Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Người dân TP.HCM bày tỏ hài lòng về chất lượng dịch vụ nước sạch năm 2023

Bên cạnh việc cung ứng điện, cấp nước là một trong số 5 dịch vụ công ích quan trọng được người dân TP.Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Đa số người dân bày tỏ hài lòng về chất lượng dịch vụ, song không ít người chưa hài lòng về dịch vụ thoát nước vì hiện tượng ngập lụt tại đô thị.

Mới đây, Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã công bố báo cáo đánh giá chất lượng hoạt động và cung cấp một số dịch vụ công ích ở thành phố năm 2023, nằm trong kế hoạch của UBND thành phố giai đoạn 2022-2025.

Viện đã chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan để triển khai công tác điều tra xã hội học đối với các hộ dân của 18 quận, huyện và TP Thủ Đức trong các lĩnh vực: cung cấp điện, nước sạch; thu gom vận chuyển xử lý rác thải đô thị; thoát nước đô thị; vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Với 5.300 phiếu phát ra, thu về 5.290 phiếu, đạt tỷ lệ 99,8% phản hồi.

Giá nước đặc biệt được chú ý

Bên cạnh giá điện, giá nước sạch là vấn đề được người dân quan tâm nhiều nhất. Bởi nước sạch là sản phẩm thiết yếu cho xã hội, phục vụ đời sống nhân dân. Giá nước sạch sinh hoạt do nhà nước định giá và được Nhà nước hỗ trợ các cơ chế chính sách phù hợp nhằm phục vụ cộng đồng tốt hơn.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, giá cả vật tư thiết bị ngành Nước tăng cao, các công ty cấp nước gặp nhiều khó khăn nên đang phải hạn chế các chi phí sản xuất. Các chi phí đầu vào của ngành Nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra của sản phẩm và người dân. Do đó, các biến động liên quan đến giá dịch vụ cung cấp nước sạch cần được đánh giá cẩn trọng; đồng thời phải thông tin sớm và rõ ràng cho người dân khi có sự điều chỉnh giá.

Nhằm thực hiện mục tiêu này, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đề xuất trong năm tới, cần tăng cường kiểm tra, bảo trì hạ tầng cấp nước, giảm thất thoát và hạn chế tình trạng cắt nước phục vụ sinh hoạt người dân.

Người dân TP.HCM bày tỏ hài lòng về chất lượng dịch vụ nước sạch năm 2023- Ảnh 1.

Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh

Đối với việc cung cấp nước sinh hoạt, chất lượng nước và hạ tầng đường ống là hai vấn đề cần chú trọng, vì ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân trên địa bàn thành phố.

Mặt khác, khảo sát cho thấy tỷ lệ người dân sử dụng ứng dụng trực tuyến để tra cứu thông tin, nhận thông báo đóng tiền và thanh toán qua điện thoại, máy tính... còn chưa cao (dưới 20%) trong bối cảnh công ty điện lực bỏ thông báo giấy và tin nhắn điện thoại. Điều này cho thấy công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng trực tuyến cần được quan tâm hơn nữa. Hình thức gửi thông báo đóng tiền và thanh toán phù hợp cho nhóm khách hàng lớn tuổi, gia đình neo đơn ít có điều kiện dùng điện thoại thông minh vẫn là một trong những hạn chế chưa được khắc phục triệt để.

Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ hài lòng của người dân TP.HCM với dịch vụ cung cấp nước sạch vẫn đạt mức tốt 72%. Dự kiến con số này có thể tăng lên trong năm tới khi các công ty cấp nước đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ đối với khách hàng như rút ngắn thủ tục hành chính, cải tiến quy trình quản lý, ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác chuyên môn.

Quan ngại về tình trạng ngập lụt đô thị

Khu vực nội thành tiếp tục là khu vực có tỷ lệ hài lòng thấp về dịch vụ thoát nước đô thị. Chỉ số hài lòng chung chỉ đạt mức 23%. Các chỉ số khác như Tiếp cận dịch vụ; Chất lượng cung cấp dịch vụ; Tiếp nhận kiến nghị và phản hồi;… lần lượt chỉ đạt 27%, 29% và 24%. Nguyên nhân được cho là trong năm 2023, tình trạng ngập lụt đô thị vẫn tiếp tục tái diễn và trở thành nỗi "ám ảnh" quen thuộc của nhiều người khi cứ mưa to là ngập nặng.

