Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Nước thải chưa xử lý gây ô nhiễm nguồn nước sạch ở Việt Nam

Những ngày đầu hè tại Hà Nội, bên cạnh việc tập luyện thường xuyên tại bể bơi, người dân thường tới một vài điểm quanh Hồ Tây trong thành phố hay các hồ, ao ở ngoại thành để bơi lội.

Nhưng thói quen ấy tới thời điểm này đã trở thành một lo lắng chung.

“Hiện nay, tôi cho rằng việc bơi ở các sông suối, ao hồ đã không còn đảm bảo vệ sinh như cách đây 30, 40 năm trước… bởi tất cả nguồn nước thải sinh hoạt đều đổ về đây, khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm”, ông Phạm Hải Thành ở huyện Gia Lâm, Hà Nội nói với Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.

Lo lắng ấy là có cơ sở, bởi hiện nay 80-90% nước thải được xả thẳng ra môi trường, năng lực xử lý nước thải ở đô thị rất thấp, nguy cơ ô nhiễm lớn trong khi năng lực về nguồn vốn, chính sách cũng như nhân lực còn hạn chế, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nhận định.

Thống kê năm 2020 cho thấy, hơn 3.650 triệu m3 nước thải sinh hoạt xả ra môi trường, hay 10 triệu m3 một ngày đêm, 60% trong đó là nước thải sinh hoạt tại nông thôn chưa qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước ở cả đô thị và nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu trong một bản tin đăng hồi tháng 3 năm 2022.

Nước thải chưa xử lý gây ô nhiễm nguồn nước sạch ở Việt Nam - Ảnh 1.

Nước sông Chàng có tình trạng đổi màu đen và nổi bọt trắng kéo dài nhiều cây số.

Trong khi đó tổng công suất thiết kế của 49 nhà máy xử lý nước thải đô thị cả nước chỉ đạt 1.181.380 m3/ngày đêm, hay khoảng 1/10 lượng nước thải.

“Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới thì khoảng 20-30 năm tới, con cháu chúng ta sẽ không có đủ nước sạch để dùng, đây là nguy cơ rất đáng báo động,” ông Huân nói tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xử lý nước thải sinh hoạt đô thị” hôm 12/04/2022 do tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống chủ trì. 

Ông Huân đánh giá khả năng tài chính, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam chưa đáp ứng được với tình hình thực tế hiện nay. Tuy nhiên, Đại hội Đảng XIII năm 2021 ra nghị quyết đặt mục tiêu xử lý nước thải là 70%.

“Việc tăng chỉ tiêu từ 15% lên 70% trong vòng 10 năm tới cần nguồn đầu tư rất lớn từ 10-20 tỷ USD. Do vậy, chúng ta cần có chính sách để thu hút tư nhân đầu tư, áp dụng kinh tế thị trường, dùng các nguồn thu bù cho phí xử lý,” ông Huân được dẫn lời trong một bản tin của tạp chí Môi trường và Cuộc sống.

Nhà nước cần chuyển đổi không sử dụng nguồn vốn theo hướng hoạt động công ích, cổ phần hóa ngành cấp, thoát nước, đồng thời học hỏi từ các nước đi trước để áp dụng thực tế tại Việt Nam, ông Huân nói thêm.

Thực tế, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng những chính sách hiệu quả nhằm huy động vốn đầu tư cho lĩnh vực vệ sinh môi trường (VSMT). Ở Hàn Quốc, một phần đầu tư vào việc VSMT đến từ thuế đánh vào rượu. Trung Quốc áp dụng thuế xây dựng và bảo trì đô thị từ năm 1985 đã góp phần phát triển hạ tầng đô thị, cải thiện vệ sinh môi trường nước.

Tuy nhiên, việc tư nhân quan tâm đầu tư vào các chương trình quản lý nước thải đô thị là không đáng kể, bởi họ không chắc chắn về quyền sở hữu, kém tin tưởng vào khung pháp lý để bảo vệ đầu tư và thiếu tin tưởng vào việc thu phí, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB nêu trong một báo cáo phát hành tháng 1 năm 2022. 

Nhiều vi phạm do ý thức, thiếu năng lực

Ông Lương Ngọc Khánh, Trưởng Phòng Quản lý thoát nước, Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), nói với Vietnamplus rằng quá trình đô thị hóa không đồng hành với phát triển hạ tầng nên việc thu gom nước thải và xử lý nước còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa kể đến việc thiếu ý thức, đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp. 

Nước thải chưa xử lý gây ô nhiễm nguồn nước sạch ở Việt Nam - Ảnh 2.

Nước sông Tô Lịch có màu đen do quá trình xả thải của các khu dân cư.

Gần đây có nhiều vụ doanh nghiệp xả thải làm ô nhiễm môi trường bị phát hiện.

Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, ngày 14/04/2022 UBND huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa phát hiện Công ty TNHH Khánh Nam xả nước thải chưa qua xử lý xuống sông Chàng gây ô nhiễm môi trường. UBND huyện đã lập biên bản vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động và ra quyết định xử phạt công ty 50 triệu đồng.

