Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng

24/03/2023 10:14

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương), báo Chính phủ đưa tin.

Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng sự thống nhất của dòng sông xuyên biên giới, cũng như sự đa dạng nhu cầu sử dụng tài nguyên nước, đòi hỏi cần có cơ chế hợp tác giữa các quốc gia - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Đây là chủ đề có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh yêu cầu cấp bách về tăng cường hợp tác trong quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới, các lưu vực sông.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết 60% lượng nước của Việt Nam được sản sinh từ các dòng sông xuyên biên giới. Việt Nam cũng tham gia mô hình hợp tác Uỷ hội sông Mekong, được nhiều quốc gia quan tâm. Trên phạm vi thế giới hiện có hơn 40% dân số toàn cầu đang sinh sống tại các lưu vực sông, hồ xuyên biên giới.

Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng đã trao đổi với các diễn giả về việc xây dựng khuôn khổ pháp lý gắn với thiết lập chuẩn mực đạo đức xã hội trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Nhu cầu và quan niệm hiện nay coi các dòng sông xuyên biên giới là thực thể thống nhất từ thượng nguồn đến hạ nguồn, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học. Mỗi lưu vực sông có đặc trưng văn hoá riêng, có tính thống nhất liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội, sinh kế của người dân.

Theo Phó Thủ tướng, các lưu vực sông đều có chức năng rất quan trọng về môi trường, phát triển năng lượng, nông nghiệp, thủy sản, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, giải trí…

Mỗi lưu vực sông xuyên biên giới cần được nhìn nhận đầy đủ để có cơ chế quản lý tổng hợp. Cùng với đó, sự thống nhất các dòng sông xuyên biên giới, cũng như sự đa dạng nhu cầu sử dụng tài nguyên nước, đòi hỏi cần có cơ chế hợp tác giữa các quốc gia.

"Nước là mẫu số chung cho sự phát triển trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, các hoạt động phát triển kinh tế khác. Do vậy, quản lý tài nguyên nước, nhất là nước xuyên biên giới, phải có sự kết nối", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng - Ảnh 3.

Phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước thu hút rất đông sự tham gia của các trưởng đoàn của nhiều quốc gia có các dòng sông xuyên biên giới chảy qua - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng đã chia sẻ một số giải pháp tiếp cận tổng thể, tổng hợp, công bằng trong hợp tác quản lý tài nguyên nước.

Trước hết, các quốc gia cần xây dựng khuôn khổ pháp lý chung để quản lý toàn diện, tổng hợp lưu vực sông xuyên biên giới trong tính đa dạng và thống nhất. Từ đó, các quốc gia cùng nhau bảo đảm việc khai thác, sử dụng nước bền vững; chia sẻ các lợi ích từ nước; trao đổi, thảo luận, tham vấn lẫn nhau khi đưa ra những dự án phát triển trên cơ sở đánh giá tác động, môi trường, dòng chảy, lưu vực sông.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Phó Thủ tướng đề cập đến tính cấp thiết phải hình thành hệ thống quan trắc trực tiếp, ứng dụng giải pháp công nghệ hiện đại để đặt ra các bài toán, dự báo về các dòng sông.

"Quan trọng nhất là chia sẻ lợi ích sử dụng, phân bổ nguồn nước; giải quyết tình trạng thừa nước, thiếu nước, bảo đảm dòng chảy và bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học", Phó Thủ tướng nói

Phân tích về tính phức tạp của các dòng sông xuyên biên giới, Phó Thủ tướng cho rằng cần có các dự án đầu tư, điều tra, đánh giá đầy đủ, đồng thời đưa ra quy hoạch quản lý tổng hợp. Trong đó có quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là bảo tồn các giá trị văn hoá mà dòng sông tạo nên.

Nhấn mạnh sinh kế của người dân luôn gắn với các dòng sông, Phó Thủ tướng cho rằng trong mọi quá trình quản lý phải dựa vào người dân để đưa ra quyết định.