Người dân TP.HCM bày tỏ hài lòng về chất lượng dịch vụ nước sạch năm 2023- Ảnh 2.

Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh

Do đó, giải pháp quan trọng nhất được đề xuất là đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các cách chống ngập tại các điểm ngập hiện hữu. Việc thoát nước và chống ngập không chỉ dừng lại ở giải pháp đơn lẻ mà phải tổng hợp các giải pháp mang tính liên vùng theo lưu vực sông, theo toàn đô thị đến các giải pháp mang tính chi tiết cho từng dự án phát triển đo thị, theo từng khu vực đô thị, thậm chí từng công trình cụ thể, từ các giải pháp cứng gồm kỹ thuật công trình, các giải pháp bơm, đề, cốt nền, hồ điều tiết,… Thêm vào đó, người dân mong muốn thành phố cải thiện việc cải tạo kênh rạch, nâng đường, nâng nền, xây cống ngăn triều, gắn lưới ngăn rác ở miệng cống, xử phạt hành vi xả rác gây tắc nghẽn nắp cống, hố ga...

Đồng thời, Viện đề xuất cần đẩy nhanh tiến độ đưa nền tảng báo cáo ngập trực tuyến và hỗ trợ ra quyết định (FEDS) vào vận hành; đồng thời hỗ trợ đơn vị quản lý chống ngập trong công tác tổng hợp, trích xuất dữ liệu, xây dựng kế hoạch chống ngập, từ đó cải thiện tình trạng ngập và chất lượng dịch vụ thoát nước đô thị của TP.HCM.

Khiêm Anh

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Ngày 22/6/2024 tạị Indonesia, TS. Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và ngài Agus Fatoni - Cục trưởng Cục Tài chính Khu vực, Bộ Nội vụ Indonesia (MOHA); Quyền Thống đốc tỉnh Nam Sumatra đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác, hỗ trợ, nâng cao năng lực ngành nước Việt Nam – Indonesia.

Quốc tế 23/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

Những năm gần đây, mỗi khi mưa lớn, nhiều con phố trên thành phố Hà Nội diễn ra tình trạng úng ngập cục bộ do hệ thống thoát nước không ổn định và chất lượng suy giảm. Do đó, vấn đề thoát nước cần được quan tâm nhiều hơn và đưa ra giải pháp cụ thể cần sớm được giải quyết.

Sông Tô Lịch và những kỳ vọng cho tương lai

Sông Tô Lịch và những kỳ vọng cho tương lai

Sông Tô Lịch thường xuyên đối mặt với tình trạng ngập tràn rác thải sinh hoạt lẫn các chất thải hóa học gây khó chịu cho người dân xung quanh và người tham gia giao thông. Do đó, những nỗ lực thay đổi của các cấp chính quyền địa phương được kỳ vọng sẽ thay đổi bộ mặt của dòng sông lịch sử này.

Giải quyết tình trạng đô thị “Cứ mưa lớn là ngập úng”

Giải quyết tình trạng đô thị “Cứ mưa lớn là ngập úng”

Đầu tháng 5 vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) một lần nữa đối mặt với tình trạng úng ngập cục bộ tại hầu hết các tuyến phố. Thực tế này đòi hỏi các đô thị lớn trong đó có TP.HCM cần tìm ra lời giải cụ thể nhằm chấm dứt và giải quyết tình trạng “cứ mưa lớn là ngập úng”.

Thủ tướng thăm hỏi người dân vùng khô hạn Ninh Thuận, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ

Thủ tướng thăm hỏi người dân vùng khô hạn Ninh Thuận, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ

Trưa 28/4, nhân chuyến công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian đến thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán; thị sát, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ và các giải pháp ứng phó của tỉnh.

Top