Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

SAWACO hành trình phát triển, cơ hội và thách thức

Trong khuôn khổ Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024, Phó Tổng Giám đốc SAWACO Đặng Đức Hiền đã có những chia sẻ về thách thức cũng như cơ hội của ngành cấp nước TP. Hồ Chí Minh liên quan đến Luật Cấp thoát nước đang được soạn thảo.

Phó Tổng Giám đốc SAWACO Đặng Đức Hiền đã chia sẻ những thách thức và cơ hội của ngành cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến Luật Cấp thoát nước đang xây dựng.

Phó Tổng Giám đốc SAWACO Đặng Đức Hiền đã chia sẻ những thách thức và cơ hội của ngành cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến Luật Cấp thoát nước đang xây dựng.

SAWACO là đơn vị sản xuất và cấp nước cho hơn 11 triệu người dân sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh với năng lực sản xuất 2,4 triệu m3/ngày; Số hộ dân được tiếp cận nước sạch là 2,5 triệu hộ (đạt tỷ lệ 100%); Chiều dài mạng lưới gần 11.000 km; Tỷ lệ thất thoát nước khoảng 13%.

Với lịch sử hình thành và phát triển 150 năm, ngành Nước thành phố tự hào đã thực hiện tốt sứ mệnh cung cấp nước an toàn liên tục, đảm bảo chất lượng, đóng góp vào sự phát triển nhanh của thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, SAWACO đã xây dựng, phát triển với tầm nhìn dài hạn trong công tác quy hoạch từ nhiều thế hệ tiếp nối.

SAWACO đã đạt đươc một số kết quả chính trong phát triển hạ tầng cấp nước Thành phố. Về công nghệ xử lý nước: cải tạo, nâng cấp công nghệ xử lý nước tại các Nhà máy nước như nâng cao tải trọng xử lý của bể lắng, Cải tạo bể lọc; Tự động hóa châm hóa chất: keo tụ tạo bông, hệ thống châm vôi bột; Định hướng mô hình xử lý thân thiện với môi trường: các công nghệ lọc sinh học, lọc than hoạt tính, công nghệ khử trùng UV; Nghiên cứu các mô hình tuần hoàn, tái sử dụng, tiết kiệm nước: tái tuần hoàn nước rửa lọc, nước sau xử lý bùn thải.

Công tác Quản lý Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn quốc gia, phòng thí nghiệm nước đạt chuẩn ISO 17025, triển khai hệ thống giám sát chất lượng nước online từ nguồn; tại nhà máy xử lý nước và trên toàn mạng lưới cấp nước.

SAWACO cũng xây dựng Kế hoạch Cấp nước An toàn cho toàn Tổng Công ty và các đơn vị thành viên; đảm bảo khả năng ứng phó và cấp nước trong các tình huống khẩn cấp.

SAWACO chú trọng nâng cao hiệu quả trong công tác Quản lý vận hành hệ thống: Hiện đại hóa các nhà máy nước, mạng lưới cấp nước, thông qua xây dựng các hệ thống SCADA, các trung tâm vận hành mạng lưới phân phối NOC và hiện nay đang chuẩn bị khánh thành Trung tâm vận hành tổng thể hệ thống cấp nước.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ như SAWAGIS, phần mềm thủy lực, thí điểm đồng hồ nước thông minh, phân vùng tách mạng DMA giảm thất thoát nước

Với quan điểm khách hàng là trung tâm, SAWACO đã xây dựng các Trung tâm chăm sóc khách hàng, phát triển mạnh mẽ các ứng dụng dịch vụ khách hàng, hợp đồng điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt… được chú trọng.

SAWACO hành trình phát triển, cơ hội và thách thức- Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội thảo về Dự thảo Luật Cấp thoát nước

Để hướng tới phát triển bền vững, Phó Tổng Giám đốc SAWACO Đặng Đức Hiền cho biết, cần nhận diện các thách thức trong công tác sản xuất cung cấp nước sạch. Đây cũng chính là các thách thức chung của các đơn vị cấp nước chúng ta, cụ thể: Yêu cầu phải đảm bảo an ninh nguồn nước trước tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và ô nhiễm nguồn nước thô ngày càng cao; Tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng cùng với yêu cầu của người dân ngày càng cao về chất lượng sống trong đó có yêu cầu về chất lượng dịch vụ cấp nước; Hệ thống cấp nước phát triển qua nhiều thời kỳ, mặc dù chúng tôi đã đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới cấp nước, phân vùng tách mạng nhưng toàn hệ thống vẫn chưa được đồng bộ và hoàn chỉnh.

