Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Nhiều công trình nước sạch tại Lâm Đồng không hoạt động

Trong số 276 công trình cấp nước sạch nông thôn ở tỉnh Lâm Đông, có khoảng 1/3 số công trình không hoạt động, TTXVN đưa tin.

Một công trình cấp nước sinh hoạt cho 500 hộ dân tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà. Ảnh tư liệu: Cao Nguyên/TTXVN

Một công trình cấp nước sinh hoạt cho 500 hộ dân tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà. Ảnh tư liệu: Cao Nguyên/TTXVN

Hiện có 97/276 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn đang ngừng hoạt động, tương đương 35,16% số công trình toàn tỉnh, TTXVN dẫn thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày 19/4 cho hay.

Trong các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn của tỉnh Lâm Đồng có 215 công trình cấp nước giếng khoan và 61 công trình cấp nước tự chảy. Trong số đó, chỉ có 7 công trình hoạt động bền vững, 114 công trình hoạt động tương đối bền vững và 58 công trình hoạt động kém bền vững, bản tin TTXVN cho hay.

Trong các công trình nêu trên, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và công trình công cộng các huyện quản lý 132 công trình; UBND cấp xã và tổ tự quản địa phương quản lý 141 công trình.

Kết quả rà soát cho thấy một số địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm và triển khai quyết liệt trong đầu tư, quản lý, khai thác và sử dụng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung dẫn tới số lượng công trình hoạt động kém hiệu quả còn rất cao nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã đề nghị các địa phương chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành việc chuyển giao đề nghị khẩn trương thực hiện việc chuyển giao các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung từ UBND xã về cho đơn vị có đủ năng lực để quản lý, vận hành.

Với các công trình hoạt động kém bền vững và không hoạt động, đề nghị địa phương bố trí kinh phí từ ngân sách để sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân đối với các công trình còn khả năng khôi phục và người dân còn nhu cầu sử dụng. Trường hợp các công trình không còn khả năng khôi phục và người dân không còn nhu cầu sử dụng thì lập hồ sơ thanh lý theo quy định.

Hiện tại, trên địa bàn Lâm Đồng đã xuất hiện những trận mưa đầu mùa.

Tuy nhiên, tình hình nắng nóng, khô hạn vẫn còn diễn ra tại một số địa phương phía Nam của tỉnh gồm các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Trong số đó, tại các xã Phước Lộc, Đạ P'Loa, Đoàn Kết (huyện Đạ Huoai) tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt vẫn khá căng thẳng do công trình nước tự chảy bị rò rỉ, hư hỏng.


Tác giả:
Nguyễn Dũng
Nguồn: TTXVN
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Việt Nam - Australia: Xây dựng dự án nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu

Việt Nam - Australia: Xây dựng dự án nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu

Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”

Quốc tế 08/05/2025
Xây dựng uy tín tín dụng: Chìa khóa giúp doanh nghiệp ngành Nước tiếp cận tài chính bền vững

Xây dựng uy tín tín dụng: Chìa khóa giúp doanh nghiệp ngành Nước tiếp cận tài chính bền vững

Để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần huy động hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Trong đó, ngành Nước với vai trò thiết yếu không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, minh bạch, bền vững về tài chính.

Đánh giá hiện tượng lũ quét Khu du lịch sinh thái Thác Bảo Đại - Tuyền Lâm, TP Đà Lạt

Đánh giá hiện tượng lũ quét Khu du lịch sinh thái Thác Bảo Đại - Tuyền Lâm, TP Đà Lạt

Với phương pháp mô phỏng toán số, các nhà nghiên cứu đánh giá định lượng dòng lũ quét ngang qua Khu du lịch sinh thái thác Bảo Đại - Tuyền Lâm, chiều sâu ngập nước và thời gian tập trung nước trong hồ Tuyền Lâm, từ đó đưa ra các cảnh báo khi quy hoạch xây dựng dự án.

Bốn chiến lược hỗ trợ cho nguồn cung cấp nước sạch ở Thái Bình Dương

Bốn chiến lược hỗ trợ cho nguồn cung cấp nước sạch ở Thái Bình Dương

Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ và các đối tác của các quốc gia vùng Thái Bình Dương phải hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo có thể duy trì hoạt động của mình về mặt tài chính để cung cấp các dịch vụ cấp nước chất lượng cao và dễ tiếp cận cho mọi người.

Vietnam Water Week 2025: Tìm kiếm giải pháp xanh cho sự phát triển của ngành Nước

Vietnam Water Week 2025: Tìm kiếm giải pháp xanh cho sự phát triển của ngành Nước

Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.

Đánh giá, đề xuất giải pháp quản lý nguồn nước mặt cho các nhà máy nước tại Hải Dương

Đánh giá, đề xuất giải pháp quản lý nguồn nước mặt cho các nhà máy nước tại Hải Dương

Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.

Hà Nội nghiên cứu cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh

Hà Nội nghiên cứu cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh

Hà Nội đang nghiên cứu giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.

Khắc phục vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về cấp, thoát nước

Khắc phục vướng mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về cấp, thoát nước

Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.

Nguy cơ băng tan nhanh do dòng hải lưu mạnh nhất thế giới suy giảm

Nguy cơ băng tan nhanh do dòng hải lưu mạnh nhất thế giới suy giảm

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.

Nghe nhìn 19/03/2025
Top