Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Xử lý nước thải, chất thải rắn chưa thu hút đầu tư tư nhân

07/07/2022 11:22

Khối tư nhân hiện chưa tham gia vào xử lý rác tại Việt Nam do thiếu khả năng sinh lời và cam kết hỗ trợ từ Nhà nước, báo điện tử Đại Biểu Nhân Dân đưa tin.

Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực nặng nề trong công tác thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị do theo đuổi tăng trưởng kinh tế và tốc độ đô thị hóa nhanh, tờ báo dẫn lời Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) Vũ Tiến Lộc phát biểu tại một cuộc tọa đàm.

Tới năm 2018, Việt Nam vận hành 43 nhà máy xử lý nước thải đô thị, với tổng công suất thiết kế trên 926 nghìn m3/ngày đêm, song tỉ lệ nước thải được thu gom và xử lý trước khi xả thẳng ra hệ thống tiêu thoát nước bề mặt mới chỉ đạt khoảng 13%.

Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hiện nay tại các khu đô thị vào khoảng 38.000 tấn/ngày, chất thải công nghiệp thông thường ước tính khoảng 25 triệu tấn/năm, còn chất thải nguy hại phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, ước tính khoảng 1 triệu tấn/năm, tờ báo dẫn số liệu từ các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

Thúc đẩy hợp tác công tư trong xử lý nước thải và chất thải rắn - Ảnh 1.

Buổi tọa đàm ngày 5/7 tại Hà Nội. (Nguồn: báo điện tử Đại biểu nhân dân)

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã đề ra mục tiêu cụ thể: đến năm 2030 tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 95%.

Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định lần lượt đạt trên 50% đối với đô thị loại II trở lên và 20% đối với các loại đô thị còn lại. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng đặt chỉ tiêu xử lý 70% nước thải.

Các chuyên gia ước tính trong lĩnh vực xử lý nước thải, việc tăng chỉ tiêu từ 15% lên 70% trong vòng 10 năm tới cần nguồn đầu tư từ 10-20 tỷ USD.

Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân tham gia hạn chế vào xử lý nước thải và chất thải rắn sinh hoạt, nên chủ yếu phải dựa vào nguồn vốn huy động từ vốn hỗ trợ phát triển chính thức hoặc ngân sách Nhà nước, ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát biểu tại cuộc tọa đàm tổ chức hôm 5/7.

Hiện Chính phủ đang tài trợ tới 75% chi phí vận hành xử lý rác thải rắn, theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới.

Cuộc tọa đàm về "Môt hình hợp tác công - tư trong xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý nước thải và chất thải rắn tại Việt Nam" nằm trong khuôn khổ Dự án "Hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực, tăng cường khả năng thích ứng và phát triển bền vững" của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAid) phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Ông Hiền nhận định, hiện Nhà nước đã có chính sách thu hút đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công tư) trong lĩnh vực xử lý nước thải và chất thải rắn đô thị. Tuy nhiên, cơ chế huy động nguồn lực vẫn chưa phát huy hiệu quả, thiếu các cam kết, hỗ trợ cụ thể để tạo môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng và an toàn cho nhà đầu tư tư nhân.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên Nguyễn Thế Giang cho biết, tại Thái Nguyên hiện giá dịch vụ xử lý nước thải, chất thải rắn trên địa bàn tỉnh còn thấp, trong khi chi phí vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý yêu cầu kinh phí cao, liên tục nên rất khó khăn trong việc mời gọi các nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án.

Ngoài ra, các hợp đồng PPP được ký kết trước khi Luật Đầu tư theo phương thức PPP ra đời, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, chưa rõ ràng trách nhiệm của các bên liên quan, chưa có cơ chế chia sẻ rủi ro trong quá trình vận hành dự án.

Do đó, theo ông Giang cần ưu ưu tiên xây dựng mới, điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng đơn giá đối với dịch vụ xử lý nước thải, chất thải rắn sinh hoạt theo từng công nghệ áp dụng bảo đảm khả năng thu hồi vốn và có lãi nhằm thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân.