Bên cạnh đó, SAWACO định hướng sẽ triển khai một số giải pháp trọng tâm đến năm 2030 như: Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060 để phù hợp thực tiễn và bối cảnh phát triển. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện các chiến lược phát triển bền vững ngành cấp nước; Hướng đến Khai thác nước bền vững thông qua việc: Tăng công suất cấp nước: lên 3.6 triệu m3/ngày (đến 2030), gồm xây dựng thêm 04 Nhà máy nước mới; Tăng năng lực ứng phó, dự trữ nguồn nước gồm: Xây dựng các cụm hồ chứa nước thô (dung tích đến 10 triệu m3), Trạm bơm nước thô (630,000 m3/ngày); Tuyến truyền tải nước thô: 15 - 20 km;

Phát triển mạng lưới cấp nước gồm xây dựng các hệ thống truyền tải nước sạch khoảng 80 km; Xây dựng hệ thống các bể chứa nước sạch và trạm bơm tăng áp để thực hiện điều tiết và dự trữ, dung tích từ 1.6 – 2.1 triệu m3; Hoàn thiện hệ thống phân phối như phân vùng tách mạng, kiểm soát tỷ lệ nước thất thoát, cải tạo hướng đến uống nước tại vòi;

Đẩy mạnh ứng dụng Khoa học Công nghệ, chuyển đổi số đối với tất cả các hoạt động của SAWACO: Công nghệ quản lý nước Thất thoát thất thu; Mở rộng khu vực đồng hồ nước thông minh;

Xây dựng hệ thống cấp nước thông minh, nâng cao năng lực quản lý, vận hành từ nguồn tới mạng và điều tiết theo nhu cầu dùng nước; Quản lý tập trung hệ thống SCADA; Hệ thống giám sát từ xa; Củng cố khả năng tích hợp, phân tích dữ liệu để dự báo nhu cầu, tối ưu hóa vận hành và bảo trì hệ thống; Kiểm soát toàn diện tình trạng hoạt động của Hệ thống theo thời gian thực; Quyết định chế độ vận hành Nhà máy nước, mạng lưới và đầu mối điều phối tổng thể hoạt động của toàn hệ thống; Tăng cường hợp tác phát triển về chuyển giao công nghệ và kỹ thuật, về trao đổi kỹ thuật, đào tạo, về vốn...

Phó Tổng Giám đốc SAWACO Đặng Đức Hiền tin tưởng rằng Luật Cấp Thoát nước chính là cơ hội phát triển cho các đơn vị cấp nước Việt Nam. Đồng thời giúp nâng tầm, vị thế ngành cấp nước trong tổng thể các hoạt động kinh tế xã hội tại Việt Nam.

Thảo Hương - Phong Vũ

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đánh giá, đề xuất giải pháp quản lý nguồn nước mặt cho các nhà máy nước tại Hải Dương

Đánh giá, đề xuất giải pháp quản lý nguồn nước mặt cho các nhà máy nước tại Hải Dương

Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.

Hà Nội nghiên cứu cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh

Hà Nội nghiên cứu cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh

Hà Nội đang nghiên cứu giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.

Khắc phục vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về cấp, thoát nước

Khắc phục vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về cấp, thoát nước

Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.

Nguy cơ băng tan nhanh do dòng hải lưu mạnh nhất thế giới suy giảm

Nguy cơ băng tan nhanh do dòng hải lưu mạnh nhất thế giới suy giảm

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.

Nghe nhìn 19/03/2025
Nghiên cứu hình thành không gian ngầm tổng thể tại khu vực hồ Gươm

Nghiên cứu hình thành không gian ngầm tổng thể tại khu vực hồ Gươm

Chuyên gia cho rằng, phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” làm cho tầm nhìn từ khu vực phố cổ ra hồ Gươm rộng hơn rất nhiều, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng các công trình ngầm để tạo thành một không gian tổng thể.

Ngành nước Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều dư địa để hợp tác

Ngành nước Việt Nam - Hoa Kỳ còn nhiều dư địa để hợp tác

Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.

Quốc tế 04/03/2025
Ứng dụng Máy bay không người lái (UAV) và Robot vận hành dưới nước (ROV)

Ứng dụng Máy bay không người lái (UAV) và Robot vận hành dưới nước (ROV)

Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.

Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.

Chính sách 28/02/2025
TP.HCM dự kiến chi 221.372 tỷ đồng di dời nhà ven và trên kênh rạch

TP.HCM dự kiến chi 221.372 tỷ đồng di dời nhà ven và trên kênh rạch

Thực hiện chương trình chỉnh trang đô thị, Sở Xây dựng TP.HCM vừa có tờ trình UBND TP.HCM về đề án di dời toàn bộ nhà trên và ven sông, kênh, rạch, bố trí tái định cư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nạo vét, cải tạo sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố với tổng mức kinh phí dự kiến 221.372 tỷ đồng.

Top