
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtGần 12 năm trước, một trận động đất mạnh và sóng thần lớn đã gây ra thảm họa hạt nhân tại nhà máy Fukushima Dai-ichi, khiến các lò phản ứng hạt nhân phải ngừng hoạt động trong một quá trình kéo dài tới 40 năm.
Khu vực này sinh ra 100.000 lít nước bị ô nhiễm mỗi ngày. Đây là tổng hợp từ nước ngầm, nước mưa thấm vào địa điểm nhà máy và nước dùng làm mát các lò phản ứng.
Hơn 1,32 triệu tấn nước thải đã qua xử lý hiện đang được giữ tại khu vực này, chiếm tới 96% dung lượng lưu trữ.
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị vận hành nhà máy, muốn xả 1,3 triệu tấn nước thải ra biển để giải phóng không gian và khẳng định lượng nước thải này đã được xử lý, loại bỏ những thành phần phóng xạ mạnh nhất để biến việc xả thải trở nên an toàn.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi do Công ty Điện lực Tokyo vận hành (TEPCO). (Ảnh: AFP)
Theo một kế hoạch đã được chính phủ Nhật Bản thông qua, việc xả nước thải dự kiến bắt đầu vào mùa xuân hoặc mùa hè năm nay.
TEPCO cho biết một số hệ thống lọc đã loại bỏ hầu hết 62 nguyên tố phóng xạ trong nước, bao gồm cesium và stronti, nhưng tritium - một dạng hydro phóng xạ - vẫn còn và họ đã có kế hoạch pha loãng nước để giảm mức độ phóng xạ xuống 1.500 becquerel/lít, thấp hơn nhiều tiêu chuẩn an toàn quốc gia là 60.000 becquerel/lít.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết việc xả thải này đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và "sẽ không gây hại cho môi trường".
Ngư dân địa phương lo ngại điều này lại sẽ khiển người tiêu dùng cảnh giác khi mua sản phẩm đánh bắt của họ.
Tổ chức môi trường Greenpeace (Hòa bình Xanh) cũng bày tỏ lo ngại rằng việc xả thải sẽ làm "ô nhiễm" Thái Bình Dương.
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi mặt của đời sống đã trở nên phổ biến. Trước thực tế này, ngành Cấp Thoát nước cũng không phải ngoại lệ. AI được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, xử lý nước thải nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
Để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị cấp nước thành viên đã không ngừng đổi mới công nghệ, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian gắn đồng hồ nước và cấp định mức nước cho khách hàng
Sự phát triển của AI kéo theo nhu cầu sử dụng lượng nước lớn đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tìm kiếm, phát triển các hệ thống làm mát mới hiệu quả hơn.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.