Ngoài ra, Việt Nam cần xây dựng chiến lược, quy hoạch hợp lý về phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở và hình thành một khung pháp lý rõ ràng cho PPP, trong đó có các cơ chế, chính sách về tín dụng, phí dịch vụ, đất đai, ông Hiền nêu ý kiến.

Tác giả:
Nam Phương
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

VWTC tổ chức khoá bồi dưỡng nghiệp vụ Đấu thầu chuyên sâu và kỹ năng lập hồ sơ mời thầu

VWTC tổ chức khoá bồi dưỡng nghiệp vụ Đấu thầu chuyên sâu và kỹ năng lập hồ sơ mời thầu

Nhằm nâng cao năng lực chọn thầu, đấu thầu cho hội viên, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng ngành Nước Việt Nam (VWTC) thuộc Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) phối hợp Học viện Chính sách Phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức khoá bồi dưỡng đấu thầu chuyên sâu, kỹ năng lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu.

Tìm giải pháp cấp thoát nước đô thị và sử dụng hiệu quả nguồn nước tại Tây Nguyên

Tìm giải pháp cấp thoát nước đô thị và sử dụng hiệu quả nguồn nước tại Tây Nguyên

Mới đây, tại tỉnh Gia Lai, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp cấp thoát nước đô thị và sử dụng hiệu quả nguồn nước tại Tây Nguyên” với sự tham dự của gần 200 đại biểu, chuyên gia.

Doanh nghiệp 14/05/2024
Vitrichem gắn biển công trình chào mừng Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Vitrichem gắn biển công trình chào mừng Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam

Chào mừng kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Hóa chất Việt Nam (19/8/1969 - 19/8/2024), Công ty CP Hóa chất Việt Trì (Vitrichem) đã tổ chức Lễ gắn biển công trình Dự án “Đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất chất khử trùng các nguồn nước phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản, công suất 9.000 tấn/năm".

Doanh nghiệp 13/05/2024
Xác định khoảng trống và cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước

Xác định khoảng trống và cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước

Ngày 10/5 tại Hà Nội, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phối hợp triển khai tập huấn “Xác định khoảng trống và cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước”. Chương trình được kết nối trực tuyến đến các doanh nghiệp, hội viên Hội Cấp Thoát nước Việt Nam trên toàn quốc.

Indonesia chủ trì tổ chức Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ X: “Nước vì Thịnh vượng chung”

Indonesia chủ trì tổ chức Diễn đàn Nước Thế giới lần thứ X: “Nước vì Thịnh vượng chung”

Diễn đàn Nước Thế giới (WWF) lần thứ X được tổ chức tại Bali (Indonesia). Diễn đàn với chủ đề “Nước vì Thịnh vượng chung” sẽ có sự góp mặt của 35.000 đại biểu từ 193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng nhiều nguyên thủ quốc gia.

Quốc tế 10/05/2024
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Vang mãi hào khí Việt Nam

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Vang mãi hào khí Việt Nam

Sáng 07/5/2024 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".

SAWACO phát động cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

SAWACO phát động cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Sáng 02/5/2024, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) phối hợp với Báo Phụ nữ TP.HCM và Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nước sạch Sài Gòn (SWIC) tổ chức cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Doanh nghiệp 02/05/2024
Đoàn kết quốc tế vì sự phát triển bền vững của ngành Nước

Đoàn kết quốc tế vì sự phát triển bền vững của ngành Nước

Trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, không một quốc gia nào có thể tự mình bước đi trên hành trình thực hiện mục tiêu đảm bảo nguồn nước sạch cho mọi người. Do đó, các nước trong khu vực và thế giới cần có sự đoàn kết, chung tay ứng phó với khó khăn. Đó là nội dung chính của hội thảo tại Ozwater’24.

VWSA dẫn đầu đoàn Doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam tham dự Ozwater'24 tại Australia

VWSA dẫn đầu đoàn Doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam tham dự Ozwater'24 tại Australia

Ngày 30/04/2024, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Melbourne (MCEC), Hội thảo và Triển lãm ngành nước Australia - Ozwater'24 đã chính thức diễn ra với sự góp mặt của nhiều tổ chức quốc tế. Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) dẫn đầu đoàn Doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam tham dự Ozwater'24.

Top