Một bản tin khác của Thông tấn xã Việt Nam nêu trong tháng 4/2022, công nhân Xí nghiệp Đèn ống, Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang bị bắt quả tang đang tiêu hủy sai quy định gần 5 tấn thủy tinh có hóa chất và 370.000 bóng đèn thải. Nước thải trong quá trình xay nghiền được trữ trong hai hầm bê tông và xả trực tiếp ra mương nước mưa. 

Dù các vi phạm trên được phát hiện, công ty bị xử phạt, nhưng việc xả thải trong một thời gian dài đã làm ô nhiễm môi trường sống.

Nước thải và người dân

Nước thải không qua xử lý khi đổ thẳng ra môi trường không chỉ gây ô nhiễm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cũng như đời sống của người dân.

Việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm trong thời gian dài có thể khiến con người mắc các bệnh cấp và mãn tính như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… 

Nước thải chưa xử lý gây ô nhiễm nguồn nước sạch ở Việt Nam - Ảnh 3.

Nước thải xả ra kênh T11, cạnh Khu công nghiệp Đại Đồng, Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư, trong đó thường gặp là ung thư da. Nguồn nước có hàm lượng asen 0,1 mg/l gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn. 

Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh; nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư; nhiễm Natri (Na) dẫn đến bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch; lưu huỳnh gây bệnh đường tiêu hoá; Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng.

Vấn đề nước thải đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc xử lý nước thải trước khi xả là điều kiện tiên quyết nhằm bảo vệ môi trường cũng như nâng cao đời sống, sức khỏe của con người.

Các giải pháp

Báo cáo của Ngân hàng ADB đề cập đến vấn đề cụ thể, từ giáo dục đào tạo, xử lý các bể tự hoại, đến ưu tiên đầu tư từng khu vực trong đô thị cho phù hợp với nguồn vốn… 

Các nguyên tắc định hướng tài trợ của ADB cho quản lý nước thải nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng và bảo vệ nguồn nước bao gồm: Quy trình xử lý nước thải đổi mới, hiệu quả với chi phí thấp; Xử lý trước khi xả thải; Xử lý tập trung hoặc phân tán ở các khu vực có mật độ dân số cao; Quản lý bùn thải tại các nơi khác và giả định về tăng chi phí năng lượng trong tương lai, thiếu nước và thiếu chất dinh dưỡng.

Trước đó, Ngân hàng Thế giới năm 2017 từng đưa ra các khuyến nghị cho các nhà quản lý cấp trung ương và cả chính quyền địa phương cùng các đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý nước thải nhằm hoàn thiện khung pháp lý, các tiêu chuẩn, nâng cao năng lực quản lý và thực hiện xử lý nước thải đô thị.

Tác giả:
Hoàng Long
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Ngày 22/6/2024 tạị Indonesia, TS. Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và ngài Agus Fatoni - Cục trưởng Cục Tài chính Khu vực, Bộ Nội vụ Indonesia (MOHA); Quyền Thống đốc tỉnh Nam Sumatra đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác, hỗ trợ, nâng cao năng lực ngành nước Việt Nam – Indonesia.

Quốc tế 23/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

Những năm gần đây, mỗi khi mưa lớn, nhiều con phố trên thành phố Hà Nội diễn ra tình trạng úng ngập cục bộ do hệ thống thoát nước không ổn định và chất lượng suy giảm. Do đó, vấn đề thoát nước cần được quan tâm nhiều hơn và đưa ra giải pháp cụ thể cần sớm được giải quyết.

Sông Tô Lịch và những kỳ vọng cho tương lai

Sông Tô Lịch và những kỳ vọng cho tương lai

Sông Tô Lịch thường xuyên đối mặt với tình trạng ngập tràn rác thải sinh hoạt lẫn các chất thải hóa học gây khó chịu cho người dân xung quanh và người tham gia giao thông. Do đó, những nỗ lực thay đổi của các cấp chính quyền địa phương được kỳ vọng sẽ thay đổi bộ mặt của dòng sông lịch sử này.

Giải quyết tình trạng đô thị “Cứ mưa lớn là ngập úng”

Giải quyết tình trạng đô thị “Cứ mưa lớn là ngập úng”

Đầu tháng 5 vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) một lần nữa đối mặt với tình trạng úng ngập cục bộ tại hầu hết các tuyến phố. Thực tế này đòi hỏi các đô thị lớn trong đó có TP.HCM cần tìm ra lời giải cụ thể nhằm chấm dứt và giải quyết tình trạng “cứ mưa lớn là ngập úng”.

Thủ tướng thăm hỏi người dân vùng khô hạn Ninh Thuận, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ

Thủ tướng thăm hỏi người dân vùng khô hạn Ninh Thuận, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ

Trưa 28/4, nhân chuyến công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian đến thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán; thị sát, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ và các giải pháp ứng phó của tỉnh.

Top