Phó Thủ tướng đề nghị hình thành nên các cơ quan, tổ chức của Liên Hợp Quốc để điều phối, hỗ trợ khoa học, công nghệ, cơ chế tài chính liên quan đến quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các quốc gia có dòng sông xuyên biên giới chảy qua.

Bên cạnh đó, quản lý nguồn nước phải gắn với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; xây dựng khuôn khổ pháp lý đi cùng với thiết lập chuẩn mực đạo đức xã hội trong quan hệ, ứng xử với tài nguyên nước.

Minh Khôi


Nguồn: baochinhphu.vn
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trực tiếp kiểm tra hệ thống cống ngầm dưới lòng sông tại ngã ba sông Lừ - sông Tô Lịch trong buổi kiểm tra tiến độ thi công dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

SAWACO nỗ lực đảm bảo nguồn cung nước sạch cho 10 triệu dân TP.HCM

SAWACO nỗ lực đảm bảo nguồn cung nước sạch cho 10 triệu dân TP.HCM

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) cho biết hiện nay nguồn nước sạch đảm bảo đáp ứng cho 10 triệu dân TP.HCM, với tổng công suất 2,4 triệu mét khối/ngày đêm của toàn hệ thống.

Trao đổi 09/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp chỉ đạo chống hạn, mặn ở ĐBSCL

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp chỉ đạo chống hạn, mặn ở ĐBSCL

Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Long An về tình hình bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, phòng chống xâm nhập mặn.

Trình Quốc hội thông qua Luật Cấp Thoát nước vào tháng 10/2025

Trình Quốc hội thông qua Luật Cấp Thoát nước vào tháng 10/2025

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí với đề nghị của Chính phủ đưa dự án Luật Cấp, thoát nước vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 (5/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (10/2025).

Chính sách 01/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu

Trong không khí đầu xuân năm mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp mặt các doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu toàn quốc, trong đó có 10 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Cấp, Thoát nước.

Diễn đàn 03/03/2024
Chuyển đổi số: Lựa chọn "sống còn" của các doanh nghiệp ngành Nước Việt Nam

Chuyển đổi số: Lựa chọn "sống còn" của các doanh nghiệp ngành Nước Việt Nam

Ngành Cấp Thoát nước là lĩnh vực đặc thù, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn phục vụ đời sống xã hội. Do đó, để đảm bảo công tác cấp thoát nước an toàn, chuyển đổi số (CĐS) được coi là công cụ hỗ trợ đắc lực và là lựa chọn "sống còn" của nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh số hóa.

Trao đổi 25/02/2024
Xây dựng Luật Cấp Thoát nước từ góc nhìn thực tiễn

Xây dựng Luật Cấp Thoát nước từ góc nhìn thực tiễn

Ngày 26/01/2024, Bộ Xây dựng phối hợp với Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khảo sát một số nhà máy nước tại tỉnh Hải Dương để nắm bắt nguyện vọng trong quá trình thực tế đầu tư, vận hành, sản xuất để xây dựng Luật Cấp Thoát nước.

Chính sách 30/01/2024
Giải pháp thống nhất quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và nông thôn

Giải pháp thống nhất quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và nông thôn

Nước sạch là một loại thực phẩm, hàng hóa đặc biệt, có tác động trực tiếp đến sức khỏe và mọi hoạt động thiết yếu khác của cuộc sống con người. Do đó, để các giải pháp thống nhất quản lý nhà nước về cấp nước đô thị và nông thôn đáp ứng mục tiêu, cần xây dựng hoàn thiện thể chế pháp luật về cấp nước.

Cần thiết làm rõ khái niệm Hạ tầng xanh – Cấp nước xanh

Cần thiết làm rõ khái niệm Hạ tầng xanh – Cấp nước xanh

Sáng 15/12/2023, Công ty CP Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE) phối hợp với Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm Hạ tầng xanh - Cấp nước xanh hướng đến phát triển đô thị bền vững.

Diễn đàn 15/12/2023
Top