
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtTình trạng ô nhiễm cục bộ xuất hiện tập trung ở các đoạn sông chảy qua khu vực đông dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, Bộ TN&MT nêu trong Báo cáo Tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016-2021, công bố ngày 29/7/2022.
Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng nước tại 1.070 vị trí nước mặt và 412 vị trí nước ngầm.
Đặc biệt mức độ ô nhiễm tăng cao vào mùa kiệt, khi lượng nước chảy vào các con sông giảm như trên sông Nhuệ, Đáy, Bắc Hưng Hải, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng gia tăng do dòng chảy mùa lũ giảm, nước biển dâng.
“Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế vượt bậc, quá trình đô thị hóa nhanh, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp gia tăng kéo theo các hoạt động xả nước thải, nhất là nước thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn xả vào nguồn nước, đã và đang tác động và gây sức ép ngày càng lớn, nghiêm trọng đến cả số lượng và chất lượng nguồn nước các sông, suối và các TCN”, báo cáo nêu.
Tính đến hết năm 2020 cả nước mới chỉ có 141/968 cụm công nghiệp (chiếm 19,3%) có hệ thống xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động, VnEconomy trích số liệu Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổng hợp từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng quy hoạch của cụm khu công nghiệp còn thiếu đồng bộ, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý môi trường tại các cụm công nghiệp chưa thường xuyên, chế tài xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe.
Tình trạng ô nhiễm này tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM. Hình ảnh những con sông có màu đen bốc mùi hôi thối như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét không còn xa lạ.
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong do nguồn nước bẩn, theo một thống kê từ 2014 của Bộ Y Tế và Bộ TN&MT.
Thống kê của hai bộ cũng ước tính khoảng 20.000 người phát hiện bị ung thư do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, và khoảng 1/5 dân số sử dụng nước giếng khoan, là nguồn dễ bị nhiễm Asen, một chất hóa học cực độc thường được sử dụng trong thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu.
Ngoài ra, khoảng 44% trẻ em bị nhiễm giun, 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do sử dụng nước không đạt chuẩn mỗi năm, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá ô nhiễm chất lượng nước có thể làm giảm 4,3% GDP mỗi năm. Nếu Việt Nam không áp dụng các giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề xử lý nước thải thì GDP của Việt Nam sẽ giảm 2,5% vào năm 2035 và sẽ tăng 2,3% nếu được giải quyết triệt để, WB nêu trong một báo cáo công bố năm 2019.
Đây là những con số đáng báo động đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Từ đó, việc áp dụng khoa học công nghệ và kiểm soát chặt chẽ trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng nước và cuộc sống của người dân.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường đối với sự phát triển bền vững, Công ty Nhựa Borouge là một trong những doanh nghiệp tiên phong cam kết hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.
Trao đổi với Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam, bà Julia Patrice Putih, Quản lý cấp cao khu vực Nam Á của công ty nhựa Borouge, cho biết: “Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng được chính phủ nhiều nước quan tâm. Các khu vực khác nhau đang hướng tới một tiêu chuẩn cao hơn về tình bền vững, đặc biệt là các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc”.
Bà Putih cho biết thêm, việc nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường đã khiến Borouge phải thay đổi trong tôn chỉ hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Công ty cam kết giảm thiểu tiêu thụ nước và tối đa hóa lượng nước sạch được trả lại môi trường. Tại nhà máy Ruwais, Borouge không sử dụng bất kỳ nguồn nước ngầm nào mà thu gom nước mưa hoặc sử dụng nước thải từ các nhà máy khác để phục vụ sản xuất.
Trong đó, nước biển được sử dụng với mục đích làm mát và được xử lý trong một hệ thống vòng kín chiếm 99,7% tổng lượng nước. Do đó, hầu hết nước biển được hút lên sử dụng làm mát và được trả lại biển.
Trong quá trình sản xuất, Borouge xử lý tại chỗ nước thải công nghiệp tại ba nhà máy. Quy trình xử lý bao gồm: thu hồi và loại bỏ dầu, xử lý sinh học, xử lý nước thải bậc ba và lọc.
Một phần lượng nước thải này sẽ được sử dụng tưới tiêu trong khuôn viên nhà máy. Phần còn lại trước khi được thải ra môi trường sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm của Borouge để đảm bảo các tiêu chuẩn về xả thải. Trong năm 2020, 181.656 m3 nước đã được công ty này tái sử dụng cho mục đích tưới tiêu.
Theo bà Putih, sự chuyển dịch trong quá trình sản xuất là kết quả tất yếu do yêu cầu về chất lượng sản phẩm bền vững ngày càng cao của khách hàng. Tuy nhiên, đến nay ở Việt Nam, điều này chưa thực sự được chú trọng.
Nhằm giảm lượng nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên nước, Báo cáo Tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016-2021 của Bộ TN&MT đề xuất thực hiện những giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và tập trung vào 1 số giải pháp sau:
Một là, tăng cường đầu tư, nâng cấp, nâng cao hiệu quả sử dụng nước, chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài nguyên nước, chủ động nguồn nước cho ngành công nghiệp.
Hai là, tăng cường đầu tư, nâng cao chỉ tiêu đảm bảo an ninh tài nguyên nước trong thu gom, xử lý nước thải và thoát nước.
Ba là, tăng cường các hoạt động nghiên cứu, hợp tác quốc tế, chuyển giao khoa học công nghệ.
Bốn là, tăng cường thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc đảm bảo an ninh, tài nguyên nước quốc gia.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Hà Nội đang nghiên cứu giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Chuyên gia cho rằng, phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” làm cho tầm nhìn từ khu vực phố cổ ra hồ Gươm rộng hơn rất nhiều, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng các công trình ngầm để tạo thành một không gian tổng thể.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.
Thực hiện chương trình chỉnh trang đô thị, Sở Xây dựng TP.HCM vừa có tờ trình UBND TP.HCM về đề án di dời toàn bộ nhà trên và ven sông, kênh, rạch, bố trí tái định cư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nạo vét, cải tạo sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố với tổng mức kinh phí dự kiến 221.372 tỷ đồng.