Nghe nhìn 09/10/2024
Tiếp cận phương pháp đổi mới trong đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới trong đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam

Nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan để đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững tác giả đưa ra một đề xuất cụ thể.

Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh nỗ lực phục hồi sau siêu bão

Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh nỗ lực phục hồi sau siêu bão

Bão YAGI đi qua để lại hậu quả nặng nề cho hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Ninh. Điện, nước và hệ thống viễn thông gần như bị tê liệt. Sau cơn bão, các CBCNV Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh (QUAWACO) đã không quản ngày đêm, ra sức phục hồi hệ thống cấp nước, phòng ngừa dịch bệnh sau khi lũ rút.

Doanh nghiệp 13/09/2024
Quy trình chung xử lý nước ăn uống trong mùa mưa lũ

Quy trình chung xử lý nước ăn uống trong mùa mưa lũ

Trong trường hợp không có nước sạch để sử dụng, người dân có lấy nước từ sông, hồ... nhưng phải xử lý theo đúng quy trình trước khi sử dụng để phòng tránh dịch bệnh.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Trung Quốc xả lũ thủy điện không tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam

Trung Quốc xả lũ thủy điện không tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp, Trung Quốc xả lũ với lưu lượng nhỏ không gây tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam.

Quốc tế 11/09/2024
SAWACO hỗ trợ 25.000 túi nước cho các địa phương miền Bắc chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3

SAWACO hỗ trợ 25.000 túi nước cho các địa phương miền Bắc chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3

Cơn bão số 3 đi qua đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nhiều tỉnh thành phía Bắc. Chia sẻ với các địa phương bị ảnh hưởng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã quyết định hỗ trợ 25.000 túi nước và sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết.

Hà Nội báo động lũ khẩn cấp, cảnh báo ngập lụt mở rộng

Hà Nội báo động lũ khẩn cấp, cảnh báo ngập lụt mở rộng

Hiện nay lũ trên sông Cầu qua Sóc Sơn, sông Bùi qua Chương Mỹ, sông Tích qua Quốc Oai ở Hà Nội đã vượt báo động 3, mức báo động khẩn cấp.

Nhiều tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa lũ

Nhiều tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa lũ

Tối 9/9/2024, UBND tỉnh Tuyên Quang công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa lũ. Từ ngày 6/9 đến ngày 9/9, trên địa tỉnh Tuyên Quang chịu ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3, các huyện, thành phố đã xảy ra nhiều đợt mưa vừa, mưa to diện rộng

Top