Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Nghiên cứu nước thải có thể phát hiện sớm COVID-19

16/08/2022 14:24

Các nhà khoa học ở San Diego (Mỹ) đã tìm ra cách phát hiện biến thể COVID-19 mới và dự đoán virus bùng phát từ việc nghiên cứu nước thải, tạp chí Nature đưa tin.

Các nhà khoa học và bác sĩ ở Đại học UC San Diego và Viện Nghiên cứu Scripps, cùng các cán bộ y tế cộng đồng ở địa phương và liên bang, đã mô tả cách xếp chuỗi nước thải đem lại những góc nhìn hoàn toàn mới về mức độ và chủng loại của virus SARS-CoV-2 tại trường cũng như trong cộng đồng, theo bài đăng trên tạp chí hồi tháng 7/2022.

Robot lấy mẫu ở trường Đại học UC San Diego (ảnh: Erik Jepsen/UCPA)

Robot lấy mẫu ở trường Đại học UC San Diego (ảnh: Erik Jepsen/UCPA)

Nghiên cứu này là một bước tiến quan trọng trong các can thiệp của y tế công cộng so với các đợt bùng phát của COVID-19.

Các tác giả nghiên cứu cho rằng phương pháp này là một cách vừa nhanh, vừa rẻ, vừa dễ mở rộng quy mô để các cộng đồng có thể phát hiện virus corona và đưa ra biện pháp phù hợp.

“Virus corona sẽ tiếp tục lan truyền và tiến hóa, do đó chúng ta phải cần phát hiện sớm các chủng loại biến thể mới để có thể làm giảm nhẹ hậu quả”, tác giả nghiên cứu Rob Knight, giáo sư và giám đốc của Trung tâm Sáng kiến Hệ vi sinh tại trường đại học cho biết.

”Trước kia, cách duy nhất để phát hiện virus là thông qua xét nghiệm lâm sàng, điều không khả thi ở trong một quy mô lớn, đặc biệt là ở những khu vực có nguồn tài nguyên hạn chế, không đủ sự tham gia của cộng đồng hay không đủ khả năng để xét nghiệm và giải trình tự đủ theo yêu cầu. Chúng tôi đã chứng minh được rằng việc xếp chuỗi nước thải có thể theo dõi mức độ tình hình dịch bệnh ở địa phương với ít hạn chế và chênh lệch hơn so với xét nghiệm lâm sàng.”

Người bị nhiễm COVID-19 sẽ để lại virus ở dưới ghế dù có triệu chứng nào hay không. Vào mùa hè năm 2020, Knight và các đồng nghiệp đã lợi dụng điều đó để bắt đầu quá trình lấy mẫu nước thải bằng robot ở khuôn viên trường Đại học UC San Diego.

Chương trình đã mang lại những kết quả rất tích cực. Sinh viên đã bắt đầu trở lại trường từ giữa năm 2020 với tỉ lệ các ca COVID-19 thấp hơn hẳn khu vực xung quanh. Việc giám sát nước thải đã mở rộng quy mô từ tháng 3 năm 2021, với hàng chục mẫu thử được xếp chuỗi mỗi tuần từ nhà máy xử lý chất thải chính của hạt San Diego tại Point Loma, phục vụ cho 2,3 triệu người.

“Chương trình nước thải là một phần các biện pháp quan trọng để giải quyết đại dịch COVID của đại học UC San Diego,” giáo sư và đồng tác giả Robert Schooley từ khoa Y học trường UC San Diego cho biết. “Nó đem lại cho chúng tôi thông tin thời gian thực về các địa điểm trong trường đang xuất hiện virus.”

Viện Nghiên cứu COVID và dịch tễ San Diego (viết tắt SEARCH) đã tập hợp các nhà khoa học từ trường Đại học UC San Diego, Viện Nghiên cứu Scripps và Bệnh viện Nhi Rady để phát triển những phương pháp truy dấu virus, bao gồm làm tăng sự cô đặc virus RNA trong nước thải và một thuật toán mang tên “Freyja” được miêu tả trong nghiên cứu đã công bố.

Các nhà khoa học SEARCH giờ đây đã có thể xác định chính xác bộ gen di truyền của biến thể SARS-CoV-2 có ở trong 2 thìa nhỏ nước thải thô và xác định được những biến thể mới trong vòng 14 ngày trước khi xét nghiệm lâm sàng thwo truyền thống.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện được biến thể Omicron trong nước thải 11 ngày trước khi sự tồn tại của biến thể được đưa tin ở San Diego.

“Ở rất nhiều nơi biện pháp tiêu chuẩn giám sát các biến thể mới của virus không chỉ chậm mà còn bị chi phí cản trở,” giáo sư và đồng tác giả Kristian Andersen nói. “Nhưng với Freyja, chỉ cần lấy một mẫu nước thải là bạn có thể định hình được cả thành phố.”

Dự án xếp chuỗi nước thải bao gồm nhiều bên và các chuyên gia, từ người làm mô hình dịch bệnh và các bác sĩ dịch tễ học tới các nhà nghiên cứu virus và gen, bác sĩ công, nhà giáo dục và những người đứng đầu chính quyền.

Giáo sư Rob Knight & Kristian Andersen (ảnh: UC San Diego & Scripps Research)

Giáo sư Rob Knight & Kristian Andersen (ảnh: UC San Diego & Scripps Research)

Phòng thí nghiệm của Rob Knight đã triển khai những con robot lấy mẫu tự động để thu lấy những mẫu nước thải mà được phân tích các mức độ SARS-CoV-2 RNA, sau đó được giải trình tự tại phòng thí nghiệm EXCITE ở trường Đại học UC San Diego và được phân tích thêm bằng máy tính tại phòng thí nghiệm của Kristian Andersen ở Viện Nghiên cứu Scripps.

