
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtMột nghiên cứu mới ở Mỹ thực hiện cho thấy hầu hết các tuyến đường thủy của Mỹ có thể bị ô nhiễm từ “hóa chất vĩnh cửu” PFAS độc hại, bản tin The Guardian đăng ngày 18/10 cho hay.
Phân tích từ Waterkeeper Alliance đã phát hiện PFAS ở 95 trên 114 tuyến đường thủy (tương đương 83%) được kiểm tra tại 34 tiểu bang và Quận Columbia, và thường xuyên ở mức vượt quá giới hạn của liên bang và tiểu bang.
PFAS, hay các chất per- và polyfluoroalkyl, là một nhóm khoảng 12.000 hóa chất thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm chống nước, chống ố và chống nhiệt.
Chúng được gọi là "hóa chất vĩnh cửu" vì chúng không phân hủy một cách tự nhiên và có liên quan đến các bệnh ung thư, gan, tuyến giáp, dị tật bẩm sinh, bệnh thận, suy giảm khả năng miễn dịch và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Quy định lỏng lẻo cho phép các ngành công nghiệp thải hóa chất ra môi trường phần lớn không được kiểm soát, mặc dù một số bang và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đang thực hiện các biện pháp để bắt đầu theo dõi.
Các bãi rác, sân bay, căn cứ quân sự, nhà máy giấy và nhà máy xử lý nước thải là những nguồn ô nhiễm phổ biến.
Một ao ở Maine (Mỹ) bị ô nhiễm hóa chất vĩnh cửu. (Ảnh: Tristan Spinski/The Guardian)
Nghiên cứu mới này được tiến hành ở các vùng nước mặt, bao gồm kênh, rạch và sông và đã tìm thấy chất PFAS ở 29 trong số 34 tiểu bang.
Ở 19 tuyến đường thủy không phát hiện có hóa chất vĩnh cửu phần lớn chạy qua các vùng ít phát triển hơn.
Nghiên cứu đã phát hiện ra hai trong số các hợp chất được giám sát nhiều và nguy hiểm nhất, PFOS và PFOA, tại 70% địa điểm thử nghiệm - nhiều hơn bất kỳ hợp chất nào khác trong số 33 hợp chất mà nghiên cứu tìm thấy.
Chất PFOS được phát hiện ở Lạch Piscataway, một nhánh chảy vào sông Potomac ở phía Nam Washington D.C. ở mức 1.300 ppt, cao hơn 70.000 lần so với mức khuyến cáo của EPA.
Với phương pháp mô phỏng toán số, các nhà nghiên cứu đánh giá định lượng dòng lũ quét ngang qua Khu du lịch sinh thái thác Bảo Đại - Tuyền Lâm, chiều sâu ngập nước và thời gian tập trung nước trong hồ Tuyền Lâm, từ đó đưa ra các cảnh báo khi quy hoạch xây dựng dự án.
Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã triển khai sử dụng App CSKH SAWACO hướng tới sự phát triển bền vững và thân thiện với người sử dụng.
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi mặt của đời sống đã trở nên phổ biến. Trước thực tế này, ngành Cấp Thoát nước cũng không phải ngoại lệ. AI được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, xử lý nước thải nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
Để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị cấp nước thành viên đã không ngừng đổi mới công nghệ, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian gắn đồng hồ nước và cấp định mức nước cho khách hàng
Sự phát triển của AI kéo theo nhu cầu sử dụng lượng nước lớn đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tìm kiếm, phát triển các hệ thống làm mát mới hiệu quả hơn.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).