Việc giải trình tự RNA từ nước thải có hai lợi ích: Đầu tiên nó tránh khả năng sai lệch từ việc thử nghiệm lâm sàng như là mẫu thử có hạn hay là không mang tính tượng trưng. Thứ hai là nó có thể theo dõi những thay đổi về sự phổ biến của các chủng SARS-CoV-2 qua thời gian.

Tuy nhiên việc xác định cụ thể dòng virus, bao gồm những chủng loại mới, đòi hỏi phải giải trình tự bộ gen di truyền của virus.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập và phân tích được 21.383 mẫu thử nước thả từ khuôn viên trường đại học, từ khu vực San Diego, trong đó có nhà máy Point Loma và 17 trường học.

Những khác nhau về mặt đột biến giữa các biến thể SARS-CoV-2 như là giữa Delta và Omicron thường khá là nhỏ và khó để nhận thấy, mặc dù chúng có những khác biệt đáng chú ý về mặt sinh học như là về độ lây nhiễm hay là mức độ triệu chứng.

Biến thể Omicron có vẻ dễ lây nhiễm hơn và có thể vượt qua hệ miễn dịch của con người và vaccine hơn là biến thể Delta. Tuy nhiên đối với Omicron thì thời gian mắc bệnh lại thấp hơn và các triệu chứng nhẹ hơn biến thể Delta.

Dự án SEARCH và công việc giải trình tự vẫn sẽ tiếp tục, miễn là dịch bệnh còn tồn tại để phát triển những công cụ nghiên cứu hiện có và áp dụng bài học vào các dịch bệnh trong tương lai nếu cần.

“Chúng tôi biết rằng các mầm bệnh như là cúm hay là bệnh đậu mùa đều có thể được phát hiện ở trong nước thải”, Knight nói. “Làm việc với các tổ chức y tế trong nước và địa phương để mở rộng hệ thống này ra ngoài SARS-CoV-2 sẽ làm tăng cường khả năng phản ứng của chúng ta không chỉ với dịch bệnh này mà còn với những dịch bệnh trong tương lai nữa”.

Tác giả: Quang Hưng (dịch & tổng hợp)

Nguồn: Nature

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam và Trường Đại học Tôn Đức Thắng ký Biên bản ghi nhớ hợp tác

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam và Trường Đại học Tôn Đức Thắng ký Biên bản ghi nhớ hợp tác

Sáng ngày 4/7/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã tổ chức lễ ký Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa hai đơn vị.

BIWASE khởi động nhà máy điện rác thứ 2 có tỷ lệ tro xỉ thấp nhất

BIWASE khởi động nhà máy điện rác thứ 2 có tỷ lệ tro xỉ thấp nhất

Ngày 26/6/2025 Công ty CP - Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã long trọng khởi động dự án Nhà máy điện rác BIWASE công suất 24MW, giai đoạn 1 công suất 12MW tại Khu liên hợp xử lý chất thải BIWASE E.T.S phường Chánh Phú Hoà, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Doanh nghiệp 26/06/2025
SAWACO chủ động ứng phó mưa bão, đảm bảo cấp nước sạch cho người dân TP.HCM

SAWACO chủ động ứng phó mưa bão, đảm bảo cấp nước sạch cho người dân TP.HCM

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.

Doanh nghiệp 25/06/2025
Đổi mới quản trị ngành Nước với nền tảng dữ liệu IBNET

Đổi mới quản trị ngành Nước với nền tảng dữ liệu IBNET

Ngày 11/6/2025, Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp cùng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức Hội thảo giới thiệu Mạng lưới NewIBNET tới các doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam, khởi động chương trình thí điểm chia sẻ dữ liệu hiệu suất ngành Nước đầu tiên tại Việt Nam.

SAWACO: Tăng tốc Chuyển đổi số trong thời đại số hóa

SAWACO: Tăng tốc Chuyển đổi số trong thời đại số hóa

Để đảm bảo nhiệm vụ cấp nước an toàn, liên tục đến hơn 10 triệu dân tại TP.HCM và nâng cao chất lượng dịch vụ, SAWACO đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát mạng lưới, chăm sóc khách hàng và vận hành hệ thống cấp nước thông minh.

Doanh nghiệp 12/06/2025
Diễn đàn và Triển lãm ngành Cấp Thoát nước Indonesia 2025: Hướng tới tương lai bền vững

Diễn đàn và Triển lãm ngành Cấp Thoát nước Indonesia 2025: Hướng tới tương lai bền vững

Với hai trụ cột "đổi mới" và "sáng tạo", Diễn đàn và Triển lãm ngành Cấp Thoát nước Indonesia 2025 là sự kiện trọng tâm của ngành nước Indonesia trong bối cảnh đô thị hóa. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường - đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tham dự sự kiện.

Quốc tế 12/06/2025
Nhân rộng các sáng kiến đảm bảo công tác cấp nước an toàn

Nhân rộng các sáng kiến đảm bảo công tác cấp nước an toàn

Ngày 9/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, giai đoạn 2016 - 2025 và Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025, nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025).

Doanh nghiệp 11/06/2025
Đoàn công tác VWSA tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước thải tại Trung Quốc

Đoàn công tác VWSA tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước thải tại Trung Quốc

Từ ngày 4/6 đến 6/6/2025, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc gia (NECC), Thượng Hải (Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện Triển lãm Công nghệ xử lý nước thải (WieTec 2025). Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) dẫn đầu đoàn doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam tham dự sự kiện.

Quốc tế 11/06/2025
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa SAWACO và QUATEST 3

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa SAWACO và QUATEST 3

Ngày 29/5/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3).

Doanh nghiệp 04/06/2025
Top